Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phân tích khổ thơ trích trong mùa xuân nho nhỏ
Công cuộc xây dựng xã hội mới đòi hỏi những con người mới biết cống hiến, biết hi sinh. Nhà thơ Thanh Hải, một nhà thơ cách mạng đã thấm nhuần quan điểm trên. Bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” đã thay ông nói lên niềm tâm sự, khát vọng được cống hiến cho mùa xuân của đất nước. Chỉ với hai đoạn thơ, tác giả đã nêu bật được niềm khát vọng thiết tha, cháy bỏng của mình:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nổi trầm xao xuyến.
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Trong sức xuân mạnh mẽ của đất trời, trong khí thế bừng bừng sức sống của đất nước vào xuân, tác giả đã cảm nhận được mùa xuân trỗi dậy tự đáy tâm hồn mình. Đó là mùa xuân của lòng người, mùa xuân của sức sống tươi trẻ, mùa xuân của cống hiến và hi sinh.
Tác giả không mơ giấc mơ vĩ đại, chẳng tưởng một viễn cảnh lạ kì, mà tâm hồn tác giả nguyện những ước mơ đơn sơ, bình dị:
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến.
Tác giả ước mơ được hi sinh, được cống hiến. Ước mơ cháy bỏng của tác giả sôi tràn nhiệt huyết, căng tràn nhựa hi sinh, thổi phồng lên một niềm tin bất diệt. Tác giả mơ ước nhưng chỉ nguyện “làm” một cành hoa, một con chim hót. Tác giả như nguyện rằng mình sẽ làm, vâng sẽ làm một tiếng chim, một cành hoa đế góp vào vườn hoa muôn hương muôn sắc, rộn rã tiếng chim. Một cành hoa, một tiếng chim để tô điểm cho phong cảnh mùa xuân tươi đẹp. Đó là ước nguyện lạ thường, không phải nó cao siêu vĩ đại mà tại nó gần gũi. Quá, đáng yêu quá. Uớc được tô điểm cho mùa xuân, được góp phần tạo dựng mùa xuân là tác giả đã nguyện hi sinh, nguyện công hiến cho sự phồn vinh của đất nước.
Tác giả nguyện sẽ cống hiến, cống hiến những gì đơn sơ, giản dị, nhưng lại có ích cho đời:
Ta nhập vào hòa ca
Mội nốt trầm xao xuyến
Tác giá không mơ được làm một cánh đại bàng lướt gió giữa trời xuân, không mơ được làm nốt nhạc vút cao trong dàn hòa ca bay bổng. Tác giả chỉ nguyện làm một tiếng chim hót, một nốt trầm nhưng xao xuyến lòng người. Một ước mơ nho nhỏ, chân tình.
Tâm hồn của tác giả hòa vào mùa xuân đất nước, thôi thúc từng hồi, mạnh mẽ nhưng âm thầm, lặng lẽ:
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Đầu đề của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" là như vậy. Mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân lớn lao của đất nước. Đó là ước nguyện của tác giả, nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến. Tác giả muốn góp vào mùa xuân chút công sức nhỏ bé của mình. Đó là ý thích, là niềm tin vào cuộc sống tốt đẹp, cũng là tấm lòng chân tình của tác giả. Tác giả không mơ ước xa xôi: Một mùa xuân nho nhỏ
Vâng! Mùa xuân nho nhỏ, rất nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Bởi tấm lòng của tác giả luôn hướng tới sự cống hiến tốt đẹp, bởi một mùa xuân nho nhỏ sẽ vẽ lên mùa xuân đất trời rộng lớn. Mùa xuân của tác giả chẳng ồn ào náo nhiệt mà âm thầm lặng lẽ hiến dâng, chẳng phô trương, không cần ai biết đến: Lặng lẽ dăng cho đời
Ý thức của tác giả từ một ước nguyện hi sinh, thể hiện sâu hơn là lòng nhân hậu, muốn giúp đời trong âm thầm lặng lẽ:
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khỉ tóc bạc
Tuổi trẻ cống hiến hi sinh, tuổi già cũng ầm thầm cống hiến. Ý thức về trách nhiệm với quê hương, đất nước, khát vọng được sống, được cống hiến trở thành một ý thức bất diệt trong tâm hồn tác giả. Tác giá sẽ sống và cống hiến. Còn sống là còn cống hiến. Lời thơ nhỏ nhẻ, chân tình quá! Tuổi hai mươi căng tràn nhựa sống hay tuổi già tóc bạc ý thức trách nhiệm với đất nước vẫn không thay dổi. Điệp từ “dù là” như là một lời hứa, cũng là một lời tự nhủ với lương tâm sẽ mãi mãi là mùa xuân nho nhỏ trong mùa xuân rộng lớn của quê hương, đất nước.
