K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 6 2019

A. từ đậu 1 : động từ, từ đậu 2 : danh từ

B. từ đá 1 : động từ, từ đá 2 : danh từ

tk cho mk nhé mk tk lại cho nà

3 tháng 6 2019

a> Đậu (1) là động từ
Đậu (1) là danh từ

b) Đá (1) động từ
Đá (2) là tính từ

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
10 tháng 7 2019

a. đào 1: động từ. đào 2: danh từ

b. bò 1: động từ. bò 2: danh từ

c. đậu 1: động từ. đậu 2: danh từ

d. đá 1: động từ, đá 2: danh từ

e. bàn 1: danh từ, bàn 2: động từ

5 tháng 7 2019

a. Ruồi đậu mâm xôi đậu

Từ đậu thứ 1: động từ

Từ đậu thứ 2: danh từ

b. Con ngựa đá con ngựa đá

Từ đá thứ 1: động từ

Từ đá thứ 2: danh từ

c. Kiến  đĩa thịt 

Từ bò thứ 1: động từ

Từ bò thứ 2: danh từ

d. Tôi đào đất trồng đào

Từ đào thứ 1: động từ

Từ đào thứ 2: danh từ

e. Tôi ngồi vào bàn để bàn công việc

Từ bàn thứ 1: danh từ

Từ bàn thứ 2: động từ

^_^

12 tháng 4 2019

Em sinh ra và lớn lên ở Bản Đôn, một huyện lị của miền Tây Nguyên đầy nắng và gió. Ở nơi em ở, ngoài sinh thái về rừng, còn có một điểm thu hút khách du lịch đến thăm thú, đó chính là cưỡi voi. Tuy số lượng không còn nhiều như trước, nhưng ở khu du lịch sinh thái, có thể thấy một đàn voi tận mắt.

Lúc em nhìn tận mắt chú voi lần đầu là khi em lên 4 tuổi, lần đó ba mẹ đưa em đi cưỡi voi, với một đứa trẻ thì đây là một trải nghiệm vô cùng mới mẻ. Một chú voi trưởng thành có vóc dáng đồ sộ như một chiếc xe tải di động. Một người lớn chỉ cao đến ngang bụng chúng. Toàn thân voi xám xịt, làn da không trơn láng mà có những nếp nhăn dọc ngang. Cặp ngà trắng muốt như điểm nhấn cho chúng vậy. Cả cơ thể nặng nề di chuyển trên bốn chiếc chân to như bốn cái cột đình, vì vậy bước đi của chúng cũng từ tốn chậm rãi.

Đầu chú voi rất lớn để tương xứng với kích cỡ thân người. Đôi tai như hai cái mo cau của bà nội em, lúc nào cũng phe phẩy. Nổi bật nhất có lẽ là chiếc vòi vừa dài vừa to, sun sun như con đỉa. Chiếc vòi ấy rất hữu ích đối với các bạn voi đấy nhé! Mọi hoạt động đơn giản của chúng đều sử dụng đến chiếc vòi, vừa để đánh mùi thức ăn, vừa như ra đa dò đường, lại giống như bàn tay để cầm nắm mọi thứ, đôi khi còn là vũ khí để tấn công và tự vệ. Dưới chiếc vòi đa năng là một cái miệng rộng, thỉnh thoảng lại kêu lên thứ tiếng kì quái nói chuyện với đồng loại xung quanh.

Khi em được người quản tượng bế lên trên chiếc ghế mây cột chặt trên lưng voi, cảm giác hơi sợ hãi. Nhưng rất nhanh sau đó đã thay thế bằng sự thích thú trầm trồ khi chú voi to lớn bắt đầu bước đi. Ngồi trên lưng voi lắc lư qua lại, mẹ em phải giữ em để khỏi trượt ra khỏi ghế. Phía trên gáy của voi là người quản tượng ngồi để điều khiển. Chú voi lừng lững bước dọc con sông lớn cho khách tham quan nhìn tận cảnh từ trên cao. Đi được một vòng quanh dòng sông, chú voi chở em về chòi cao để hạ cánh an toàn.

