K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2018

Cậu nhóc 11 tuổi nào cũng từng tưởng tượng ra dáng vẻ của bản thân khi 18 tuổi, một sự tưởng tượng không mang chút áp lực, đẹp đẽ đến không gì sánh bằng. Nhìn xa hơn ra về sau, đó là việc trưởng thành một cách chậm rãi và bình thản. Vậy nhưng có những mảnh đời của những cậu bé khác lại được ấn phím định trước, ví dụ như Vương Tuấn Khải.

Thuở 11 tuổi, lúc còn làm thực tập sinh, dù rằng Vương Tuấn Khải cũng có “ước mơ làm ngôi sao”, nhưng chẳng hề nghĩ đến việc mình của tuổi 18 sẽ mang dáng vẻ ra sao. Từ bé em ấy đã có ý niệm rằng “Việc gì đến thì mình sẽ làm việc đó. Đời người bảy nổi ba chìm và mang quá nhiều điều ngoài ý muốn, cứ thuận theo tự nhiên là được rồi.”

Bởi vì quyết định của thuở 11 tuổi ấy, cậu thiếu niên đó đã được đẩy lên trung tâm sân khấu, nhận được sự quan tâm và vai trò vượt quá lứa tuổi của mình.

Học sinh, nghệ sĩ, cậu nhóc, người lớn…. những vai trò này lần lượt song hành, dính dáng xung quanh thân phận Vương Tuấn Khải: Một sinh viên đại học thi đỗ học viện điện ảnh Bắc Kinh đúng chuẩn, một thần tượng với lí lịch không chút khuyết điểm, một cậu bé xuất thân từ một gia đình bình dân ở Trùng Khánh.

Sắp bước sang tuổi 18, nghĩ về quá khứ, Vương Tuấn Khải muốn nói với bản thân mình của tuổi 11 rằng “Em phải kiên cường bước tiếp! Phải kiên cường bước tiếp nhé, sẽ có kết quả mà mọi người không lường trước được, thực sự không lường trước được!”

Tháng 7, tại một căn phòng làm việc trong khu Triều Dương, Bắc Kinh, Vương Tuấn Khải sử dụng phương tiện giao thông khá đặc biệt để đến gặp phóng viên của báo Thanh niên Trung Quốc, đó chính là xe đạp. Em ấy và cả người quản lí đều đeo khẩu trang che kín quá nửa gương mặt, cùng nhau đạp xe qua tầng hầm để xe của khu mua bán, đi cầu thang máy rồi vào phòng làm việc. Cậu thiếu niên ra khỏi cửa chẳng dễ dàng gì, dù có nóng hơn nữa thì cũng phải bọc cả người lại, tránh khỏi việc bị fan hâm mộ nhận ra, sẽ khiến giao thông của thủ đô gặp áp lực hơn nữa.

Áo Tshirt trắng, quần đen, mũ lưỡi trai, gương mặt không make up, một chàng trai sạch sẽ ngăn nắp ngồi trước mặt, giống như một học sinh vừa kết thúc kì thi đại học bị thầy giáo gọi lại trò chuyện. Nhưng cậu ấy là Vương Tuấn Khải.

Cuối năm ngoái, Vương Tuấn Khải nói với phóng viên của báo Thanh niên Trung Quốc rằng “Sách gối đầu của em ấy là cuốn 53 (5 năm thi đại học 3 năm mô phỏng)”  – một cuốn sách là tiếng nói chung của các học sinh lớp 12. Lần này hỏi lại em ấy, câu trả lời là cuốn “Lo lắng về thân phận” của tác giả người anh Alain de Botton.

Cuối năm ngoái, Vương Tuấn Khải nói với phóng viên của báo Thanh niên Trung Quốc rằng “Sách gối đầu của em ấy là cuốn 53 (5 năm thi đại học 3 năm mô phỏng)”  – một cuốn sách là tiếng nói chung của các học sinh lớp 12. Lần này hỏi lại em ấy, câu trả lời là cuốn “Lo lắng về thân phận” của tác giả người anh Alain de Botton.