Thấm nhuần tâm tư, ước nguyện của tác giả, được sống trong một xã hội hòa bình thống nhất, ta phải làm sao để với lương tâm ta, ta không hổ thẹn là người đã chối bỏ trách nhiệm với đất nước, với quê hương. Như Thanh Hải, ta cũng nguyện được là một “mùa xuân nho nhỏ”.
câu 1 :
a) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác vào tháng 11/ 1980 trong hoàn cảnh đất nước đang hồi sinh nhưng cũng vào lúc này nhà thơ mắc bệnh hiểm nghèo, ông đã sáng tác bài Mùa xuân nho nhỏ ngay trên chính giường bệnh của mình.
b)Nhan đề bài thơ: không chỉ nói đến mùa xuân, mà còn đề cập đến sự đóng góp của mỗi người cho đất nươc, thể hiện sự khiêm nhường, trong tính cách của con người.
c)
Thể thơ 5 chữ gần với điệu dân ca, âm hưởng trong sáng, nhẹ nhàng, tha thiết, điệu thơ như điệu của tâm hồn, cách gieo vần liền tạo sự liền mạch của dòng cảm xúc. Sức mạnh của thơ 5 chữ là dễ nhớ, dễ thuộc, nhẹ nhành đi vào lòng người một cách tự nhiên và lưu giữ bền lâu ở trong đó.Bài thơ có nhiều hình ảnh tự nhiên, giản dị, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Đặc biệt, một số hình ảnh cành hoa, con chim, mùa xuân được lặp đi lặp lại và nâng cao, gây ấn tượng đậm đà.Cấu tứ bài thơ chặt chẽ, chủ yếu dựa trên sự phát triển của hình tượng mùa xuân: từ mùa xuân đất trời đến màu xuân đất nước và rồi cuối cùng là mùa xuân trong lòng người.Giọng điệu bài thơ phù hợp với cảm xúc của tác giả: Ở đoạn đầu vui vẻ, say sưa với vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, rồi phấn chấn, hối hả trước khí thế lao động của đất nước. Và cuối cùng là trầm lắng, trang nghiêm mà thiết tha bộc bạch, tâm niệm. Xu thế hướng nội nhưng không làm phai nhạt ánh sáng của mùa xuân, ánh sáng của niềm tin tưởng mà tác giả đã tinh tế kí thác trong từng câu từng chữ.
câu 2 mai mình làm nhé buồn ngủ quá r
bài 2 :
a)PTBĐ chính : Nghị Luận
b) gạch chân - CN ; in đậm - VN ; in nghiêng ; TN
Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau
c) bạn cho mình rõ là đoạn trích nào nhé ! đoạn :''Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau'' hay là đoạn ''Nó nhắc nhở rằng, tất cả chúng ta đều bình đẳng. Bất kể văn hóa, tôn giáo, nghề nghiệp, tình hình tài chính, hay mức độ nổi tiếng như thế nào thì bệnh tật, dịch bệnh đối xử với tất cả chúng ta đều như nhau. Nếu bạn không tin tôi, chỉ cần hỏi Tom Hanks.''
Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Bài văn có đầy đủ kết cấu 3 phần. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nêu ý kiến khái quát của mình về nội dung của hai khổ thơ: ước nguyện sống cao đẹp: khát vọng được cống hiến cho đất nước của nhà thơ.