Mặc dù sau này vẫn được cưỡi voi vài lần nữa, nhưng em vẫn ấn tượng sâu đậm nhất là lần cưỡi đầu tiên. Đó là kỉ niệm đẹp trong kí ức tuổi thơ của em.
 

15 tháng 5 2019

Mk biết nhưng giải thích dài dòng lắm.

Nhưng xin tk nhé cảm ơn ạ

15 tháng 5 2019

-Kiến tha lâu cũng đầy tổ : Câu nói về đức tính kiên chì , chăm chỉ , chịu khó của con người .Những con kiến ngỏ bé không thể 1 lúc mà khiến cho 1 cái tổ đầy đc , chúng phải tích góp , tha từng ngày một , cuối cùng cũng rồi cũng đầy tổ . Con người cũng vậy , sự kiên trì , chịu khó sẽ giúp ta đi đến thành công

-Vào sinh ra tử : Luôn cận kề với cái chết , xông pha mặt trận và  đối mặt với nguy hiểm nhiều lần , ngoài những câu này ra còn những người nguyện sống chết có nhau ,dù là chuyện j đi nữa . Câu còn chỉ lời thề của những người giang hồ 

-Đi một ngày đàng , học 1 sàng khôn : Đi học hỏi ở nhiều nơi sẽ cho ta thêm nhiều kiến thức

Mỏi tay vl :((

1.. Cây bưởi đúng là một loài cây không thể thiếu đối với cuộc sống của dân Việt Nam. Nó là một phần của những ngày lễ, ngày hội quan trọng. Nếu thiếu bưởi thì cuộc sống tinh thần của người dân Việt Nam sẽ vô vị đến mức nào.

2. Cây phượng già đã chứng kiến bao niềm vui nỗi buồn của chúng em. Mỗi lần phượng nở hoa, lòng em lại rộn ràng lên những cảm xúc khó tả. Đó là lúc em khi sắp phải xa mái trường, xa cây phượng. Mai đây lớn khôn, em luôn nghĩ về ngôi trường tiểu học, nhớ tới cây phượng già thân quen này.

3. Một năm bắt đầu từ mùa xuân và mùa xuân có hoa đào đó là những dấu hiệu quen thuộc khiến tôi nhận ra mình đã thêm một tuổi mới. Dù sau này lớn lên,tôi sẽ không quên được hình ảnh cây hoa đào trong mùa xuân yêu hương

25 tháng 5 2019

Đếm 

tay

rau

chí

sắc, quen

sương muối, gió nồm

một

thầy

mày

gian nan

t.i.c.k cho mk nhé

25 tháng 5 2019

1. Đếm

2. Tay

3. No

4. Chí

5. Sắc và quen

6. Mua muối và mua vôi

7. Một

8. Thầy

9. Mày

10. Giang nan

22 tháng 11 2018

a) Mở bài: Giới thiệu chiếc áo hiện đang mặc tới lớp: Chiếc áo có từ bao giờ? Mua hay may trong dịp nào? Ai mua, mua ở đâu?

Ví dụ: Đó là một chiếc áo sơ mi màu trắng – màu đồng phục của nhà trường mà mẹ đã dẫn em đi chợ nhà lồng thị xã mua cho nhân dịp đầu năm học mới.

b) Thân bài:

– Tả bao quát chiếc áo (kiểu áo, loại vải)

– Tả từng bộ phận:

+ Cổ áo hình dáng thế nào? Bình thường hay tròn như lá sen có viền đăng ten không? v.v…

+ Thân áo: Rộng hay vừa? Cúc áo có gì đặc biệt? Hai vạt áo phía trước có in hình gì không? v.v…

+ Tay áo: dài tay, cộc tay hay tay lửng?

– Thường ngày đi học về, ai giặt áo, ai là ủi áo xếp hay mắc vào móc áo, để ở đâu?

c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về chiếc áo.

