Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Tình thái từ nghi vấn "chứ": dùng để hỏi, nhưng điều muốn hỏi ít nhiều đx biết trước câu trả lời
b, Tình thái từ cảm thán "chứ" : nhấn mạnh điều vừa thực hiện
c, Tình thái từ nghi vấn "ư" biểu lộ sự hoài nghi, thắc mắc
d, Tình thái từ nghi vấn "nhỉ" biểu lộ sự băn khoăn, nghi vấn
e, Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm "nhé": biểu thị thái độ thân mật, cầu mong
g, Tình thái từ cảm thán "vậy": miễn cưỡng đồng ý
h, Tình thái từ "cơ mà": biểu thị thái độ động viên, an ủi một cách thân tình.
1. Lão Hạc - Nam Cao
2. Văn bản Trong lòng mẹ (trích Những ngày thơ ấu) - Nguyên Hồng.
Lí do: Tác giả kể lại những kỉ niệm ấu thơ của mình.
3. Vản bản Tức nước vỡ bờ (trích Tắt đèn - Ngô Tất Tố)
Phẩm chất của người phụ nữ: yêu chồng, thương con, đảm đang, tháo vát, bản lĩnh, dũng cảm, bất khuất.
4. Nhan đề "Tức nước vỡ bờ" - lấy từ câu tục ngữ, chỉ tình trạng con người bị áp bức nhiều sẽ vùng dậy, đứng lên chống trả.
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
→ Kiểu câu nghi vấn
→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc
#kin
~~hok tốt~~
c) - Điệp từ: thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ. Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết.
- Câu hỏi tu từ : không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian hun hút thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn...
- Nhân hóa : cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên), những vật vô tri cũng buồn cùng ông đồ cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng.
- Các câu nghi vấn trong những đoạn trích trên:
+ Hồn ở đâu bây giờ?
+ Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?
+ Có biết không?... phép tắc gì nữa à?
+ Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?
+ Con gái tôi vẽ đấy ư?
- Những câu nghi vấn trên không dùng để hỏi
a, Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc, hoài cổ của tác giả
b, Bộc lộ sự tức giận, đe dọa của tên cai lệ
c, Bộc lộ sự đe dọa, quát nạt của tên quan hộ đê
d, Khẳng định vai trò của văn chương trong đời sống
e, Bộc lộ sự ngạc nhiên của nhân vật người bố.
- Các câu nghi vấn trên có dấu hỏi chấm kết thúc (hình thức),
+ Câu nghi vấn trên để biểu lộ cảm xúc, đe dọa, khẳng định, ngạc nhiên…
+ Không yêu cầu người đối thoại trả lời.
Trả lời:
Xác định kiểu câu và hành động nói trong câu sau:
Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?
→ Kiểu câu nghi vấn
→ Hành động hỏi, bộc lộ cảm xúc
#Kin
~~ HỌc Tốt ~~
Trả lời :
" Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?"
Hai câu cuối là sự chốt lại rất mạnh mẽ mà rất khẽ khàng. Lời thơ đã trực tiếp diễn tả những xúc cảm dâng trào, kết đọng và mang chiều sâu khái quát. Từ hình ảnh ông đồ, thi sĩ đã liên tưởng tới hình ảnh "Những người muôn năm cũ" và
thi sĩ hỏi, hỏi một cách xót xa: hỏi trời, hỏi mây, hỏi cuộc sống, hỏi cả một thời đại, hỏi để mà cảm thông cho thân phận của ông đồ. Câu hỏi tu từ đặt ra là một lời tự vấn, như tiếng gọi hồn. ''Những người muôn năm cũ" không còn nữa. Ôi, những giá trị tinh thần, những linh hồn đã làm phong phú cho văn hoá đất nước thì bây giờ ở đâu? Câu hỏi tiềm ẩn sự ngậm ngùi day dứt. Đó là nỗi niềm trắc ẩn, xót thương cho những người như ông đồ đã bị thời thế khước từ. Tất cả những gì của một thời hoàng kim giờ chỉ còn là một sắc màu nhạt phai, ngập ngừng, quấn quanh, đầy tê tái. Bài thơ đã gợi lên "mối sầu vạn kỉ", cái ra đi của ngày hôm qua khiến hôm nay chúng ta phải nao lòng. Ông đồ đã phai nhạt và biến mất cũng bởi thời thế đổi thay. Chữ quốc ngữ xuất hiện và người ta không còn để ý đến chữ Nho nữa. Chữ Nho dần dần như một thứ cũ kĩ bị thái đi. Đó là sự sụp đổ, ra đi của cả một thời đại, là tấn bi kịch, là nỗi buồn rơi rụng tàn phai. Ông đồ không còn cũng như xã hội đương thời không quan tâm thậm chí đã vứt bỏ đi vẻ đẹp cuộc sống tinh thần. Mất nước là mất tất cả.
Hok_Tốt
#Thiên_Hy
Xác định mục đích nói của những câu nghi vấn trong trường hợp sau:
a, Nếu không bán con thì lấy tiền đâu nộp sưu để cứu thầy Dần?
--> Phủ định
d, Tôi cười dài trong tiếng nấc hỏi cô tôi:
- Sao cô biết mợ con có con?
--> Hỏi
c, Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à?
--> Khẳng định
b, Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
--> Bộc lộ cảm xúc ( nhớ thương)
a) Nếu không bán con thì lấy tiền đâu để nộp sưu cứa thầy Dần
\(\rightarrow\) Mục đích nói : phủ định
b) Bác đã đi rồi sao , Bác ơi !
\(\rightarrow\) Mục đích nói : bộc lộ cảm xúc
c) Ông tưởng mày chết đêm qua , còn sống đấy à ?
\(\rightarrow\) Mục đích nói : khẳng định
d) Tôi cười dài trong tiếng khóc hỏi cô tôi :
- Sao cô biết mợ con có con ?
\(\rightarrow\) Mục đích nói : Hỏi
e) Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?
\(\rightarrow\) Mục đích nói : bộc lộ cảm xúc
f) Thoắt trông lờn lợn màu da
Ăn gì to lớn đẫy đà làm sao ?
\(\rightarrow\) Mục đích nói : bộc lộ cảm xúc
g) Nghe nói , vua và các triều thần đều bật cười . Vua lại phán :
- Mày muốn có em thì phải cưới vợ khác cho cha mày , chứ cha mày là giống đực sao mà đẻ được ?
\(\rightarrow\) Mục đích nói : khẳng định
h) Mụ vợ nổi trận lôi đình , tát vào mặt ông lão :
- Mày cãi à ? Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ? Đi ngay ra biển nếu không tao sẽ cho người lôi đi
Mày cãi à ?
\(\rightarrow\) Mucj đích nói : bộc lộ cảm xúc
Mày dám cãi một bà nhất phẩm phu nhân à ?
\(\rightarrow\) Mục đích nói : bộc lộ cảm xúc
Đi ngay ra biển
\(\rightarrow\) Mục đích nói : ra lệnh
Chúc bạn học tốt