K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Giữa thế kỉ XVIII, tình hình ruộng đất của nông dân nước ta như thế nào?

 A.

Phải nhận ruộng của địa chủ sản xuất nhưng phải nộp sản phẩm.

 B.

Phải nộp nhiều loại thuế

 C.

Bị địa chủ cường hào lấn chiếm

 D.

Bị địa chủ dùng tiền mua

2

Để thực hiện nhiệm vụ bước đầu thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn phải làm gì?

 

 A.

Đánh đổ chính quyền phong kiến Nguyễn và Trịnh - Lê

 B.

Đánh đuổi quân Xiêm

 C.

Mở rộng quan hệ ngoại giao

 D.

Đập tan quân Thanh

3

Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược kết thúc bằng chiến thắng nào ?

 

 A.

Chi Lăng – Xương Giang.

 B.

Ngọc Hồi, Đống Đa

 C.

Hội thề Đông Quan.

 D.

Tốt Động – Trúc Động.

4

Nhiệm vụ của phong trào Tây Sơn trong những năm 1786-1788 là

 

 A.

đánh đổ tập đoàn phong kiến Trịnh - Lê, bước đầu thống nhất đất nước

 B.

kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm.

 C.

kháng chiến chống quân xâm lược Thanh.

 D.

Xây dựng vương triều Tây Sơn.

5

Khi tiến quân ra Đàng Ngoài giữa năm 1786, khẩu hiệu của Nguyễn Huệ là

 A.

“Quyết tâm tiêu diệt vua Lê, chúa Trịnh”

 B.

“Phù Trịnh diệt Lê”.

 C.

“Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”.

 D.

“Phù Lê diệt Trịnh”.

6

Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu dần vào

 

 A.

đầu thế kỉ XIX.

 B.

cuối thế kỉ XVIII.

 C.

giữa thế kỉ XVIII.

 D.

đầu thế kỉ XVIII.

7

Ở thế kỉ XVII, trên địa bàn Hà Nội hiện nay xuất hiện thêm những làng nghề thủ công nào?

 

 A.

Gốm Bát Tràng, sắt Phú Bài

 B.

Gốm Thổ Hà, dệt La Khê

 C.

Sắt Nho Lâm, gốm Bát Tràng

 D.

Gốm Bát Tràng, dệt La Khê

8

Thế kỉ XVII, thương nhân những nước nào đã đến nước ta buôn bán ?

 

 A.

Trung Quốc, Nhật Bản.

 B.

Mỹ, Inđônêxi

 C.

Ả Rập.

 D.

Nga, Đức

9

Chúa Trịnh bị thất bại trước quân Tây Sơn như thế nào?

 

 A.

Cởi áo chúa bỏ chạy, nhưng bị dân bắt trói nộp cho quân Tây Sơn.

 B.

Đầu hàng quân Tây Sơn.

 C.

Thắt cổ tự tự.

 D.

Bỏ trốn sang Trung quốc

10

Thế kỉ XVII - XVIII, tình hình ruộng đất ở Đàng Ngoài như thế nào?

 

 A.

Chia lại ruộng đất công cho nông dân.

 B.

Cho phép nông dân được tự khai hoang.

 C.

Ruộng đất công làng xã bị cường hào đem cầm bán.

 D.

Ruộng đất bị bỏ hoang không cày cấy.

11

Chúa Nguyễn đã làm gì khi quân Trịnh cho quân vào đánh chiếm Phú Xuân?

 

 A.

Điều thêm viên binh

 B.

Chống đỡ đến cùng

 C.

Hòa hoãn

 D.

Vượt biển vào Gia Định

12

Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ vào

 

 A.

mùa xuân năm 1771.

 B.

đầu năm 1772.

 C.

cuối năm 1771.

 D.

giữa năm 1771.

13

Biểu hiện sẽ dẫn tới sự suy yếu nhanh của chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong gữa thế kỉ XVIII đó là

 

 A.

quan lại bóc lột nhân dân

 B.

quan lại ăn chơi xa sỉ.

 C.

số quan tăng nhanh nhất là quan thu thuế

 D.

sự tranh chấp quyền lực trong nội bộ

14

Ngoại thương thế kỉ XVI – XVIII so với ngoại thương thế kỉ X – XV có điểm khác là

 

 A.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Trung Quốc

 B.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Nhật Bản.

 C.

buôn bán với thương nhân châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản.

 D.

xuất hiện thương nhân Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp.

