Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.
Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.
Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.
Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.
Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.
Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.
Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.
Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
Ta là Mạnh Tử, ta được người đời tôn là một trong những ông tổ của Nho gia. Ta còn nổi tiếng bởi đạo đức trong sạch và sự chăm chỉ hiếm có. Sở dĩ ta được như vậy là vì được mẹ ta hết lòng dạy dỗ, bảo ban. Ta còn nhớ mãi những câu chuyện mẹ ta dạy ta thời thơ bé.
Ngày ta còn nhỏ, nhà ta ở gần một nghĩa địa. Hàng ngày, mẹ đi làm ruộng, ta ở nhà cùng đám trẻ đi chơi. Hàng ngày thấy cảnh người làng đi đưa ma, kẻ thì khóc lóc, người đào huyệt chôn thây kẻ chết chúng ta thấy lạ làm và thích thú vô cùng. Ta cùng đám bạn rủ nhau bắt chước. Một đứa được cử làm người chết cho những đứa khác khiêng. Bọn ta giả khóc lóc rồi đào huyệt, chôn người giống hệt một đám tang. Hôm ấy, “đám tang” đang diễn ra thì mẹ ta về. Bà thấy vậy hốt hoảng chạy lại hỏi han. Ta vô tư trả lời người: “Chúng con bắt chước những người kia” rồi chỉ tay về phía đám ma đang đào huyệt chôn thây người ở nghĩa địa. Chẳng hiểu sao mẹ ta buồn phiền lo lắng nói: “Chỗ này không phải chỗ con ta ở được". Rổi ít lâu sau mẹ bán dần đồ đạc trong nhà chuyển nhà ra gần chợ.
Ở gần chợ, ta lại thấy người người buôn bán tấp nập, mặc cả, cãi vã lẫn nhau. Ta thấy những điều đó khá lạ kì. Càng lạ kì hơn là những người cãi nhau càng lớn, mặc cả càng nhiều thì càng mua được nhiều đồ rẻ. Ta cũng bắt chước cách ấy, rủ mấy đứa trẻ con nô nghịch, buôn bán với nhau. Một ngày nọ, bọn ta đang chơi trò ấy thì mẹ ta về. Người nhìn thấy chúng ta thì làm rơi cả liềm cả cuốc, người lo lắng nói: “Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được". Ít ngày sau, mẹ ta lại chuyển nhà ra gần một trường học.
Ở gần trường, ta thấy học trò đi học rất đông. Ta lại thấy họ lễ phép nghe lời thầy giáo, chăm chỉ học hành. Ta bèn bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học. Mẹ ta thấy vậy thì vui vẻ mỉm cười: "Chỗ này là chỗ con ta ở được đây". Và nhà ta ở hẳn đấy đến giờ.
Một ngày nọ, ta thấy người hàng thịt giết lợn. Ta hỏi mẹ: "Người ta giết lợn làm gì?". Mẹ không nhìn ta mà nói: "Để cho con ăn đấy". Ta cứ nghĩ đó là một lời nói đùa bởi nhà ta nghèo ít khi được ăn thịt lợn. vả lại, ta đã thấy nhiều nhà giết lợn nhưng đã thấy ai cho thịt bao giờ. Không ngờ, trưa hôm đó, ta thấy mẹ đi mua thịt lợn về cho ta ăn thật.
Khi ta lớn hơn một chút, ta đước mẹ cho đi học. Một hôm, ta thấy bài học khó khăn bèn bỏ học về nhà chơi, về đến nhà, ta thấy mẹ đang dệt vải. Mẹ hỏi ta: “Vì sao con về?”. Ta đáp: “Con không muốn học”. Mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải và bảo: "Con đang đi học mà bỏ học, thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy". Ta vô cùng ân hận vì dệt vải vất vả vô cùng, mẹ đã thức bao đêm mới dệt được phán vải ấy.. Chỉ vì ta mà người đã bỏ đi bao công sức của mình. Từ đó, mỗi lần nản việc học hành, ta lại nghĩ đến mẹ để cố gắng chuyên tâm học tập.
Ta học tập chuyên cần, khi lớn lên, nhớ lại những chuyện đã qua ta càng thấy thấm thìa ý nghĩa sâu xa của những việc mẹ làm, từ những việc chuyện nhà hay cắt đứt tấm vải đang dệt dở. Sau này ta được người đời tôn vinh là bậc đại hiền, nổi tiếng về đạo đức và hiểu biết rộng chính là nhờ cách dạy con như thế của mẹ ta.
