Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đề 4
Hôm nay tổ chúng em họp để trao đổi ý kiến về những việc cần làm để bảo vệ môi trường. Sauk hi thảo luận sôi nổi, tổ nhất trí những vấn đề cụ thể dưới đây.
Chúng em nhận thấy sân trường đã sạch và đẹp, vườn cây trong trường thật sự xanh tốt. Nói chung các bạn đều có ý thức giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường ở những khu vực này. Tuy nhiên, phía sau các phòng học còn bẩn do các bạn thường vứt rác, do vậy, chúng em cần phải tiến hành dọn vệ sinh ở những nơi đó, đồng thời nhắc nhở các bạn không được vứt rác ra phía sau mà đem bỏ vào sọt rác phía trước. Nhũng trường hợp vi phạm cần phải nhắc nhở hoặc báo lên trường để có hình thức kỉ luật. Tổ em đã thống nhất với ý kiến này.
đề còn lại chịu........
Đề 1 :Con người không thể thiếu đức tính kiên trì và ý chí nghị lực nếu muốn thành công trong cuộc sống. Câu tục ngữ “Có chí thì nên” mà ông cha ta truyền lại đã khẳng định điều đó. “Chí” là hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, là ý chí, nghị lực và sự kiên trì. “Nên” là sự thành công trong mọi việc. “Có chí thì nên” khẳng định vai trò và ý nghĩa to lớn của ý chí trong cuộc sống. Khi ta làm bất cứ việc gì, nếu có ý chí, nghị lực và sự kiên trì thì chúng ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn, trở ngại để đi đến thành công bởi vì tất cả những thành công đều phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Tính kiên trì sẽ giúp chúng ta không nản chí trước những thất bại và biết rút kinh nghiệm từ những thất bại đó để làm nên thành công sau này. Nếu chỉ có một lần thất bại đã nản lòng, nhụt chí thì chúng ta sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu của mình. Tóm lại, mỗi học sinh nên hiểu được lợi ích của đức tính kiên trì và bắt đầu rèn luyện ý chí, nghị lực ngay từ những việc nhỏ trong học tập để sau này trở thành những người có ích cho xã hội.
Đề 2 : Kiêu ngạo gây ra tự mãn làm cho mình luôn tưởng mình giỏi và hơn hẳn người khác về mọi mặt. Nghĩ mình không cần phải phấn đấu gì thêm nữa sẽ là bước thụt lùi. Như vậy sẽ làm mất đi nhiều mối quan hệ. Người đó sẽ không thể thành công được. Tự kiêu làm cho mình không học hỏi nữa trong khi cuộc đời là học hỏi không ngừng, không ngơi nghĩ. Tự cao làm cho người ấy bị mọi người xa lánh do có khi thấy người đó như khinh thường họ. Họ không được tôn trọng. Không chịu hợp tác trong công ty, luôn đòi chức vụ cao hơn. Chê bai người khác yếu kém. Tự kiêu, tự mãn cần được khắc phục để mọi người gần nhau và vui vẻ, thành công hơn.
còn tiếp
1) Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4/10/1920 tại làng Phù Lai, huyện Quảng Ðiền, tỉnh Thừa Thiên (nay là Thừa Thiên Huế). Truyền thống văn hóa, văn chương của quê hương và gia đình là những nhân tố quan trọng trong sự hình thành hồn thơ Tố Hữu.
– Năm lên 12 tuổi, mẹ mất. Năm 13 tuổi, vào trường Quốc học (Huế). Tại đây, được trực tiếp tiếp xúc với tư tưởng Cộng sản qua sách báo tiến bộ của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh, Goocki… kết hợp với sự vận động, giác ngộ của các Ðảng viên ưu tú bấy giờ (Lê Duẩn, Phan Ðăng Lưu, Nguyễn Chí Diểu), người thanh niên Nguyễn Kim Thành sớm nhận ra lý tưởng đúng đắn. Gia nhập Ðoàn thanh niên, hăng hái hoạt động, được kết nạp Ðảng năm 1938.