Học sinh, nghệ sĩ, cậu nhóc, người lớn…. những vai trò này lần lượt song hành, dính dáng xung quanh thân phận Vương Tuấn Khải: Một sinh viên đại học thi đỗ học viện điện ảnh Bắc Kinh đúng chuẩn, một thần tượng với lí lịch không chút khuyết điểm, một cậu bé xuất thân từ một gia đình bình dân ở Trùng Khánh, chàng trai Vương Tuấn Khải sắp 18 tuổi, cậu bé hát Sổ tay rèn luyện tuổi thanh xuân trưởng thành rồi.

31 tháng 12 2018

HuHu hay tóa ....cảm động ghê..................CHO MÌNH HỎI CHÉP Ở ĐÂU ZVẬY???

5 tháng 1 2020

Đề 2 ;

Đã có ai phải tự hỏi: "Mình đã làm cho thầy cô vui hay chỉ làm thầy cô thêm mệt mỏi?". Riêng tôi, tôi chỉ là 1 học sinh tầm thường mà tôi đã biết bao lần làm cho cô tôi buồn. Tuy đã bao nhiêu năm, nhưng tôi không thể quên được cái lỗi lầm ấy, cái lỗi lầm tôi gây ra khiến cô buồn...

Đó là 1 buổi sáng đẹp trời, tôi đến lớp sớm như mọi ngày. Nhưng hôm nay, tôi vừa vào lớp thì đã thấy tụi thằng Thuận đợi sẵn. Thấy tôi, nó chạy đến vỗ lên vai tôi, nói: "Ê! Hôm nay đi trễ thế vậy?". "Tao không đi trễ, tại tụi mày đi sớm thôi"- tôi trả lời. Thuận thở dài nói tiếp: "Thôi dù sao cũng vô rồi. Buồn ghê! Hay là chúng ta tổ chức 1 cuộc thi vẽ đi. Và phần thưởng sẽ là 1 chuyến đi tham quan phòng thí nghiệm của cô Bích. Tụi mày đồng ý ko?". "Ok, nhưng tao không cung cấp giấy để thi đâu à nha!" - thằng Tâm tiếp lời. Tôi nói: "Tường trắng, bàn gỗ mới "tin" đây này, cần gì giấy chứ!".

Thế là cuộc thi bắt đầu. Sau vài phút căng thẳng,cả bọn buôn ra xem cái thành quả của mình. Ôi! Cái gì thế này - tôi thốt lên. Những bức hình trong thấy ghê. Thế là chả có thằng nào thắng cuộc. Nhưng bọn tôi vẫn quyết định đi 1 chuyến tham quan trong phòng thí nghiệm của cô Bích. Cả đám hì hục trèo vô phòng. Đi 1 vòng quanh phòng, tôi lấy 1 lọ nước, đổ vào 1cái gì đó. Bổng dưng 1 tiếng nổ phát lên,cả bọn hoảng hốt bỏ chạy. Chạy 1 mạch ra tới bờ sông mới dám dừng lại. Tôi nói:"thôi, quay lại học đi". Thằng Thuận ngắt lời: "Thôi đi mày. Lỡ ra đây rồi, không tắm thì uổng lắm". Thế là cả đám lao xuống sông tắm. Có thằng thì leo lên cầu, ra dáng vận động viên bơi lội rồi nhảy xuống. Tắm sông xong, chúng tôi ra đồng chơi đánh trận giả, sau đó qua nhà Ông Sáu, trốn trong vườn ổng mà ăn ổi. Ôi! Hương ổi chín khiến chúng tôi không thể cưỡng lại. Thấm thoát đã xế chiều, chúng tôi trở về trường lấy cặp vở. Vừa tới trước cổng trường, tôi đã thấy cô Thu - cô chủ nhiệm của tôi, đã đứng đợi sẵn. Nước mắt cô rưng rưng nhìn thẳng vào hướng chúng tôi không nói gì. Tôi bước đến, cô ghì chặt lấy tay tôi thét lên trong tiếng nấc: "Em có biết hôm nay lớp chúng ta dự giờ không? Em có biết lọ chất hoá học mà em là đổ là dùng để cho buổi dự giờ hôm nay không? Chỉ vì việc làm của bọn em mà cả lớp phải bị thiệt vì buổi dự giờ hôm nay". Nói xong cô quay đi, bỏ lại trong tôi nổi nghẹn ngào khôn xiết. Bỗng thằng Thuận nói: "Thằng Minh chứ không ai vào đây. Chắc chắn nó là thằng mách với cô, hồi sáng chạy ra tao thấy nó đây mà. Để ông gặp mày,ông cho mày ốm đòn con à!". "Thôi đi, bây giờ mà mày còn nói thế nữa hả Thuận!"- tôi hét lên.

