Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Giai đoạn từ thế kỉ X đếm thế kỉ XIV trải qua ba triều đại là nhà Lý,nhà Trần,nhà Hồ và thời kì Bắc thuộc.Đây là lần Bắc thuộc thứ hai ạ
Câu 1 :
Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc
- Cơ sở hình thành:
- Sự chuyển biến về kinh tế:
- Đầu thiên niên kỉ I TCN, công cụ lao động bằng đồng thau phổ biến và bắt đầu biết sử dụng công cụ sắt.
- Nông nghiệp trồng lúa nước với việc dùng cày và sức kéo của gia súc khá phát triển.
- Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Sự chuyển biến xã hội:
- Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt
- Công xã thị tộc tan vỡ, thau vào đó là công xã nông thôn với các gia đình nhỏ theo chế độ phụ hệ.
- Nhu cầu trị thủy, quản lí xã hội, chống giặc ngoại xâm
- Sự chuyển biến về kinh tế:
=>Nhà nước ra đời để đáp ứng những nhu cầu đó.
Quốc gia cổ Cham – pa và quốc gia cổ Phù Nam
- Cơ sở hình thành:
- Thời Bắc thuộc , nhà Hán cai trị đặt thành quận Nhật Nam chia thành 5 huyện để cai trị.
- Cuối thế kỉ II, nhân dân huyện Tượng Lâm nổi dậy giành quyền tự chủ sau đó đặt tên thành nước Chăm – pa.
- Quốc gia cổ Phù Nam
- Cơ sở hình thành:
- Cách đây khoảng 1500 – 2000 năm, hình thành nền văn hóa Óc Eo (An Giang)
- Thế kỉ I, trên cơ sở văn hóa Óc Eo, quốc gia Phù Nam được hình thành
-
=>Là một trong các quốc gia phát triển ở Đông Nam Á (thế kỉ III – V)
Câu 2 : Đặc điểm kinh tế , chính trị, xã hội , văn hóa
Quốc gia Văn Lang – Âu Lạc :
- Kinh tế:
Đầu thiên niên kỷ I TCN cư dân đã biết sử dụng công cụ đồng và có sử dụng công cụ đá.
+ Nông nghiệp dùng cày khá phát triển, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá.
+ Có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
- Xã hội:
+ Sự phân công giàu – nghèo càng rõ rệt. Sự xung đột giữa giàu nghèo và xung đột giữa các bộ lạc xuất hiện.
+ Công xã thị tộc tan vỡ thay vào đó là công xã nông thôn và gia đình phụ hệ
=> Do yêu cầu về trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm
- Văn Hóa :
- Đời sống vật chất:
+ Ăn gạo tẻ, gạo nếp, thịt cá, rau củ.
+ Mặc: Nữ mặc áo, váy, nam đóng khố, ở nhà sàn.
- Đời sống tinh thần:
+ Sùng bái thần linh, thờ cúng tổ tiên.
+ Tổ chức cưới xin, ma chay, lễ hội.
- Có tập quán nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình, dùng đồ trang sức.
→ Đời sống vật chất tinh thần của người Việt Cổ khá phong phú, hòa nhập với tự nhiên.
Quốc gia cổ Cham-pa :
- Kinh tế:
- Hoạt động chủ yếu là trồng lúa nước.
- Sử dụng công cụ sắt và sức kéo trâu bò.
- Thủ công: Dệt, làm đồ trang sức, vũ khí, đóng gạch và xây dựng, kỹ thuật xây tháp đạt trình độ cao.
- Chính trị - xã hội:
- Theo chế độ quân chủ chuyên chế.
- Chia nước làm 4 châu dưới châu có huyện, làng.
- Xã hội gồm các tầng lớp: Quý tộc, nông dân tự do, nô lệ.
- Văn hóa:
- Thế kỷ IV có chữ viết từ chữ Phạn (Ấn Độ).
- Theo Bà-la-môn giáo và Phật giáo.
- Ở nhà sàn, ăn trầu, hỏa táng người chết.
Quốc gia cổ Phù Nam:
-
- Kinh tế: Sản xuất nông nghiệp kết hợp với thủ công, đánh cá, buôn bán.
-
- Chính trị: chế độ quân chủ do vua đứng đầu
-
- Văn hóa: ở nhà sàn, theo Phật giáo và Bà-la-môn giáo. Nghệ thuật ca, múa, nhạc phát triển.