b. Thân bài (9đ)
- 2 đoạn thơ thể hiện ước muốn tha thiết, cháy bỏng của tác giả được cống hiến cho đất nước, dân tộc. (0.5đ)
- Tác giả cảm nhận được mùa xuân của đất trời và chính mùa xuân đang trỗi dậy trong lòng mình – mùa của sức sống tươi trẻ, của sự cống hiến và hi sinh hết mình. (1đ)
- Những điều nguyện hóa thân của tác giả thật đơn sơ và bình dị, nhỏ nhoi và chân tình: “con chim hót”, “một nhành hoa”, “một nốt trầm xao xuyến”. Tác giả mong muốn được trở thành con chim hót vang cùng dàn hòa ca, tô điểm rộn rã cho mùa xuân đất nước; mong được làm một nhành hoa gom hương sắc của mình góp vào sắc chung tươi vui, nhiệt huyết rực rỡ của đất trời tươi đẹp. Bình dị là thế, tác giả mong hòa một nốt trầm, lặng lẽ hiến dâng cho đất nước. (2đ)
→ Ước nguyện giản dị, đơn sơ, cao đẹp. (0.5đ)
- Từ đại từ “tôi” ở đầu bài thơ, đến khổ thơ này đã chuyển thành “ta”, thể hiện sự khao khát hòa mình vào bản nhạc chung của mọi người, của đất trời của tác giả. (1đ)
- Nghệ thuật lặp “Ta làm” vừa như lời khẳng định, vừa thể hiện ước muốn thôi thúc khôn nguôi. (1đ)
- Tác giả nguyện hiến dâng cuộc đời mình cho mùa xuân đất nước, góp mùa xuân nho nhỏ của mình hòa vào mùa xuân lớn lao của dân tộc. Tác giả nguyện sẽ mãi mãi được làm việc, được hi sinh, cống hiến cả tuổi thanh xuân lẫn khi về già, mong ước ấy mãi luôn cháy bỏng. “Dù là” hiện lên như một lời hứa, nguyện hiến dâng suốt đời cho đất nước, mãi làm một mùa xuân nhỏ góp sắc chung vào mùa xuân lớn của đất nước. (2đ)
- Liên hệ: Được sống trong hòa bình, ta biết trân trọng, biết ơn thành quả của người đi trước đã gây dựng; biết sống có ích, có trách nhiệm với chính mình và với đất nước, quê hương. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
- Đoạn thơ thể hiên ước muốn cống hiến cao đẹp, đầy chân tình của tác giả.
Trước đây có một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, cha mẹ lại luôn đau ốm. Tuy nhiên cậu rất lương thiện, ai cũng yêu quý, cậu làm gì cũng rất chuyên tâm chăm chú, khi ngắm cảnh thì chỉ chuyên tâm ngắm cảnh, khi đi đường thì chỉ chuyên tâm đi đường, không nhìn ngang ngó dọc… Một hôm, cậu đi đường nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe thấy mấy người trồng hoa đang kêu khát nước. Vậy là cậu liền lấy đồng tiền vừa nhặt được mua nước cho họ uống, mọi người rất vui vẻ và cảm kích cậu nên tặng cho cậu một ít hoa. Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về. Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu, chúng bảo nhau cùng giúp cậu dọn sạch khu vườn. Chẳng mấy chốc, khu vườn đã sạch sẽ, những cành cây cũng đã được bó gọn gàng, cậu vui vẻ mang số củi về nhà. Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu. Cậu bé được trả cho một món tiền khá lớn. Có được số tiền lớn, cậu nghĩ bụng: “Số tiền này mình đủ để mở một quán nước nhỏ bên đường cạnh nhà mình. Vậy là cậu mua một cái bàn, mấy cái ghế nhỏ mang về dựng một cái chòi nhỏ bán nước trà, nước vối cho công nhân làm việc ở nông trường gần nhà cậu ở. Tuy nói là bán nước nhưng cậu lại chỉ lấy tiền khách thập phương vãng lai qua lại, còn 500 công nhân làm việc ở nông trường ở đó thì cậu lại không lấy, ai trả bao nhiêu thì trả, ai cũng nói cậu ngốc, cậu cũng chỉ cười mà không nói gì. Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến bảo cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”. Cậu nghĩ 400 con bò đi đường sẽ cần phải có cỏ ăn cho đỡ mệt, vậy là cậu nhờ 500 công nhân ngày mai mỗi người lấy cho cậu xin một bó cỏ tươi, tất cả đều vui vẻ nhận lời. Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền. Mấy năm sau, ở đó xuất hiện một đại phú gia…
a,Câu chuyện trên kể về ai?