15

Thế kỉ XVI – XVIII, nghề thủ công phát triển đã dẫn đến

 

 A.

chợ phiên mọc lên để trao đổi sản phẩm thủ công

 B.

việc buôn bán cũng mở rộng

 C.

đời sống thợ thủ công được cải thiện

 D.

thúc đẩy nghề khai khoáng phát triển.

16

Điểm hạn chế trong nông nghiệp của nước ta thế kỉ XVI – XVIII so với thế kỉ X- XV

 

 A.

Mất mùa đói kém xảy ra liên miên.

 B.

Nông nghiệp bị tàn phá nặng nề do chiến tranh.

 C.

Ruộng đất ngày càng tập trung vào tay quan lại địa chủ.

 D.

Công tác bồi đắp đê đập, nạo vét kênh mương không được chú trọng.

17

Sự hưng khởi của các đô thị nước ta trong các thế kỉ XVI– XVIII là do

 

 A.

sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa

 B.

xuất hiện nhiều đô thị lớn như Thăng Long, Phố Hiến.

 C.

chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

 D.

nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán.

18

Giữa thế kỉ XVIII, tình hình xã hội phong kiến nước ta có đặc điểm gì?

 

 A.

Đàng trong khủng hoảng, Đàng ngoài ổn định.

 B.

Đất nước ổn định và phát triển.

 C.

Đàng ngoài khủng hoảng, Đàng trong ổn định.

 D.

Bước vào giai đoạn khủng hoảng sâu sắc

19

Biểu hiện nào sau đây không phản ánh đúng sự phát triển của nội thương nước ta trong các thế kỉ XVI – XVIII?

 

 A.

Xuất hiện nhiều làng buôn và trung tâm buôn bán.

 B.

Nhiều thương nhân nước ngoài đến xin lập phố xá.

 C.

Nhà nước lập nhiều trạm dịch để thu thuế.

 D.

Chợ làng, chợ huyện, chợ phủ mọc lên khắp nơi.

20

Vì sao chỉ trong một thời gian ngắn mà từ một cuộc khởi nghĩa nông dân nhỏ đã nhanh chóng phát triển thành một phong trào Tây Sơn rộng lớn?

 

 A.

Quân đội chúa Nguyễn suy yếu.

 B.

Chính quyền Lê – Trịnh khủng hoảng.

 C.

Quân khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ.

 D.

Được sự giúp đỡ từ bên ngoài.

2
12 tháng 1 2022

cậu chia từng câu một ra để hỏi nhé

mọi người thấy thế này thì lười lắm(cả tớ cũng không ngoại lệ).