Làm con, ta thiết nghĩ trước hết phải lấy việc tôn kính cha mẹ làm đầu. Không những thế, để làm vui lòng cha mẹ, mỗi chúng ta cần phải ra sức học hành. Con cái học hành chăm chỉ, giỏi giang, đó cũng là ước nguyện, là niềm hi vọng muôn đời của cha mẹ. Học hành chăm chỉ, giỏi giang, thiết nghĩ đó cũng là cách đền đáp công ơn có ý nghĩa nhất của con cái đối với cha mẹ của mình.
Nam là học sinh lớp 6A. Tính Nam rất hiếu động nên hôm qua, trước khi đi chợ xa mẹ dặn Nam: “Ở nhà một mình con chớ nghịch ngợm và đặc biệt không được trèo cây, vì trèo cây là nguy hiểm lắm đó!”. Nam trả lời mẹ: “Dạ con nhớ mẹ ạ”. Thế nhưng mẹ vừa ra khỏi nhà Nam đã quên ngay lời mẹ dặn chạy tót ra vườn chơi. Ra đến vườn Nam đi hết gốc cây này sang gốc cây khác, chợt Nam nhìn thấy trên một cành xoài cao có một quả đã ửng vàng. Xoài đầu mùa ngon tuyệt! Nam không nín được cơn thèm! Thế là việc trèo cây bắt đầu.
Nam bám hai tay vào thân xoài và quặp hai bàn chân vào phía dưới rồi cứ thế nhích lên từng đoạn một. Khi một tay đã níu được một cành xoài lớn. Nam đu người lên rồi đứng thẳng lên cành xoài. Nam với tay ra hái trái xoài chín nhưng trái xoài nằm ở cành trên, với không tới. Nam lại phải trèo tiếp lên cao rồi nhoài người ra hái trái xoài treo đung đưa ở đầu cành. Khi tay Nam vừa đụng vào trái xoài chín, cảm giác sung sướng chưa kịp đến thì bỗng rắc một cái, cành cây mà Nam đang đứng gẫy gục. Nam tuột tay rơi bịch xuống đất, nằm sóng soài bất tỉnh. Lát sau Nam tỉnh lại thì thấy đùi trái đau nhức. Nam lê lết mãi mới vào được trong nhà bò lên giường nằm. Khi mẹ về thì chân Nam lại càng đau. Nam rên lên vì đau đớn. Mẹ hoảng hốt đưa Nam đi bệnh viện, sau khi chụp X quang xong bác sĩ bảo: “Xương đùi trái bị gẫy phải bó bột”.
Hơn hai tháng trời mẹ phải ròng rã chở Nam vào tận cửa lớp, rồi lại vào tận cửa để đón Nam về. Đến lớp Nam phải ngồi bất động một chỗ nhìn bạn bè vui đùa mà lòng khát khao biết mấy.
Sau lần gẫy xương đó Nam ân hận vô cùng vì đã không nghe lời mẹ. Nam tự hứa, sẽ không bao giờ dám trái lời ba mẹ nữa.
Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Người anh tham lam, khi chia gia tài liền chiếm hết nhà cửa, ruộng vườn cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho mảnh vườn và cây khế.
Năm ấy, cây khế trong vường nhà người em ra quả rất sai. Từng chùng quả chín vàng như năng lúc lỉu trên cành. Người em nhìn cây khể mà vui mừng, tính đem bán để lấu tiền mua gạo.
Một hôm, có con chim lạ từ đâu bay đến ăn khế. Thấy cây khế bị chim ăn xơ xác người em ôm mặt khóc. Chim bỗng cất lời:
“Ăn một quả trả một cục vàng
May túi ba gang, mang đi mà đựng”
Người em nghe chim nói tiếng người lấy làm kinh ngạc, bèn vể kể cho vợ nghe. Hai vợ chồng may một chiếc túi vừa đúng ba gang, chờ chim đến. Hôm sau, chim bay đến, bảo người em ngồi lên lòng mình. Chim bay rất xa, dên một hòn đảo đầy vàng bạc giữa biển khơi bao la. Người em lấy vàng bỏ đầy túi ba gang rồi lại theo chim trở về nhà. Từ đó, người em trở nên giàu có.
Người anh nghe thấy em giàu liền sang chơi và lân la hỏi chuyện. Em không giấu giếm kể lại cho anh tường tận mọi điều. Người anh nằng nặc đòi đổi nhà cửa ruộng vườn của mình lấy mảnh vườn và cây khế, người em dù không muốn nhưng thấy anh cương quyết quá cũng đành đởi cho anh.
Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu những quả vàng chín mọng, người anh khấp khởi mừng thầm, ngày ngày ngóng chờ con chim lạ tới. Thế rồi một hôm, chim tới ăn khế, người anh giả vờ khóc lóc, chim cũng nói:
“Ăn một quả trả một cục vàng
May túi ba gang, mang đi mà đựng”
Người anh nghe vậy, mừng như mở cờ trong bụng, vội vã cùng vợ may một chiếc túi to thật là to. Hôm sau chim tới đưa người anh đi lấy vàng ở hòn đảo xa lạ nọ. Nhìn thấy vàng bạc châu bái trên đảo, người anh vội vàng nhết đầy túi to, lại còn giắt khắp người. Khi người anh leo lên lưng chim, chim phải vổ cánh mấy lần mới bay lên được. Vì quá nặng nên chim bay chậm, mãi vẫn ở trên biển. Chim bảo người anh vứt bớt vàng bạc đi nhưng anh ta không chịu. Chim nặng quá, nghiêng cánh, thế là người anh tham lam cùng túi vàng rơi xuống biển sâu, không bao giờ trở về được nữa.
“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã dược cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đấy.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống dầu thai làm con. Từ dó, người vự có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha dể lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lơi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đển lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu dể chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chêt chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trôn đi vì dã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gôc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh dô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn dể chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con dại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng dau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ơ của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng dá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu dược con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây dàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt dể trd thành người có ích cho xã hội vì em hiểu đươc ý nghĩa sâu xa của truyện cô tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.
Học tốt
Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đât Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng. Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi. Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
Đề bài :Kể một câu chuyện (truyền thuyết , cổ tích ) bằng lời kể của em
Ngày em còn bé, mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ em lại thì thầm kể cho em nghe một câu chuyện cổ tích, mẹ kể bằng trí nhớ của mẹ nên những câu chuyện ấy nó như thêm lung linh, huyền ảo, nó không diễn ra đều đều, mà đôi khi nó còn được tạo thêm những tình tiết mới, những nhân vật mới, nhưng vẫn không làm mất đi nội dung của nó. Em rất thích cách kể chuyện của mẹ, thích trí tưởng tượng của mình như cũng đang bay bổng trong thế giới cổ tích ấy, và hôm nay trí tưởng tượng ấy đã bay từ quá khứ, từ truyền thuyết về hiện tại.
Thời Vua Hùng Vương thứ 18, cuộc sống của người dân vô cùng sung túc và no ấm, khắp nơi ai ai cũng tưng bừng mở hội mừng những mùa vàng bội thu. Nhà vua hài lòng lắm, ngài có một cô con gái yêu tên là Mỵ Nương cũng vừa đến tuổi cập kê, nàng có một sắc đẹp hiền dịu, đoan trang. Nhà vua muốn tìm cho con một người chồng xứng đáng, ngài quyết định mở cuộc thi kén rể, những người con trai trong cả nước đều đổ về chốn đô thành để mong lọt vào mắt xanh của Mỵ nương. Một buổi sáng, có hai chàng trai khôi ngô tuấn tú cùng đến trước điện rồng. Một người có nước da rám nắng, thân hình cường tráng, ánh mắt sáng như sao, chàng đến từ núi rừng và xưng tên là Sơn Tinh, còn chàng trai kia có một mái tóc bồng bềnh như sóng nước, trông dáng dấp mảnh dẻ thanh tú, nhưng thái độ cũng vô cùng quyết liệt, chàng tự xưng là Thủy Tinh sống nơi biển cả. Phần so tài đã diễn ra nhưng phần thắng cuộc lại thuộc về người con của núi, Thủy Tinh không chấp nhận thua cuộc, chàng đuổi theo đôi uyên ương đòi cướp lại Mỵ Nương…