22 tháng 11 2018

Chiếc áo đồng phục này em mới được nhà trường phát cho từ tuần trước.

Khác hẳn với chiếc áo hồi lớp ba của em, chiếc áo này lại có màu rắng và màu xanh lam trông rất mát mắt. Tay áo dài, màu xanh, rất vừa với tay em. Phía trên cánh tay còn có một phù hiệu in biểu tượng quen thuộc của trường tiểu học Trần Quốc Toản, ở đó có hình trang vở, cây bút viết, tên trường, số điện thoại. Chạy dọc theo cánh tay áo là ba đường vải may màu trắng, chúng chỉ rộng khoảng một cm nhưng trông thật nổi bật trên nền vải xanh. Phần cổ tay được may bằng ba lớp chun liên tiếp nhau, có thể co giãn được và vừa khít với tay em nên khi trời lạnh, gió không thể luồn qua được. Thân áo rộng, được may bằng vải màu xanh, phía trên màu trắng, giáp giữa là hai đường vải nhỏ chạy song song với nhau trông rất đẹp. Chiếc áo khoác nhỏ nhắn, màu trắng nằm ngay sát mép vạt áo. Khi nào trời lạnh em kéo khoá áo lên kín cổ, cổ áo hiện lên màu hoa lay-ơn trắng muốt nhưng thật ấm áp. Còn khi nào trời hơi se lạnh thì em kéo đến ngang cổ rồi bẻ cổ áo ra hai bên, lúc đó, cổ áo lại là một màu xanh biếc như màu của nước biển. Thân áo còn có hai chiếc túi xinh xinh ở hai bên nhưng cũng rất rộng, em co thể đút vừa cả hai bàn tay của mình. Bên trong của áo được may bằng lớp vải màu trắng, ở giữa có lót thêm một lớp bông. Nhờ có lớp bông này mà áo phồng lên thật to, thật đẹp và khi mặc vào lại cũng thật là ấm.

Em rất yêu quý chiếc áo đồng phục của mình.

k nha

24 tháng 4 2020

Khi em lên lớp hai, bố trồng một cây vú sữa gần cổng nhà. Hai năm qua đi, cây vú sữa đã ra lứa đầu tiên cho quả ăn rất ngon, ngọt. Năm nay,khi gió heo may tràn về, đó cũng là lúc cây vú sữa đong đưa theo gió những trái tròn bóng, xanh tươi.

Cây vú sữa cao hơn bốn mét, tán lá xoè rộng, che mát một góc sân. Thân cây to bằng một bắp đùi người lớn. Lên cao, thân cây thon nhỏ lại, đâm cành, chĩa nhánh ra xung quanh, vỏ của thân cây màu nâu đậm, xù xì, nứt rạn như mặt bùn khô đanh lại.Cành vú sữa giòn, dễ gãy nên nếu cành nào sai quả, bố em phải dùng cây dựng lên đỡ cành. Trái vú sữa trắng bóng, tròn trịa, lúc lỉu trên cành như hàng trăm quả banh chuyền màu trắng xanh đang chuyển dần sang màu trắng ngà, có trái mang màu trắng như màu của hạt ngọc trai. Cây vú sữa sai trĩu trịt, đu đưa theo gió. Bầu sữa của cây, nom thật thích mắt. Lá vú sữa hơi cứng, có hai mặt khác màu nhau, phiến lá hình bầu, mặt trên xanh bóng, thẫm màu, mặt dưới phiến lá màu đỏ đồng pha nâu. Bẻ một lá vú sữa, nhựa của lá có thể làm bỏng rát da tay. Nhựa vú sữa dính chặt như keo vậy.