2 tháng 4 2022

1b bn nhé

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như...
Đọc tiếp

Câu 20: Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua? A. Bãi bỏ chức tể tướng, đại hành khiển thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên C. Ban hành bộ luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình Câu 21: Quốc gia Đại Việt thời kì này có vị trí như thế nào ở Đông Nam Á? A. Lớn nhất Đông Nam Á. B. Phát triển ở Đông Nam Á. C. Trung bình ở Đông Nam Á. D. Cường thịnh nhất Đông Nam Á. Câu 22: Điểm tiến bộ nhất của luật Hồng Đức so với các bộ luật trong lịch sử phong kiến Việt Nam là? A. Thực hiện chế độ hạn nô B. Chú ý vào sức kéo trong nông nghiệp C. Chiếu cố đến những thành phần nhỏ bé, dễ bị tổn thương trong xã hội D. Chú trọng bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc Câu 23: Thời Lê sơ các công xưởng do nhà nước quản lý gọi là gì? A.Phường hội B. Quan xưởng C. Làng nghề D. Cục bách tác Câu 24: Nhà Lê sơ chia ruộng đất công làng xã cho nông dân thông qua chính sách A.Lộc điền B.Quân điền C.Điền trang, thái ấp D.Thực ấp, thực phong Câu 25: Vì sao nhà Lê lại chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì? A.Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất B.Ảnh hưởng bởi tư tưởng nhân văn của Phật giáo C.Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo D.Muốn hạn chế sự xuất hiện của các đại điền trang như thời Trần Câu 26: Ai là người được vinh danh là danh nhân văn hóa thế giới? A.Nguyễn Trãi B.Lê Thánh Tông C.Ngô Sĩ Liên D.Lương Thế Vinh Câu 27: Văn học Đại Việt thời Lê sơ không đi sâu phản ánh nội dung nào sau đây? A.Thể hiện lòng yêu nước sâu sắc B.Thể hiện lòng tự hào dân tộc C.Phê phán xã hội phong kiến D.Thể hiện tinh thần bất khuất cả dân tộc Câu 28: Vì sao Đại Việt đạt được nhiều thành tựu nổi bật về văn hóa, giáo dục ở thế kỉ XV? A.Chính sách, biện pháp quan tâm tích cực của nhà nước đến văn hóa giáo dục B.Có nhiều danh nhân văn hóa nổi tiếng C.Nền kinh tế hàng hóa phát triển D. Tiếp thu tiến bộ của văn hóa Ấn Độ và Trung Hoa Câu 29: Nguyên nhân chính nào giúp Nho giáo được nâng lên vị trí độc tôn thời Lê sơ? A.Do Phật giáo và Đạo giáo suy yếu B.Nhân dân không ủng hộ đạo Phật C.Nho giáo hỗ trợ tích cực cho việc xây dựng chính quyền trung ương tập quyền D.Nho giáo đã ăn sâu vào tâm thức của người Việt từ lâu đời Câu 30: Tình hình nhà Lê sơ đầu thế kỉ XVI có điểm gì nổi bật? A. khủng hoảng suy vong B. phát triển ổn định C. phát triển đến đỉnh cao D. phát triển không ổn định Câu 31: Dưới thời Lê Tương Dực, mọi quyền hành nằm trong tay ai? A. Lê Uy Mục B. Trịnh Tùng C. Trịnh Duy Sản D. Mạc Đăng Dung Câu 32: Nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa nào được mệnh danh là "quân ba chỏm" A. khởi nghĩa Trần Tuân B. khởi nghĩa Trần Cảo C. khởi nghĩa Phùng Chương D. khởi nghĩa Trịnh Hưng Câu 33: Năm 1527 diễn ra sự kiện quan trọng gì trong lịch sử Việt Nam? A. chiến tranh Trịnh - Nguyễn kết thúc B. chính quyền Đàng Ngoài được thành lập C. chính quyền Đàng Trong được thành lập D. Mạc Đăng Dung lập ra triều Mạc Câu 34: Cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong thế kỉ XVI - XVII không để lại hậu quả nào sau đây? A. đất nước bị chia cắt B. khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt C. sức mạnh phòng thủ đất nước bị suy giảm D. nền kinh tế hàng hóa có điều kiện phát triển Câu 35: Sự nghiệp thống nhất đất nước của nghĩa quân Tây Sơn bước đầu được hoàn thành khi quân Tây Sơn A. Đánh bại quân xâm lược Xiêm. B. Đánh bại quân xâm lược Thanh. C. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn. D. Đánh đổ chính quyền Lê-Trịnh. Câu 36: Với việc đánh đổ các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh, Nguyễn, phong trào Tây Sơn có đóng góp gì cho Lịch sử dân tộc? A. Hoàn thành việc thống nhất đất nước sau nhiều thế kỉ bị chia cắt. B. Thiết lập vương triều mới (Tây Sơn) tiến bộ hơn chính quyền Lê-Trịnh, Nguyễn. C. Hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. D. Xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài, bước đầu hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước. Câu 37: Nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1788-1789) có điểm gì khác biệt so với ba cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)? A. Lối đánh thần tốc, táo bạo, bất ngờ, linh hoạt. B. Chủ động tấn công chặn trước kế hoạch của giặc. C. Rút lui chiến lược, chớp thời cơ để tiến hành phản công. D. Phòng ngự tích cực thông qua chiến thuật “vườn không nhà trống”.

1
5 tháng 5 2021

20. A

21. D

22. C

23. D

24. B

25. A

26. A

27. C

28. A

29. C

30. A

31. C

32. B

33. D

34. D

35. D

36. D

37. A

30 tháng 4 2016

C1: 

Những hoạt động của Nguyễn Huệ trên đất Bắc Hà năm 1786:

◦ Năm 1786: Nguyễn Huệ được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.

◦ Tháng 6-1786: Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.

◦ Giữa năm 1786: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.

◦ Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.