Và thời hiện tại bắt đầu…
Nước dâng cuồn cuộn đỏ ngầu, rừng đầu nguồn từ lâu đã bị đốt, bị chặt phá tan hoang, đến cả cái gốc cây cũng bị người dân đào lên bán về xuôi làm vật trang trí, những dòng nước càng trở nên hung hãn khi không bị 1 vật gì ngáng trở, chúng lao ầm ầm về xuôi, đi đến đâu chúng cuốn phăng nhà cửa, của cải đến đấy, khắp nơi nhìn đâu cũng chỉ một biển nước mênh mông. Cơn thịnh nộ của Thủy Tinh thật là khủng khiếp, chàng muốn khắp mọi nơi phải quy phục sức mạnh của chàng, đầu hàng sức mạnh của nước. Nhưng chàng không biết rằng Sơn Tinh đã chuẩn bị mọi thứ để phòng vệ, những người dân của chàng đã được trang bị những thiết bị tối tân hiện đại nhất, họ dùng điện thoại di động để đưa thông tin liên lạc một cách nhanh nhất, thông báo những nơi cần phải đến trợ giúp ngay lập tức. Những chiếc máy bay trực thăng khẩn cấp cất cánh bay đến tiếp cứu những người dân đang bị dòng nước cuốn đi, những chiếc xuồng máy chở đầy hàng cứu trợ luồn lách vào những khu vực khó đến nhất để mang lương thực thực phẩm đến cho mọi người, những chiếc máy xúc đang hối hả làm việc, từng đống đất cao ngất như núi do nước đẩy từ trên núi xuống được máy xúc xúc lên đổ vào những chiếc xe tải to đùng, hàng đoàn xe chở đất lũ lượt chạy hối hả về tuyến đê xung yếu đang được cấp tốc bồi đắp thêm, hàng tấn đất đá đổ xuống ào ào, máy ủi xông trận đẩy những khối đất đá ấy vào đúng vị trí, cửa xả lũ đã được xây dựng to rộng hơn bởi xi măng cốt thép mở toang ra đón cơn lũ tới, dòng nước đang ầm ầm đổ xuống bỗng trở nên hiền hòa trước một bức tường đất đá dày kéo dài dọc triền sông, chúng buộc phải chảy nhẹ nhàng men theo bờ đê đã được bồi đắp rồi trở về với biển. Thủy Tinh mệt mỏi, chàng thôi hô phong hoán vũ, gió ngừng thổi mạnh, nước mưa ngừng rơi, nước dần dần rút, chàng phải chấp nhận thua cuộc.
Nhưng hàng năm, khi tập trung thêm được lực lượng, Thủy Tinh lại dâng nước lên mong đánh bại được Sơn Tinh, trong khi đó mỗi năm con người lại cũng góp tay với Thủy Tinh tàn phá thiên nhiên, tàn phá những cánh rừng phòng hộ, hủy hoại bầu khí quyển… Nếu con người vẫn chưa có ý thức được sự cần thiết của việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống của mình, biết đâu có ngày Thủy Tinh sẽ thắng?
##Min Suga##
Nhiều lúc, chúng ta tự hỏi: "Dân tộc Việt Nam sinh ra từ đâu nhỉ? Tại sao người Việt lại xưng là con Rồng, cháu Tiên". Để biết được điều này, chúng ta cùng đến với truyện Con Rồng cháu Tiên nhé.
Ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt - bây giờ chính là vùng Bắc Bộ nước ta - có một vị thần tên là Lạc Long Quân. Thần mình rồng, là con trai thần Long Nữ. Thần sống dưới thuỷ cung, thỉnh thoảng hiện lên giúp dân diệt trừ yêu quái và dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi. Ở vùng núi cao phương Bắc khi ấy có một nàng tiên cực kì xinh đẹp, thuộc họ Thần Nông, tên gọi Âu Cơ. Nghe nói vùng đất Lạc Việt nhiều hoa thơm cỏ lạ, nàng liền đến thăm. Tại đây, nàng gặp Lạc Long Quân. Hai người yêu nhau rồi nên vợ nên chồng. Họ sống trong cung điện Long Trang.
Ít lâu sau, Âu Cơ có thai. Thật kì lạ, đến kì sinh nở, nàng sinh ra một bọc trăm trứng, sau trăm trứng nở ra trăm người con trai khôi ngô tuấn tú. Đàn con cứ lớn nhanh như thổi, chẳng cần bú mớm gì. Lạc Long Quân, vì không quen sống trên cạn nên một thời gian sau trở về thuỷ cung, bỏ lại Âu Cơ cùng đàn con trên cạn. Chờ mãi, chờ mãi mà chẳng thấy chồng về, Âu Cơ bèn gọi chồng lên than thở. Lạc Long Quân đành phải nói với Âu Cơ rằng, hai người không thể tiếp tục cùng nhau chung sống vì tập quán, nơi sinh… khác nhau. Âu Cơ cùng Lạc Long Quân chia đàn con, năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, cùng cai quản bốn phương.