– Tháng 4/1939, bị bắt, bị tra tấn dã man và đày đi nhiều nhà lao. Trong tù, người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi luôn giữ vững khí tiết, tiếp tục hoạt động cách mạng ở mọi hoàn cảnh.
– Cuối 1941, vượt ngục (về hoạt động bí mật ở Hậu Lộc – Thanh Hóa). Khi Cách mạng tháng Tám bùng nổ, là Chủ tịch Uíy ban khởi nghĩa của thành phố Huế. Năm 1946, là bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, luôn giữ những trọng trách trong công tác văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo Ðảng và nhà nước (1948 : Phó tổng thư ký Hội Văn nghệ Việt Nam ; 1963 : Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam ; tại đại hội Ðảng lần II/02-1951 : Ủy viên dự khuyết Trung ương ; 1955 : Ủy viên chính thức ; tại đại hội Ðảng lần III/9-1960 : vào Ban Bí thư ; tại đại hội Ðảng lần IV/1976 : Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, Bí thư Ban chấp hành Trung ương, Trưởng ban Tuyên truyền Trung ương, Phó Ban Nông nghiệp Trung ương ; từ 1980 : Ủy viên chính thức Bộ Chính trị; 1981 : Phó Chủ Tịch Hội đồng Bộ Trưởng).
2) Thơ Tố Hữu là đỉnh cao thơ trữ tình chính trị Việt Nam (Trần Ðình Sử). Có thể tìm thấy ở đó những nét tiêu biểu của quan niệm nghệ thuật Cách mạng.
– Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng ; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với nhân dân. Ngoài ra, các nhà thơ Cách mạng còn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu, cái ác. Tóm lại, phải xứng đáng là người chiến sĩ xung kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
– Văn học không chỉ là văn chương mà thực chất là cuộc đời. Văn chương sẽ không là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. Với Tố Hữu, thơ là Tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí ; làm cho người ta không còn thấy giới hạn của câu chữ, khi cái tình thật mãnh liệt. Màu sắc dân tộc đậm đà cũng là yêu cầu hàng đầu đối với thơ hay, cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Dân tộc mà hiện đại, hiện đại trên cơ sở dân tộc, truyền thống.
II. QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC :
* Tác phẩm của Tố Hữu :
– Thơ : Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và Hoa (1977) ; Một tiếng đờn (1993).
– Tiểu luận : Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta (1973), Cuộc sống cách mạng và văn học nghệ thuật (1981).
1. TỪ ẤY :
– Tập thơ đầu tay, gồm 71 bài, sáng tác trong 10 năm (1936-1946).
– Chia thành ba phần, phản ánh rõ nét quá trình giác ngộ và trưởng thành của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Máu lửa gồm 27 bài, là thơ của thời kỳ Mặt trận Dân chủ ; tập trung vào những vấn đề lớn của thời đại như chống phát xít, phong kiến ; đòi hòa bình, cơm áo ; vấn đề quyền sống con người và cách mạng giải phóng dân tộc. Xiềng xích gồm 30 bài, viết trong tù ; thể hiện nỗi buồn đau và ý chí, khí phách của người chiến sĩ cách mạng trong chốn lao tù. Giải phóng gồm 14 bài, viết từ lúc vượt ngục đến một năm sau ngày độc lập ; chủ yếu ngợi ca lý tưởng, quyết tâm đuổi giặc, cứu nước và niềm vui chiến thắng.
– Trong Từ ấy, không chỉ có tiếng chim rộn rã và hương hoa của niềm vui vừa bắt gặp lý tưởng, mà còn có lời an ủi, động viên chân tình đối với những số phận bất hạnh. Và sau cùng, nhân danh cách mạng, Từ ấy là tiếng thét đầy hờn căm, là hồi kèn xung trận thôi thúc mọi người xông lên, vào trận chiến mất còn với kẻ thù để giành lại quyền sống.
– Tập thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng : khẳng định vai trò lãnh đạo của Ðảng cộng sản trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tạo bước ngoặt lớn cho quá trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Tố Hữu không phải là nhà thơ của riêng tôi, mà là nhà thơ của tất cả thanh niên, nhà thơ của tương lai (K và T trên báo Mới, 1/5/1939).