Sáng hôm sau, chúng tôi đến gặp cô xin lỗi cô 1 lần nữa. Lúc này cô tôi đã bớt giận rồi. Vì chúng tôi đã biết lỗi, đến xin lỗi cô Bích, lau sạch những hình vẽ ghê tởm. Cô tôi có nói "Siêu nhân vẫn là người, không ai mà không mắc lỗi, không ai là hoàn thiện tất cả. Quan trọng là làm lỗi mà có biết lỗi và sửa lổi hay không!".

Tôi khuyên các bạn, đừng nên làm gì khiến người xung quanh mình phải buồn, nếu ko 1 ngày nào đó, người hối hận sẽ là chúng ta!

6 tháng 1 2020

A. Mở bài.

- Giới thiệu khái quát về quê em.

B. Thân bài.

- Quê em trong quá khứ như thế nào?

- Quê em ngày nay đã đổi mới ra sao?

+ Quang cảnh?

+ Nhịp sống?

+ Tinh thần hăng say lao động?

- Nhìn quê hương đổi mới, cảm giác của em thế nào?

C. Kết bài.

- Em mong ước như thế nào về quê hương trong tương lai?

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
11 tháng 2 2019

a. Nhân vật được nói tới trong câu ca dao là Thánh Gióng.

b. Những chi tiết thần kì trong truyện Thánh Gióng là:

- Sự sinh nở, ra đời thần kì: Bà mẹ Gióng đi làm đồng về thấy vết chân to ướm thử thì về thụ thai. Mang thai 12 tháng mới sinh (bình thường là 9 tháng 10 ngày)

- Lớn lên thần kì:

+ Gióng 3 tuổi mà chẳng nói chẳng cười nhưng tiếng nói cất lên đầu tiên là tiếng nói đòi đánh giặc.

+ Gióng đưa ra yêu cầu về sự chuẩn bị vũ khí để đánh giặc.

+ Gióng lớn nhanh như thổi: Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. => bà con làng xóm cùng góp gạo nuôi Gióng.

+ Ngày sứ giả đưa vũ khí đến thì Gióng bỗng vươn vai đứng dậy thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng.

- Lập chiến công thần kì: Gióng đi đến đâu, giặc chết như ngả giạ đến đấy. Vết chân ngựa còn hình thành đầm lầy, ao hồ. Roi sắt gãy, Gióng còn nhổ cả búi tre đánh giặc. Giặc tan, nước sạch bóng quân thù.

- Sự hóa thánh: Gióng đánh tan quân giặc, trông về quê mẹ vái lạy, cởi giáp rồi cả người cả ngựa bay về trời.

=> Chi tiết đẹp nhất là chi tiết Gióng hóa thánh, trở thành vị thần bất tử coi sóc và bảo vệ đất nước.

c. Hình tượng Gióng thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân:

- Ước mơ: Khi đất nước gặp nguy nan, luôn có những vị anh hùng tài cao trí lớn xuất hiện trợ giúp, bảo vệ đất nước.

- Quan niệm: các vị anh hùng sinh ra từ trong nhân dân và không mất đi, mà họ hóa thánh, trở thành vị thần phù trợ và hiển linh mỗi khi đất nước gặp nguy nan. Chi tiết kì ảo tô đậm quan niệm này và khiến hình ảnh người anh hùng trở nên lung linh, kì vĩ.

11 tháng 2 2019

a)Nhân vật trong tác phẩm truyện cổ tích mà em đã được học được nói đến trong câu ca dao trên là Thánh Gióng

b)Hình tượng nhân vật truyện cổ tích này được tạo ra bằng nhiều yếu tố thần kì.Các chi tiết thần kỳ ấy:

       + Ra đời: mẹ mang thai 12 tháng từ ngày ướm chân vào vết chân trên ruộng.