Ngựời con trai trưởng của Âu Cơ lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Theo tục cha truyền con nối, mười tám đời vua Hùng đều lấy hiệu là Hùng Vương. Cũng bởi sự tích này mà về sau, người Việt Nam ta - các con cháu vua Hùng - khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng, cháu Tiên.
Mã Lương là một em bé thông minh, mồ côi nghèo khổ say mê học vẽ, vẽ giỏi, ao ước có một cây bút vẽ. Được thần thưởng cho cây bút thần.
Có bút thần trong tay em vẽ các sự vật trở thành vật thật. Em vẽ cho người nghèo công cụ lao động. Việc đến tai tên địa chủ, em bị hắn bắt vẽ theo ý hắn. Mã Lương kiên quyết không vẽ, trừng trị hắn rồi bỏ đi vùng khác. Em vẽ tranh để kiếm sống, sơ ý để lộ tài năng. Vua đã bắt em về vẽ theo ý muốn . Mã Lương chống lại nên bị bắt giam vào ngục. Vua cướp bút thần để vẽ nhưng không thành. Mã Lương được thả, em vờ đồng ý, rồi vẽ biển, vẽ sóng to gió lớn trừng trị tên vua tham lam, độc ác. Mã Lương trở về với nhân dân đem tài năng vẽ cho người nghèo khổ.
Mã Lương là cậu bé mồ côi thông minh và say mê học vẽ từ nhỏ. Em vẽ khắp nơi trốn núi, ven sông, dưới nước, trên tường... nhưng vì nghèo, cậu ước ao được vẽ tranh nhưng vẫn không mua được bút vẽ.
Một hôm em nằm mơ được cụ già râu tóc bạc phơ cho chiếc bút thần bằng vàng. Mã Lương cảm ơn và vô cùng vui sướng.
Mã Lương vẽ chim, chim bay lên trời, vẽ cá, cá trườn xuống sông. Em vẽ cuốc, vẽ cày, vẽ đèn, vẽ thùng múc nước cho người nghèo trong làng.
Tên địa chủ biết chuyện bèn sai đầy tớ bắt Mã Lương về vẽ cho hắn. Bị từ chối, hắn tức giận, đem giam Mã Lương vào chuồng ngựa và bỏ đói.
Mã Lương vẽ bánh để ăn, vẽ lò để sưởi. Địa chủ tức giận sai đầy tớ giết Mã Lương để cướp bút thần. Mã Lương vẽ thang trốn ra ngoài, vẽ ngựa để chạy trốn, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ đang cầm dao đuổi theo.
Dừng chân ở một thị trấn, Mã Lương vẽ tranh bán để kiếm sống. Vì sơ ý để lộ cây bút thần. Tên vua tham lam, tàn ác bắt Mã Lương vẽ theo ý hắn. Mã Lương cũng không chịu, em thậm chí còn chơi khăm nhà vua. Thay vì vẽ rồng, vẽ phượng, Mã Lương vẽ con cóc ghẻ, con gà trụi lông. Vua tức giận cướp lấy cây bút thần nhưng hắn vẽ núi vàng thì thành ra núi đá, vẽ cả thỏi vàng thì thành ra con mãng xà toan nuốt chửng cả vua.
Thấy không ăn thua, vua bèn xuống nước dỗ dành và hứa gả công chúa cho Mã Lương. Mã Lương vờ đồng ý rồi vẽ biển xanh, vẽ thuyền rồng cho vua cùng cả triều thần đi chơi ngắm cá. Cuối cùng, Mã Lương vẽ cuồng phong dữ dội nhấn chìm thuyền rồng, chôn vùi tên vua tham lam, độc ác.
Sau đó không ai biết Mã Lương đi đâu. Có người nói em đã trở về quê cũ nhưng cũng có người nói em đi khắp nơi, dùng cây bút thần để giúp đỡ những người nghèo.
Xưa, ở miền đất Lạc Việt có một vị thần thuộc nòi Rồng, tên là Lạc Long Quân. Trong một lần lên cạn giúp dân diệt trừ yêu quái, Lạc Long Quân đã gặp và kết duyên cùng nàng Âu Cơ vốn thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc. Sau đó Âu Cơ có mang và đẻ ra cái bọc một trăm trứng. Sau đó, bọc trứng nở ra một trăm người con. Vì Lạc Long Quân không quen sống trên cạn nên hai người đã chia nhau người lên rừng, kẻ xuống biển, mỗi người mang năm mươi người con.