Ba lần tiến quân ra Bắc Mục tiêuThời gianThời gianKết quả
 Lần thứ ILật đổ chính quyền phong kiến chúa TrịnhGiữa 1786Nguyễn HuệLật đổ chính quyền phong kiến họ Trịnh tạo cơ sở cho việc thống nhất đất nước
Lần thứ IITiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh1787

Vũ Văn Nhậm

Tiêu diệt được Nguyễn hữu Chỉnh
Lần thứ IIIDiệt Vũ Văn NhậmGiữa 1788Nguyễn HuệDiệt được Nhậm, tự tay xây dựng

 

30 tháng 4 2016

C2:

-Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân vào đánh Phú Xuân. Chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.
-Nguyễn Nhạc tạm hoà với Trịnh để đánh Nguyễn.
-Năm 1777, quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền phong kiến Đàng Trong.
-6/1786 Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân , sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”
-Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao chính quyền cho vua Lê
-Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.
-> Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê thối nát và đã hoàn thành được sứ mệnh lịch

4 tháng 4 2017

- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê đã xóa bỏ danh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho sự thống nhất quốc gia.

- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân Xiêm, Thanh có ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn là giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, 1 lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.

4 tháng 4 2017

Vai trò và những đóng góp to lớn có ý nghĩa quyết định của phong trào Tây Sơn và của vương triều Quang Trung thể hiện trong diễn biến của phong trào Tây Sơn như là người chỉ huy quân Tây Sơn bắt, giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, cũng là người chỉ huy quân Tây Sơn tiến ra Bắc, tiêu diệt chính quyền họ Trịnh và sau đó là chính quyền vua Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, là vị tổng chỉ huy đánh bại 5 vạn quân xâm lược Xiêm, 29 vạn quân xâm lược Thanh, là vị hoàng đế sáng lập ra Vương triều Tây Sơn với nhiều chính sách cải cách tích cực... củng cố nền độc lập tự chủ của dân tộc.

Câu 1: Những tầng lớp mới trong xã hội phong kiến châu Âu là:A. Qúy tộc người Giéc-man, nông dân công xãB. Lãnh chúa và nông nôC. Thủ lĩnh quân sự, quan lại người HánD.Thủ lĩnh quân sự, quan lại người Giéc-manCâu 2: Quan hệ sản xuất trong các lãnh địa châu Âu là:A. Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệB. Quan hệ sản xuất phong kiếnC. Quan hệ sản xuất tư bảnCâu 3: Cuộc đấu tranh của giai...
Đọc tiếp

Câu 1: Những tầng lớp mới trong xã hội phong kiến châu Âu là:

A. Qúy tộc người Giéc-man, nông dân công xã

B. Lãnh chúa và nông nô

C. Thủ lĩnh quân sự, quan lại người Hán

D.Thủ lĩnh quân sự, quan lại người Giéc-man

Câu 2: Quan hệ sản xuất trong các lãnh địa châu Âu là:

A. Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ

B. Quan hệ sản xuất phong kiến

C. Quan hệ sản xuất tư bản

Câu 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu được biểu hiện qua các phong trào:

A. Phong trào Duy Tân

B. Phong trào văn hóa Phục Hưng

C. Phong trào cải cách tôn giáo

D. B và C đúng 

* Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây cho phù hợp:

Xã hội phong kiến Châu Âu đã được hình thành như thế nào?

A. Xuất hiện những tầng lớp mới trong xã hội 

B. Bộ máy nhà nước Rô-ma sụp đổ

C. Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành

D. Ruộng đất của chủ nô chia phần nhiều cho tứ lĩnh, quý tộc

#A.R.M.Y_CLOVER_EXO-L_giúp mk giải bài này vs

#HELP ME  

 

5
9 tháng 10 2016

Câu 1: Những tầng lớp mới trong xã hội phong kiến châu Âu là:

A. Qúy tộc người Giéc-man, nông dân công xã

B. Lãnh chúa và nông nô

C. Thủ lĩnh quân sự, quan lại người Hán

D.Thủ lĩnh quân sự, quan lại người Giéc-man

Câu 2: Quan hệ sản xuất trong các lãnh địa châu Âu là:

A. Quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ

B. Quan hệ sản xuất phong kiến

C. Quan hệ sản xuất tư bản

Câu 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại châu Âu được biểu hiện qua các phong trào:

A. Phong trào Duy Tân

B. Phong trào văn hóa Phục Hưng

C. Phong trào cải cách tôn giáo

D. B và C đúng 

* Hãy sắp xếp các sự kiện dưới đây cho phù hợp:

Xã hội phong kiến Châu Âu đã được hình thành như thế nào?

2. A. Xuất hiện những tầng lớp mới trong xã hội 

1. B. Bộ máy nhà nước Rô-ma sụp đổ

4. C. Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành

3. D. Ruộng đất của chủ nô chia phần nhiều cho tứ lĩnh, quý tộc

9 tháng 10 2016

1B , 2A , 3 B và C , 

theo thứ tự : b , d , c a .