Vú sữa phải để chín trên cây mới hái ăn được. Vú sữa không giống những loại cây ăn quả khác chớm già là hái ăn được. Vú sữa phải để chín bóng mới hái vì nếu hái non, quả đầy mủ nhựa không ăn được. Vú sữa chín, lăn trái cho hơi mềm tay hẵng cắt ra ăn. Thịt của quả có hai phần rõ rệt. Thịt trong và dai bao bọc lấy hạt màu đen ở giữa quả, được bao bọc bởi một lớp thịt dày, mềm và rất ngọt ở bên ngoài. Vũ sữa là loại trái cây có tính nóng, không nên ăn nhiều một lúc dù trái của nó rất ngon.

Chỉ có một cây vú sữa mà nhà em có trái cây tươi ngon dâng tổ tiên và làm quà biếu cho anh em, xóm giềng. Bố em vun gốc cho cây rồi bón phân ka-li, tưới nước đều đặn nên cây sai quả, trái lớn, tròn, đẹp, ngọt ngon. Chiều mát, em đứng ở hiên nhà nhìn cây vú sữa bồng bế lũ con tròn bóng của nó thật thích mắt.

Em rất thích cây vú sữa bố trồng, nhất là lúc nó đang sai quả. Phụ tưới cây với bố là niềm vui của em. Bố em cũng rất vui khi hai cha con lúi húi chăm cây trái. Cây vú sữa vừa cho trái ngon, vừa che mát sân nhà. Gió reo, lá cây vú sữa trò chuyện cùng nhau, cành lá lao xao. Cảnh quê thanh bình thật yên ả

2 tháng 5 2020

Dàn ý của một bài văn miêu tả cây ăn quả

Bài văn miêu tả cây cối thường có ba phần:

1. Mở bài: giới thiệu cây định tả.

2. Thân bài:

a) Tả bao quát hình ảnh của cây.

b) Tả từng bộ phận của cây (hoặc tả từng thời kì phát triển của cây)

3. Kết bài:

- Nêu ích lợi của cây. Tình cảm của em đối với cây.

- Ấn tượng của cây đối với mọi người.

Tả cây Nhãn

Tôi yêu quê hương với những hàng nhãn xanh mướt.

Ở quê tôi, nhãn mọc trong vườn, trước sân, sau nhà và ngay dọc hai bên con lộ. Mùa xuân đến mưa bay lất phất, muôn vật như tỉnh giấc, và cây nhãn cũng vậy, nó đang hân hoan trút bỏ những tàn lá cuối đông theo làn gió nhẹ. Nhãn say sưa uống những hạt mưa xuân, xòe ra những chồi, những lá xanh non mịn màng. Và khi đã uống no những giọt mưa thì nhãn bắt đầu đơm hoa. Từng chùm hoa tranh nhau tỏa hương thơm nức, dụ đến hàng đàn ong vờn qua vờn lại.

Ngày qua đi, tuần qua đi, hoa nhãn rụng đầy quanh gốc, nhưng trên tán lá lại chi chít những quả nhãn non. Thoạt đầu quả nhãn và cùi chưa phân chia, chỉ một màu trắng. Về sau chia ra hạt, ra cùi và hạt nhãn dần dần đen lại. Vào giữa mùa hè thì quả nhãn chín, từng chùm quả mọng nước, ngọt lịm. Lũ trẻ chúng tôi háo hức tận hưởng vị ngọt của nhãn.

Bạn hãy đến đây và thưởng thức đi. Nhưng khi bạn tận hưởng hương vị thơm ngon của quả nhãn thì bạn chớ có quên rằng chính cây nhãn mới là nguồn cung cấp hương vị đó. Cây nhãn cần mẫn, âm thầm làm việc để cống hiến tinh túy của bản thân cho đời. Quả nhãn dùng làm thuốc, hạt có thể chế cồn. Cây nhãn không đòi hỏi đất đai màu mỡ, nước tưới đầy đủ, nó vẫn có thể nảy mầm, xanh tươi.

Cây nhãn ơi, tôi rất yêu quý nhãn, yêu quý cái cốt cách của nhãn. Một sức sống mạnh mẽ, một tinh thần vô tư

bạn tham khảo bài nhé 

ko phải mình chép trên mạng đâu nhá