       + Trưởng thành: lên ba tuổi không biết đi, không biết nói cười.

       + Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi.

       + Khỏe mạnh, có thể cưỡi ngựa sắt, mặc được áo giáp sắt, vươn vai thành tráng sĩ.

       + Bay lên trời.

Với em , chi tiết thần kì Nghe tiếng sứ giả bỗng cất tiếng nói. Từ đó Gióng lớn nhanh như thổi đẹp nhât vì nó ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

c)Hình tượng nhân vật trong truyện cổ tích này cho em những suy nghĩ về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta:

+ Ca ngợi lòng yêu nước người anh hùng, thể hiện ý thức chống giặc (trẻ con hay người già đều có ý thức chống giặc).

+ Thể hiện sự kì lạ và sức mạnh, ý thức của người anh hùng.

+ Tinh thần chống giặc của nhân dân, Gióng là đứa con mang sức mạnh toàn dân.

+ Tầm vóc, sức mạnh của anh hùng dân tộc trong tình thế cấp bách.

+ Ý nghĩa khắc phục khó khăn để đánh giặc, cây tre – loại cây thân thiết của người dân Việt Nam.

+ Đề cao tinh thần chống giặc không màng danh lợi, tính chính nghĩa của đấu tranh chống giặc, anh hùng thay trời trị tội bọn xâm lược.

d) Viết đoạn văn ngắn tưởng tượng và miêu tả lại cảnh chiến đấu của nhân vật cổ tích này.

             Giặc xâm lược, nhà vua chiêu mộ người tài, cậu bé cất tiếng nói yêu cầu vua sắm roi sắt, áo giáp sắt, ngựa sắt để đánh giặc. Cậu ăn khỏe, lớn nhanh như thổi. Cả làng phải góp gạo nuôi.

   Giặc đến, chú bé vùng dậy, vươn vai biến thành tráng sĩ, giáp sắt, ngựa sắt, roi sắt xông ra đánh tan giặc, roi sắt gãy tráng sĩ nhổ những cụm tre quật giặc. Tráng sĩ mình một ngựa, lên đỉnh núi cởi bỏ giáp sắt cùng ngựa bay lên trời. Nhân dân nhớ ơn lập đền thờ, giờ vẫn còn hội làng Gióng và các dấu tích ao hồ,...

20 tháng 6 2018

Bài viết : Nước ta có rất nhiều những địa danh nổi tiếng, một trong số đó chính là Hồ Gươm nằm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội. Kì nghỉ hè vừa qua, em đã được bố mẹ cho lên thủ đô thăm Hồ Gươm, chuyến đi đã để lại cho em rất nhiều kí ức tươi đẹp về Hồ Gươm cổ kính ấy.

Hồ Gươm hay là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở nước ta, hồ Gươm trong anh, ảnh đã đẹp, bên ngoài lại càng đẹp hơn. Nằm ngay trung tâm thủ đô, hồ Gươm mang một vẻ đẹp vừa tráng lệ, vừa cổ kính khiến người ta sững sờ. Hồ to, sâu, mặt hồ trong xanh, phẳng lặng như tấm gương khổng lồ phản chiếu cả bầu trời. Hồ Gươm gắn liền với truyền thuyết về cụ Rùa ngậm thanh kiếm của vua Lê Lợi trong lịch sử mà em từng được nghe bố kể, cái tên hồ Hoàn Kiếm cũng xuất phát từ câu chuyện ấy mà có. Xung quanh hồ, cây cối mọc um tùm, đều là những cây cổ thụ, cây hoa được trồng lâu năm. Ấn tượng với em nhất là những hàng liễu, hàng tre xanh mát nghiêng mình, rủ mái tóc xuống mặt nước như những người thiếu nữ đang soi bóng, làm duyên. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng qua, những chiếc lá lại lìa cành, chao liệng trong không trung rồi nhẹ rơi xuống mặt hồ như những chiếc thuyền nhỏ.