9 tháng 5 2016

mk chỉ bít 1 ít thôi thông cảm nka!

-Ý nghĩa đánh tan các cuộc xâm lược Xiêm: Là trận thủy chiến lớn nhất, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến xâm lược  Xiêm. Đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên trình độ mới.

-Ý nghĩa Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh: Tạo điều kiện cơ bản thống nhất đất nước. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

-Ý nghĩa Lịch sử: Lật đổ chính quyền Nguyến-Trịnh-Lê, xóa bỏ chia cách đất nước. Đánh tan xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ độc lập dân tộc lãnh thổ của Tổ Quốc.

25 tháng 4 2016

Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn:

Năm 1773, nghĩa quân hạ thành Quy Nhơn

Năm1774, nghĩa quân đã mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Ngãi đến Bình thuận

Biết tin Tây sơn nổi dậy, quân Trịnh đã phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế)

Họ Nguyễn không chống nổi quân trịnh phải vượt biển chạy vào Gia Định

Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi, phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn

Trước tình thế đó nghĩa quân đã phải hòa hoãn với quân Trịnh

Nghĩa quân đánh vào Gia Định để tiêu diệt quân Nguyễn

Năm 1783 chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ

26 tháng 4 2016

Còn lật đổ Trịnh và Lê nữa đâu bn????

1. kể tên các cuộc phát kiến địa lý diễn ra vào cuối thế kỉ 15 - đầu thế kỉ 16 :-> - Đi - a - xơ đến cực Nam châu Phi. - Va - xcô - đơ Ga - ma đến Tây Nam Ấn Độ. - Cô - lôm -bô tìm ra châu Mĩ. - Me - gien - lan đi vòng quanh trái đất.2. Hoạt động kinh tế chủ đạo trong lãnh địa là ngành nào ?-> Ngành nông nghiệp.3. Thời phong kiến người Trung Quốc có những thành tựu nào ?-> Giấy viết,...
Đọc tiếp

1. kể tên các cuộc phát kiến địa lý diễn ra vào cuối thế kỉ 15 - đầu thế kỉ 16 :

-> - Đi - a - xơ đến cực Nam châu Phi.

- Va - xcô - đơ Ga - ma đến Tây Nam Ấn Độ.

- Cô - lôm -bô tìm ra châu Mĩ.

- Me - gien - lan đi vòng quanh trái đất.

2. Hoạt động kinh tế chủ đạo trong lãnh địa là ngành nào ?

-> Ngành nông nghiệp.

3. Thời phong kiến người Trung Quốc có những thành tựu nào ?

-> Giấy viết, nghề in, la bàn, thuốc súng.

4. Kể tên thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến :

-> Chữ viết : chữ Phạn.

5. Những công trình kiến trúc của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á :

-> Ăng - co Vát, Ăng - co Thom, Thạt Luổng, tháp Pa - gan, chùa Một Cột.

6. Tình hình nước ta cuối thời Ngô có đặc điểm gì nổi bật ? Ai là người giải quyết khó khăn trên ?

-> Bãi bỏ chức Tiết độ sứ, loạn 12 sứ quân. Đinh Bộ Lĩnh là người thống nhất đất nước.

7. Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất của Lê Hoàn :

-> - Đầu năm 981, quân Tống theo 2 đường thủy bộ tiến đánh nước ta.

- Lê Hoàn trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến.

- Nhiều trận chiến diễn ra trên sông Bạch Đằng.

- Trên bộ, quân ta chặn đánh quyết liệt.

=> Quân Tống thất bại.

8. Theo em, vua Lê tổ chức lễ cày tịch điền nhằm mục đích gì ?

-> Nhằm khuyến khích nông dân sản xuất nông nghiệp.

9. Em có suy nghĩ gì về công lao của của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn đối với lịch sử dân tộc ? Dẫn chứng :

-> Các ông đều có công lao to lớn đối với đất nước :

- Ngô Quyền : có công chấm dứt thời kì Bắc thuộc, khẳng định chủ quyền dân tộc.

- Đinh Bộ Lĩnh : có công dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước.

- Lê Hoàn : có công đánh bại nhà Tống, giữ gìn và củng cố nền độc lập cho quốc gia.

10. Theo em, thời Ngô - Đinh - Tiền Lê tôn giáo nào phát triển nhất ? Tại sao các nhà sư lại được trọng dụng ?

-> - Đạo Phật phát triển nhất.