Người con trưởng theo Âu Cơ, được lên lên làm vua, xưng là Hùng Vương, đóng đô ở đất Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Khi vua cha chết thì truyền ngôi cho con trưởng, từ đó về sau, cứ cha truyền con nối đến mười tám đời, đều lấy hiệu là Hùng Vương.
Ngày xưa ở Lạc Việt có một vị thần nòi rồng gọi là Lạc Long Quân, sống ở dưới nước, thỉnh thoảng lên cạn trừ bọn yêu quái và dạy dân trồng trọt. Ở vùng núi cao bấy giờ có nàng Âu Cơ tuyệt trần nghe tiếng miền đất Lạc thần đã tìm đến thăm. Âu Cơ, Lạc Long Quân gặp nhau và trở thành vợ chồng.
Âu Cơ có mang, sinh ra cái bọc trăm trứng nở ra 100 người con khôi ngô khỏe mạnh. Vì không quen sống ở cạn nên Lạc Long Quân đem 50 con xuống biển – Âu Cơ đem 50 con lên núi, dặn nhau không bao giờ quên lời hẹn. Người con trưởng theo Âu Cơ lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, mười mấy đời truyền nối không thay đổi.
Bởi sự tích này mà người Việt Nam khi nhắc đến nguồn gốc của mình thường xưng là con Rồng cháu Tiên.
k cho mk nha HỌC TỐT~
Xưa, có hai vợ chồng già sống nhân hậu mà vẫn chưa có con. Ngọc Hoàng cho Thái tử xuống trần đầu thai làm con hai vợ chồng già ấy. Đó là Thạch Sanh.
Thạch Sanh mồ côi cha mẹ, sống ở gốc đa và được các thiên tướng dạy cho võ nghệ. Lí Thông dỗ Thạch Sanh kết nghĩa anh em với mình. Năm ấy, Lí Thông phải đi nộp mạng cho Chằn Tinh. Hắn đã lừa Thạch Sanh đi thế mạng với lí do đi canh miếu thờ. Thach Sanh đã giết chết Chằn Tinh, đốt xác nó và được cây cung vàng. Thế nhưng, Lí Thông đã cướp công Thạch Sanh, Thạch Sanh lại về sống ở gốc đa.
Thạch Sanh giết chằn tinh nhưng bị Lí Thông cướp công
Lí Thông dâng đầu Chằn Tinh và được vua cho làm quan. Lí Thông nhờ Thạch Sanh giết đại bàng cứu công chúa. Thạch Sanh xuống hang, giao chiến với Đại bàng và cứu được công chúa nhưng sau khi đưa được công chúa lên khỏi hang. Lí Thông đã lấp hang để giết Thạch Sanh. Chàng lại cứu được con vua Thuỷ Tề và được vua Thuỷ Tề tặng cho cây đàn thần.
Nhờ mang cây đàn thần ra gảy khi bị giam trong ngục do hồn Chằn Tinh và hồn Đại bàng trả thù, Thạch Sanh đã được minh oan, được vua gả công chúa cho. Còn Lí Thông bị trời phạt.
Thái tử 18 nước chư hầu vì không được vua gả con gái cho, đã kéo quân sang đánh nước ta. Thạch Sanh đem đàn ra gảy và lui được quân các nước chư hầu. Chàng cũng đã hào phóng cho họ ăn cơm đựng trong niêu cơm th
Thạch Sanh vốn là thái tử, được Ngọc hòang phái xuống làm con của vợ chồng người nông dân nghèo. Cha mẹ mất sớm, chàng sống lủi thủi dưới gốc cây đa. Bị Lí Thông lợi dụng, chàng đã dũng cảm diệt chằn tinh,rồi diệt đại bàng cứu công chúa nhưng rồi đều bị Lí Thông cướp công. Hồn chằn tinh và hồn đại bàng vu oan, Thạch Sanh bị vào ngục. Nhờ cứu con vua Thủy Tề trước đó, chàng có cây đàn đem ra gảy, được giải oan, Lí thông bị trừng trị. Thạch Sanh cưới công chúa và được nối ngôi vua.
Năm nay em học lớp 6. Tạm biệt mái trường Tiểu học thân quen, em bước vào một ngôi trường mới đầy bỡ ngỡ. Được đón khai giảng lần đầu tiên ở ngôi trường mới để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai.