Đi dạo một vòng quanh hồ, em được tham quan đền Ngọc Sơn, tháp Rùa, đài Nghiên,..Cầu Thê Húc cong cong, đỏ rực như con tôm dẫn đường du khách đến với đền Ngọc Sơn cổ kính, uy nghiêm, trước cổng đền là cây đa cổ thụ đã nhiều năm tuổi, xanh mát, tỏa bỏng cả một khoảng đất. Đứng trên cầu Thê Húc, hướng mắt ra, ta có thể nhìn thấy tháp Rùa sừng sững ngay giữa hồ. Có thể nói, nhắc đến hồ Gươm, có lẽ không ai quên được hình ảnh của tháp Rùa, là biểu tượng của cả một quần thể di tích này. Tháp Rùa nằm trên một khoảng đất trống chính giữa hồ, ở những bức tường trắng của tháp, những khóm rêu phong nổi lên khiến tháp mang một vẻ đẹp đầy cổ kính, nghiêm trang.

Ngày ngày, mỗi buổi sáng, người dân xung quanh thường ra bờ hồ tập thể dục, đến tối, hồ Gươm lại đông đúc du khách trong nước và nước ngoài đến tham quan, vui chơi, hóng mát. Ngay giữa lòng thủ đô tấp nập, ồn ã ấy lại có một hồ Gươm êm đềm, lặng lẽ ở đó suốt hàng nghìn năm lịch sử. Hồ Gươm không chỉ đẹp với vẻ đẹp vốn có của nó mà còn mang một nét văn hóa, bản sắc dân tộc riêng, một trong những địa danh nổi tiếng nhất của đất nước ta. Đến thăm Hồ Gươm, em hiểu thêm được về lịch sử, về những truyền thuyết của ông cha ta, ngắm nhìn những công trình kiến trúc của dân tộc và tự hào hơn về truyền thống bản sắc của dân tộc Việt Nam ta.

Có lẽ cho dù là quá khứ, hiện tại hay tương lai, hồ Gươm vẫn sẽ mãi là một địa danh nổi tiếng, ở lại trong lòng của mỗi người dân Việt Nam. Sau chuyến đi thăm quan Hồ Gươm, em đã gặt hái được cho mình nhiều điều mới mẻ, bổ ích và em hy vọng mình sẽ có dịp được trở lại hồ Gươm để chìm đắm trong cảnh sắc đẹp đẽ mà tráng lệ ấy.

      Ko cần cảm mơn đâu, chỉ cần báo đáp hoy

                          ~ HOK TỐT~

24 tháng 1 2016

Câu chuyện này dựa bài văn Bưc stranh của em gái tôi, bn từ dựa và mà viết được mà

27 tháng 1 2016

tôi chẳng còn suy nghĩ

5 tháng 11 2018

Cây Bút Thần là câu chuyện kể về cậu bé thông minh, vẽ đẹp tên Mã Lương.

Với cây bút thần, cậu bé đã vẽ nên những tác phẩm nghệ thuật sống động như thật làm lũ tham quan, nhà giàu thèm khát. Hãy cùng TruyenCohHay.com xem cậu bé đã làm như thế nào để chống lại những kẻ xấu xa nhé.

Ngày xửa ngày xưa ở một ngôi làng nọ, có một cậu bé rất thông minh tên là Mã Lương. Cha mẹ Mã Lương mất sớm, cậu phải sống cuộc sống côi cút một mình, hàng ngày vào rừng kiếm củi sống qua ngày. Mã Lương rất thích vẽ nhưng vì nhà cậu nghèo quá nên một cây bút vẽ cũng không mua nổi.

Một ngày khi đang trên đường gánh củi đi bán, tình cờ cậu đi ngang qua cửa của một nhà quan lớn trong làng. Cậu quan sát thấy một họa sĩ đang vẽ tranh cho quan xem. Thích quá, cậu cố gắng tiến sát lại cửa sổ để nhìn cho thật kỹ.

Cậu mạnh dạn hỏi người họa sĩ:
Bác hoạ sĩ ơi, cháu thích được vẽ từ hồi nhỏ nhưng nhà cháu nghèo lắm nên không có tiền mua bút, bác có thể cho cháu một chiếc bút vẽ bác nhé!