-
- Xã hội gồm: Quý tộc, bình dân, nô lệ.
Chính sách cai trị của chính quyền phong kiến phương Bắc ngắn gọn ( chi tiết bạn có thể tự tra mạng ):
Chia nước ta thành các quận, sát nhập vào Trung Quốc, cử người Hán sang quản lý đến cấp huyện.
Các quan cai trị phương Bắc chiếm ruộng đất của nhân dân Âu Lạc, lập thành ấp, trại và bắt dân ta cày cấy. Chúng cũng áp đặt chính sách tô thuế nặng nề, đặc biệt là dưới thời Đường.
Ngoài ra, chính quyền đô hộ còn nắm độc quyền về sắt và muối, bắt nhân dân ta cống nạp nhiều loại vải vóc, hương liệu, sản vật quý để đưa về Trung Quốc.
Kháng chiến:
Hai Bà Trưng-Bà Triệu-Lý Bí-Mai Thúc Loan-Phùng Hưng- Khởi nghĩa Lam Sơn.
Đại Việt thế kỉ X-XV: trải qua thời kì nhà Ngô-Đinh-Tiền Lê-LýTrần-Hồ-Hậu Lê. Đất nước quân chủ chuyên chế phong kiến được thành lập và từng bước phát triển, hoàn thiện đạt đến đỉnh cao. Kinh tế được phát triển.
Đại Việt thế kỉ XVI-XVIII: chia cắt Đàng Trong-Đàng Ngoài đến cuối thế kỉ XVIII. Hai đàng lấy sông Gianh làm ranh giới. Đất đai phát triển và mở rộng, kinh tế phục hồi - ngoại thương phát triển, nhưng rồi dần dần mục nát và bị Nguyễn Huệ lật đổ.
Tham khảo: Việt Nam thế kỉ XIX: nhà Nguyễn vẫn thi hành những chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu. Việt Nam rơi vào khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng. Kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp đình trệ, tài chính cạn kiệt.
Kinh tế, văn hóa thế kỉ X-XV: Nhân dân tích cực khai hoang vùng châu thổ sông lớn và ven biển.Thủy lợi được nhà nước quan tâm mở mang.
Các nhà nước Lý - Trần - Lê đều quan tâm bảo vệ sức kéo, phát triển của giống cây nông nghiệp.Chính sách của nhà nước đã thúc đẩy nông nghiệp phát triển , đời sống nhân dân ấm no hạnh phúc, trật tự xã hội ổn định, độc lập được củng cố.
Những thành tựu văn hóa đạt được, vừa là sản phẩm của sự nghiệp chung nói trên, vừa là nền móng vững chắc lâu dài cho dân tộc
Kinh tế văn hóa thế kỉ XVI-XVIII: Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ, nhất là vùng Nam Bộ, dân cư thì còn thưa thớt. Khí hậu có nhiều thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. Buôn bán phát triển, nhất là ờ các vùng đồng bằng và ven biển. Các thương nhân châu Á, châu Âu thường đến Phố Hiến và Hội An buôn bán tấp nập.
Nho giáo: vẫn được đề cao trong học tập, thi cử và tuyển chọn quan lại. - Phật giáo, Đạo giáo phục hồi và phát triển. Nếp sống văn hóa truyền thống được nhân dân ta giữ gìn, các hình thức sinh hoạt văn hóa qua các lễ hội cũng góp phần thắt chặt tình yêu quê hương, đất nước trong nhân dân.
Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
- Củng cố, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng có chung biên giới.
- Chủ động, tích cực và có trách nhiệm cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh.
- Coi trọng quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là với Trung Quốc và Mỹ.
- Phát triển quan hệ với các đảng cộng sản, công nhân, đảng cánh tả, các đảng cầm quyền và những đảng khác trên cơ sở bảo lợi ích quốc gia, giữ vững độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
- Mở rộng tham gia các cơ chế, diễn đàn đa phương ở khu vực và thế giới.
- Coi trọng và nâng cao hiệu quả của công tác ngoại giao nhân dân.
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo chiến lược, tham mưu về đối ngoại, chăm lo đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức đối ngoại cho cán bộ chủ chốt các cấp.
- Bảo đảm sự lãnh đạo thống nhất của Đảng, sự quản lý tập trung của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại. Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân; giữa ngoại giao chính trị với ngoại giao kinh tế và ngoại giao văn hóa; giữa đối ngoại với quốc phòng, an ninh.
Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế
A
A