Hôm đó là ngày 5/9 – ngày khai giảng của mọi trường học trên đất nước. Em háo hức dậy từ rất sớm. Tối hôm trước, em đã tự tay là bộ đồng phục mới, chuẩn bị sách vở gọn gàng đầy đủ. Cả tối hôm đó mãi mãi mới ngủ được vì tâm trạng háo hức đợi đến ngày mai. Sau khi vệ sinh cá nhân, mặc quần áo tươm tất, được mẹ tết cho hai bím tóc xinh xinh. Cười thật tươi chào mẹ, em chạy bước đến trường. Con đường hôm nay đông vui nhộn nhịp. Dòng người qua lại, những bạn học sinh trong bộ trang phục trắng tinh nhìn đầy tinh nghịch. Gương mặt ái cũng vui háo hức. Nhìn lên cao, bầu trời trong xanh cao chất ngất lạ thường. Khí trời mát dịu nhẹ, khiến tâm trạng em càng thêm thích thú. Nắng thu vàng nhẹ nhàng trải đẩy khắp cành cây, kẽ lá. Trên cành những chú chim ca hót líu lo bài ca mùa thu tựu trường.
Vừa đến trường, hiện ngay trước mắt em là tấm biển: “Trường THCS Trần Đăng Ninh” được trang trí lộng lẫy. Cánh cổng trường được treo băng rôn chào mừng đang mở rộng cửa đón học sinh. Bước qua cánh cổng trường em ngỡ ngàng trước không gian của trường. Những chùm bóng bay sặc sỡ treo khắp nơi. Bục sân khấu được trang trí cẩn thận với phông lớn : “ Chào đón năm học mới 2017-2018” treo chính giữa.
Trên sân trường rất đông học sinh và giáo viên. Các thầy các cô diện những bộ quần áo mới thật đẹp. Các cố giáo mặc những bộ áo dài màu sắc khác nhau. Trông các cô thật xinh đẹp và duyên dáng. Các bạn học sinh mặc bộ đồng phục trắng tinh khôi. Nhìn ai cũng vui vẻ đầy háo hức.
Đúng 7 rưới buổi lễ diễn ra. Buổi lễ bắt đầu bằng tiếng hát Quốc ca, Đội ca đầy hào hùng. Sau đó cô Hiệu trưởng lên đọc bài diễn văn khai trường và thư của Chủ tịch nước gửi các trường học trên toàn quốc. Tiếng trống trường đầu tiên vang lên là lúc những chùm bóng được thả. Những chùm bóng mang theo ước mơ, hi vọng tiến tới trong một năm học mới của toàn thể thầy cô và học sinh trong trường. Tiếp đó là những tiết mục văn nghệ biểu diễn đầy sôi động và cảm xúc. Hơn 9 giờ buổi lễ khai giảng kết thúc.
Buổi lễ khai giảng đầu tiên ở ngôi trường mới để lại cho em nhiều ấn tượng khó phai. Những phút giây ấy sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí em đến mãi về sau.
chúc bạn hok giỏi
Ngôi trường thân yêu của chúng em đẹp hẳn lên trong ngày khai giảng năm học mới.
Ông Mặt Trời tỉnh giấc rồi từ từ vén bức màn mây gửi nắng ấm xuông sân trường. Cảnh vật trường em vui mừng đón nhận món quà đầu năm học mà thiên nhiên ban tặng trong buổi sáng đầu thu. Tất cả đều hân hoan, rạo rực đón chào.
Cổng trường rộng mở, mọi vật ở trường như sáng sủa hơn. Trên cổng chính, tấm biển ghi tên trường được sơn mới, hàng chữ trắng nổi bật lên nền xanh đậm, cống ngõ màu xanh lam, tường rào sơn trắng... Tất cả đều mới tinh.
Đi vào bên trong cổng ngôi trường hiện ra thật đẹp. Giữa sân là cột cờ cao chót vót, lá cờ tung bay trong gió sớm. Hàng cây bóng mát trong sân trường như xanh hơn. Những tia nắng vàng rải nhẹ trên cành cây, kẽ lá. Dọc theo các phòng học ở tầng trệt là những khóm hoa cúc vàng đang rập rờn trong vòm lá xanh non. Các phòng học thật đẹp, bàn ghế thẳng tắp và không một tí bụi mờ. Trên tường có những lẳng hoa tươi thắm, có ảnh Bác Hồ đang mỉm cười hiền hậu. Cảnh vật ở lớp đã thể hiện một vẻ trang nghiêm, thân thiện.