Viên quan và tay họa sĩ nghe cậu nói vậy thì cười phá lên chế diễu:
Đã nghèo lại còn đua đòi vẽ vời, thôi mày cứ an phận với nghề bán củi của mày, cút đi cho tao vẽ nốt!

Mã Lương nghe vậy không những không xấu hổ mà còn tức tối đáp lại:
Việc học thì làm gì phải phân biệt giàu nghèo, chả nhẽ nghèo thì không được học vẽ sao?

Nói xong rồi cậu bỏ đi.

Mặc dù bị chế nhạo thẳng thừng như vậy nhưng Mã Lương vẫn không hề bỏ cuộc, cậu quyết tâm theo đuổi niềm đam mê của chính mình. Tranh thủ mỗi lần lên núi để kiếm củi, cậu nhặt những cành cây rơi dưới đất để vẽ phong cảnh, chim chóc ngay trên nền đất. Khi cắt cỏ gần bờ sông, cậu lại túm những ngọn cỏ lại làm thành bút, chấm xuống nước và vẽ khung cảnh thiên nhiên xung quanh lên tảng đá. Tối về được nghỉ ngơi, cậu lại dùng những hòn than trong bếp củi vẽ lên khắp vách tường trong nhà.

Với lòng đam mê nhiệt huyết dành cho hội họa, cộng với tài quan sát rất tinh tế và tài năng thiên phú, những con chim mà cậu vẽ nên dường như biết hót, những chú cá giống như đang bơi lội tung tăng dưới làn nước trong xanh. Có lần Mã Lương vẽ một con chó sói lên vách núi, vì giống thật quá mà dê, bò… tưởng rằng có sói thật mà sợ hãi không dám lên núi gặm cỏ.

Người trong làng thấy Mã Lương chăm chỉ học vẽ bèn hỏi:
Mã Lương ơi, cháu chăm chỉ học vẽ thế để mai sau đi vẽ cho nhà quan lấy tiền phải không?

Mã Lương lắc đầu đáp rằng:
Không đâu bác ơi, cháu sẽ không bao giờ dùng tài năng vẽ của mình để phục vụ cho nhà quan. Cháu chỉ vẽ cho người dân nghèo mà thôi!

5 tháng 11 2018

minh ko co thoi gian de viet ( sorry ) :3

Bài 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:a) Trên đường hành quân xa    Dừng chân bên xóm nhỏ    Tiếng gà ai nhảy ổ:    “Cục... cục tác cục ta”    Nghe xao động nắng trưa    Nghe bàn chân đỡ mỏi    Nghe gọi về tuổi thơ. ( Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác; Điệp từ: Nghe )b) Chồng ta áo rách ta thương    Chồng người áo gấm xông hương mặc...
Đọc tiếp

Bài 1: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các ví dụ sau:

a) Trên đường hành quân xa

    Dừng chân bên xóm nhỏ

    Tiếng gà ai nhảy ổ:

    “Cục... cục tác cục ta”

    Nghe xao động nắng trưa

    Nghe bàn chân đỡ mỏi

    Nghe gọi về tuổi thơ. ( Biện pháp tu từ: Ẩn dụ: Chuyển đổi cảm giác; Điệp từ: Nghe )

b) Chồng ta áo rách ta thương

    Chồng người áo gấm xông hương mặc người. ( Biện pháp tu từ: Hoán dụ )

c) Mặt trời xuống biển như hòn lửa

    Sóng đã cài then đêm sập cửa. ( Biện pháp tu từ: So sánh; Nhân hóa )

Bài 2: Viết đoạn văn về mẹ có sử dụng các từ biểu cảm: yêu; tự hào; hạnh phúc; mong muốn; không phai mờ; làm sao quên được; ấn tượng nhất.

Mọi người giúp mk làm bài nhé ngày mai mk phải nộp rồi ạ!!! Ai làm đúng mk xin cảm ơn và tặng cho người đó 3 tick đc ko ạ??? ( KO CHÉP MẠNG ).

Mk xin cảm ơn nhiều ạ!!!