- Do giáo dục chưa phát triển, Nho học chưa có ảnh hưởng lớn.

- Các nhà sư là người có học, giỏi chữ Hán.

- Nhà sư được trọng dụng như cố vấn cung đình, nhà ngoại giao đắc lực nên được vua và nhân dân quý trọng.

11. Vì sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La ?

-> - Đất nước vững mạnh, kinh tế phát triển.

- Hoa Lư ( Ninh Bình ) ở xa, hẻo lánh. Thăng Long có vị trí thuận lợi, là trung tâm của đất nước. Đất rộng và bằng phẳng, tiện lợi. Đó là nơi thắng địa hội tụ 4 phương. Phù hợp để đóng đô.

12. Em hiểu như thế nào về chính sách ngụ binh ư nông của nhà Lý ?

-> - Ngụ binh ư nông là gửi binh ở nhà nông.

- Cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng.

- Thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫ ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.

13. Để tăng cường củng cố quân -sự và quốc phòng, Hồ Quý Ly đã làm gì ?

-> - Làm sổ đinh.

- Sản xuất vũ khí.

- Phòng thủ nơi hiểm yếu.

- Xây dựng thành kiên cố.

14. Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thời Lý ?

-> Kinh tế dần được phục hồi và phát triển, nhất là kinh tế nông nhgiệp.

15. Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế nông nhiệp ?

-> - Mở rộng diện tích nông nghiệp.

- Khai hoang, lập làng xã.

- Đặt chức Hà đê sứ trông coi việc đắp đê.

=> Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và phát triển.

* Phần hình : Bài 13 : hình 1, 2, 3.

Bài 15 : hình 5, 6, 7.

Bài 16 : hình 5, 6.

phạm nguyên khang ơi, xong rồi nè ! Nhớ học bài đó nha !...banhqua ok

 

 

 

2
22 tháng 12 2016

 

 

vui thank you

 

4 tháng 10 2019

💔 💔 💔

11 tháng 12 2016

I. Lịch sử thế giới

Câu 1 :

* Nguyên nhân :

- Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.

- Họ muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

* Tên các cuộc phát kiến địa lý :

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.
- Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ.
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
- Năm 1519 – 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất.
 
* Ý nghĩa và tác dụng của các cuộc phát kiến địa lý :
- Các thương nhân thực hiện những cuộc phát kiến địa lý trở nên giàu có nhờ nguồn khoáng sản ở các nước được khai phá, họ đã có được nguồn vốn ban đầu và lực lượng nhân công lao động từ các nước thuộc địa.
 
- Những thương nhân đó trở thành giai cấp tư sản, những người bị lấy mất ruộng phải đi làm thuê cho tư sản trở thành giai cấp vô sản từ đó chủ nghĩa tư bản đã hình thành.
 
Câu 2 : Những nét chung của xã hội phong kiến
 
* Về kinh tế :
- Ngành sản xuất chính : nông nghiệp, ngoài ra còn có chăn nuôi và làm nghề thủ công
- Nền sản xuất khép kín:
+ Phương Đông : khép kín trong công xã nông thôn
+ Châu Âu : khép kín trong lãnh địa phong kiến
- Kĩ thuật canh tác sản xuất lạc hậu
- Ruộng đất nằm trong tay lãnh chúa phong kiến ( châu Âu ), địa chủ ( phương Đông )
- Ở châu Âu từ thế kỉ XI công thương nghiệp ngày càng phát triển -> dẫn đến xuất hiện mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến
- Ở phương Đông, công thương nghiệp kém phát triển
* Về xã hội : có 2 giai cấp cơ bản
- Châu Âu : lãnh chúa phong kiến và nông nô
- Phương Đông : địa chủ và nông dân lĩnh canh
- Địa chủ và lãnh chúa phong kiến bóc lột nông dân lĩnh canh, nông nô bằng hình thức địa tô
* Về nhà nước:
- Các quốc gia phong kiến đều có thể chế nhà nước là nhà nước quân chủ ( Vua đứng đầu nắm mọi quyền hành )
+ Phương Đông : Nhà nước quân chủ mang t/chất tập quyền từ rất sớm
+ Châu Âu: Trước thế kỉ XV nhà nước quân chủ còn mang tính phân quyền ( Quyền lực của nhà vua còn hạn chế ) đến thế kỉ XV thì tính chất tập quyền ngày càng cao