Sân trường mỗi lúc một đông. Tất cả học sinh chung em đều mặc đồng phục quần xanh, áo trắng, khăn quàng đỏ tươi trên vai các bạn đội viên. Nhìn các em nhỏ chạy nhay tung táng trên sân trường với những chiếc áo mới tinh trỏng thật giống đàn bướm trắng rập rờn, rập rờn trong buổi sáng mùa thu. Thật nhộn nhịp với các âm thanh sôi động không ngừng. Tiếng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau cùng với tiếng còi píp... píp... ở cổng trường càng làm âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuông tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muôn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sường biết bao.
Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai, giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.
Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiên sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trưởng đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trông khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.
Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp. thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tư- đẹp. mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ấy. Nó là điểm tựa cho em ở ngày hôm nay đê hướng tới tương lai.
âm thanh thêm náo nhiệt. Những trò chơi trên sân trường nhanh chóng xuất hiện. Các trò chơi ví bắt, đá cầu, bắn bi làm nhộn nhịp cả một góc sân trường. Những quả cầu bay lên, bay xuống tựa những cánh hoa so đũa lả tả bay trong gió sớm. Học sinh đến trường mỗi lúc một đông, âm thanh càng thêm sôi động. Thêm vào đó, tiếng chim non ríu rít trên mấy cây cao, tiếng thì thầm trò chuyện của hàng cây bàng trước sân trường khi có làn gió thổi qua. Tất cả như muốn nói với em rằng: Năm học mới đến rồi đấy bạn nhỏ ạ! Lúc ấy, lòng em vui sướng biết bao.
Rồi hiệu lệnh tập trung vang lên, mọi trò chơi nhanh chóng khép lại. Trước lễ đài, chúng em xếp hàng ngay ngắn để chuẩn bị làm lễ khai giảng năm học. Ôi! Lễ đài thật trang nghiêm, tượng Bác uy nghi trên bàn thờ Tổ quốc. Bình hoa huệ trắng ngần đặt cạnh đấy đang tỏa ngát hương thơm.
Buổi lễ bắt đầu. Các đại biểu và thầy cô giáo đã có mặt đông đủ trước lễ đài. Thầy hiệu phó điều khiển nghi lễ, cảnh tượng thật trang nghiêm: Lá cờ đỏ sao vàng được từ từ kéo lên và bay phần phật trong không gian. Bài hát Quốc ca và Đội ca vang lên hùng tráng. Ai cũng tưởng nhớ đến Bác Hồ kính yêu, tưởng nhớ đến các chiến sĩ cách mạng đã hi sinh đời mình cho dân tộc Việt Nam. Sau phần nghi lễ ấy là phần cô hiệu trương đọc diễn văn khai mạc. Bóng cô trải ra cùng với tà áo dài duyên dáng. Lời cô dõng dạc đi sâu vào lòng mỗi chúng em. Ai cũng lắng nghe, tin tưởng và phấn khởi vào năm học mới. Diễn văn khai mạc vừa xong lá hồi trống khai trường vang lên. Tùng!... Tùng!... Tùng!... Tùng!... Nghe tiếng trống, em cảm thấy hồi hộp và vui sướng. Tiếng trống như nhắn gọi chúng em hãy bắt tay vào nhiệm vụ đang chờ.
Mái trường mến yêu của em vào ngày khai giảng năm học thật vui. thật đẹp, thật ý nghĩa. Em thầm mong mái trường này luôn luôn tươi đẹp, mỗi ngày một khang trang và chắc chắn rằng em sẽ không quên nơi ây. Nó là điếm tựa cho em ởngày hôm nay đế hướng tới tương lai.
_ Chúc bạn học tốt _
Thầy Mạnh Tử lúc nhỏ hay bắt chước, nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (từ vị trí gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) để có chỗ ở phù hợp với việc học tập của con. Mạnh mẫu giữ lời, tránh cho con hiểu lầm nhưng cũng rất cương quyết trong dạy con
Truyện Mẹ hiền dạy con (trích Liệt nữ truyện) của Trung Quốc thuộc thể loại truyện trung đại.
Thầy Mạnh Tử thuở nhỏ hay bắt chước nên người mẹ đã phải chuyển nhà tới ba lần (lúc đầu ở gần nghĩa địa chuyển đến gần chợ, rồi đến gần trường học) chuyển vị trí sinh sống để thầy Mạnh Tử có chỗ phù hợp với việc học tập. Mẹ thầy Mạnh Tử là người rất biết giữ lời, không nuông chiều con cái và sau này thầy thành người tài giỏi, nổi tiếng chính là một phần công sức của bà.