  

3

1a,

- Điệp ngữ cách quãng"nghe" lặp lại 3 lần mở đầu 3 dòng thơ liên tiếp đề nhấn mạnh âm thanh của tiếng gà trưa tác động đến người chiến sĩ trên đường hành quân, thể hiện nỗi xúc động từng đợt trào dâng trong lòng anh khi nghe âm thanh quen thuộc của quê hương
- Phép liệt kê, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: người lính ko chỉ nghe âm thanh tiếng gà = thính giác mà còn cảm nhận bằng thị giác, = cảm giác, cảm xúc của tâm hồn,=hồi ức. Khi nghe âm thanh tiếng gà quen thuộc, người chiến sĩ có cảm giác như nắng trưa cũng lung linh xao động, thấy khỏe lên, bàn chân đỡ mỏi, con đường hành quân bớt xa. Tiếng gà trưa đã đánh thức những kỉ niệm tuổi thơ với bà , gia đinh, quê hương, tiếng gà như 1 sợi dây vôi hình nối liền quá khứ với hiện tại...
- Đoạn thơ ngắn nhưng khắc họa được tâm hồn nhạy cảm cùng tình yêu quê hương đất nước thắm thiết, sâu nặng của người lính.

1b

Chồng em áo rách em thương 
Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
Câu ca dao nói về tình vợ chồng thủy chung sắt son, keo sơn gắn bó. Qua đó ngầm ca ngợi đứa tính thương chồng thương con, thủy chung của người phụ nữ Việt Nam.

Chồng ta áo rách ta thương 
Chính là tình cảm yêu thương chân thành vô vị lợi mà người vợ dành cho chồng, không màng đến tiền bạc vật chất. Chồng dù nghèo, áo rách nhưng vẫn thương hết lòng.

Chồng người áo gấm xông hương mặc người 
Giàu sang phú quý vật chất dồi dào nhưng những thứ đó là của người khác, chứ không thuộc về chồng mình. Người phụ nữ có chồng trong bài không so sánh chồng mình với chồng người khác, không vì cái áo rách mà tủi thân với áo gấm xông hương … “Mặc người” là một sự khằng định chắc chắn cho tấm lòng thương chồng, thủy chung của người phụ nữ. Dù thế nào, cũng một lòng một dạ thương yêu gắn bó với chồng của mình. Ngoài ra, từ biện pháp đối chữ “chồng ta” và “chồng người”, áo rách và áo gấm, thương = mặc (bỏ mặc) làm cho câu ca dao trở nên sống động và dí dỏm.

Câu 2 : a, Mặt trời rực đỏ như quả cầu lửa treo lơ lửng giữa không trung

b,Sóng biển 

c,Những con thuyền lấp ló ngoài biển khơi như những chú hải âu trắng đang bơi dưới mặt nước biển rộng mênh mông.

d,Tiếng chim ca ríu rít với nhau như đang xì xào về một câu chuyện nào đó.

Câu 1 

Mỗi người chúng ta sinh ra đều có một người mẹ.Mẹ là người yêu thương chúng ta nhất trên đời này,không có j có thể sánh bằng mẹ.Mẹ tôi năm nay đã 35 tuổi.Mẹ tôi có một dáng người thấp nhưng cũng gọi là cân bằng.Thân hình mẹ gầy gò,vì những tháng năm lo lắng cho con cái .Mái tóc của mẹ tôi mang một màu đen láy, đậm chất Việt,dài mượt mà luôn bối cao lên cho gọn khi làm việc.Đôi mắt mẹ sáng như những ánh sao trên trời ,pha lộn cùng với một chút màu nâu và màu đen tạo ra một đôi mắt sáng long lanh,tuyệt đẹp luôn thu hút ánh nhìn.Nhưng tôi làm sao không nhớ được đôi bàn tay thô cứng ,đầy vết chai vì đã làm lụng cho tôi ăn học và lớn khôn.Mẹ đã đặt rất nhiều niềm tin tưởng và yêu thương của mẹ dành cho tôi nên tôi sẽ cố gắng không bao giờ phụ lòng mẹ, để mẹ luôn vui lòng.

Câu 2:

b,Sóng biển gợi lên lăn tăn chạy khắp mặt nước như đang rượt đuổi nhau trên mặt đại dương bao la kia.