Câu chuyện kể về một chàng trai trẻ, nhà rất nghèo, bố mẹ lại hay đau ốm.
Những điều gì đã xảy ra ?
Những điều đã xảy ra:
+ Khi đang đi trên đường, cậu nhặt được một đồng tiền. Lúc đi qua vườn hoa ở công viên, cậu nghe mấy người trồng hoa kêu khát nước, bèn lấy số tiền đó mua nước tặng họ uống, họ rất vui và cảm kích cậu nên đã tặng cậu một ít hoa.
+ Khi cầm hoa đi ngang qua cửa hàng hoa trong thành phố, cậu tặng số hoa đó cho những người yêu hoa. Người yêu hoa thấy cậu tốt bụng nên cho cậu 8 đồng bạc, cậu vui vẻ cầm lấy ra về.
+ Mấy hôm sau, khu nhà cậu ở có cơn gió lớn, gió làm gãy những cành cây già và khô trong khu vườn cây ăn quả lâu năm quý hiếm, cành cây xơ xác rụng khắp vườn. Cậu xin phép chủ nhà cho cậu dọn sạch khu vườn và xin những cành cây này về làm củi. Trong lúc cậu đang dọn thì có một đám trẻ chơi đùa gần đó, chúng vì tranh nhau viên kẹo mà xảy ra bất hoà, cậu thấy vậy đem 8 đồng bạc đi mua kẹo chia cho đám trẻ. Đám trẻ vui sướng và hết lòng cảm kích cậu
+ Trên đường về nhà, cậu gặp một người đàn ông đi ngang qua, người đàn ông thấy số củi này liền nói: “Cậu có thể bán số củi này cho tôi được không, nhà tôi có người bị bệnh, cần sắc thuốc, nhưng củi bình thường không sắc được, nó có khói rất nồng, số củi này là củi quý, đốt rất thơm lại không có khói”. Cậu nghe vậy liền vui vẻ nói: “Bác cứ lấy cả đi không phải trả tiền cháu đâu, số củi này cháu cũng chẳng mất tiền mua”. Người đàn ông nghe nói vậy thì rất vui mừng, nhưng không chịu lấy không mà lại trả cậu tới 16 đồng bạc, đây là số tiền cũng không nhỏ với cậu.
+ Một hôm có người khách thập phương đi qua, vị khách thập phương nghe mọi người kể về cậu, thấy rất ấm lòng. Vị khách thập phương đến dặn cậu: “Ngày mai sẽ có đoàn thương nhân đi qua đây rất đông, họ sẽ dẫn theo 400 con bò. Cậu hãy chuẩn bị đồ nhiều vào nhé!”.
+ Hôm sau, đoàn thương nhân đi qua, dừng chân uống nước quán của cậu, đoàn thương nhân thấy đống cỏ tươi ngon liền hỏi ý cậu muốn mua số cỏ đó cho bò ăn. Cậu vui vẻ đáp: “Không cần phải trả tiền đâu, cháu biết hôm nay sẽ có đoàn bò đi qua nên nhờ các công nhân ở đây lấy cho, mỗi người một ít, số cỏ này đều không phải trả tiền”. Đoàn thương nhân thấy lòng tốt của cậu nên mỗi người lại tặng cậu ít tiền.
*Mik nêu những sự việc chính thôi nên thiếu gì thì cho mình xin lỗi nhé!
Hc tốt:3
2 câu trên đều vi phạm phương châm lịch sự:
Câu a: khi nói chúng ta nên nói lịch sự, không nên bảo họ sống thọ được bao lâu hay khi nào chết vì như thế ảnh hưởng tâm lý của đối phương rằng muốn sống thọ hơn
Câu b: khi nói không nên phân biệt đối xử, nên tôn trọng cả 2 phía dù là giàu hay nghèo,... chúng ta nên tôn trọng, không phân biệt cấp độ.
Người trồng nho vi phạm phương. Châm lịch sự
Người trồng nho đã vi phạm phương châm lịch sự, không tôn trọng chú chim, không biết chia sẻ, không biết ơn công lao của chú chim, không những vậy ông ta đã ném đất chửi với làm chú chim bay đi, và kết quả của ông lão chỉ vì mất vài trái nho mà ông ta đã làm mất luôn cả vườn nho