– Những bài thơ tiêu biểu : Mồ côi, Hai đứa bé ; Ði đi em ; Vú em; Dửng dưng ; Tiếng hát sông Hương ; Từ ấy ; Tâm tư trong tù ; Trăng trối ; Dậy mà đi ; Hồ Chí Minh ; Vui bất tuyệt,….
2. VIỆT BẮC :
– Sáng tác chủ yếu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954), gồm tổng cộng 24 bài (trong đó có 06 bài dịch, 03 bài sáng tác sau 1954).
– Là bức tranh tâm tình của con người Việt Nam trong kháng chiến, thể hiện quyết tâm bảo vệ sự toàn vẹn của đất nước. Cuộc kháng chiến thật nhộn nhịp, hồ hởi nhưng vô cùng gian khổ, đau thương. Nổi bật nhất là hình ảnh quần chúng nhân dân, những người gánh cả cuộc kháng chiến trên vai. Ðó là anh Vệ quốc quân hiên ngang như thiên thần, là em bé liên lạc Mồm huýt sáo vang. Như con chim chích. Nhảy trên đường vàng. Trên hết là hình ảnh Bác Hồ, lãnh tụ kính yêu – vừa cao cả, lớn lao vừa bình dị, gần gũi.
– Ðánh dấu một bước phát triển của thơ Tố Hữu về giọng điệu, ngôn ngữ. Chất dân tộc đậm đà trong thi liệu bình dị, thể thơ quen thuộc.
– Những bài thơ tiêu biểu : Phá đường, Bà mẹ Việt Bắc ; Bầm ơi ; Lượm ; Sáng tháng Năm ; Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên ; Việt Bắc ; Ta đi tới.
3. GIÓ LỘNG
– Gồm 25 bài, sáng tác trong 06 năm (1955-1961) ; tập trung vào hai nhiệm vụ chiến lược : xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh chống Mỹ Ngụy, thống nhất đất nước ở miền Nam.
– Tập thơ mở ra niềm vui lớn vì nửa nước được giải phóng, nhưng là niềm vui chưa trọn vẹn vì :
Ðường giải phóng mới đi một nửa
Nửa mình còn trong nước lửa sôi
Một thân không thể chia đôi
Lửa gươm không thể cắt rời núi sông
(Ba mươi năm đời ta có Ðảng)
Cái tôi trữ tình sôi nổi được bộc lộ trên nền hiện thực hoành tráng của cuộc sống mới. Gió lộng còn là thơ của lòng tri ân, nghĩa tình đối với Ðảng, Bác Hồ, với nhân dân. Tinh thần quốc tế vô sản cũng được đề cập (qua tình cảm đối với Liên Xô, Lê Nin).
– Giọng anh hùng ca ngày càng khẳng định, đề tài có sức bao quát hiện thực, ý thơ mang tầm tư tưởng cao.
– Những bài thơ tiêu biểu : Trên miền Bắc mùa xuân ; Với Lê Nin ; Người con gái Việt Nam ; Thù muôn đời muôn kiếp không tan ; Em ơi … Ba Lan ; Ba mươi năm đời ta có Ðảng ; Tiếng ru ; Bài ca xuân 1961 ; Mẹ Tơm.
4. RA TRẬN
– Gồm 31 bài, sáng tác trong 10 năm chống Mỹ (1962-1971).
– Hai dòng thơ mở đầu (ở bài thứ nhất) thể hiện cảm hứng chủ đạo của cả tập thơ :
Tôi muốn viết những dòng thơ tươi xanh
Vẫn nóng viết những dòng thơ lửa cháy
Vốn là hồn thơ của yêu thương, nghĩa tình, Tố Hữu ao ước được làm thơ ngợi ca thanh bình. Nhưng khi miền Nam, rồi cả nước, chìm trong nước sôi lửa bỏng thì Có thể nào yên, có thể nào khuây…. Dành phần lớn tâm huyết để ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng, do đó, giọng điệu tập thơ thấm đẫm chất hùng ca.
Những bài thơ tiêu biểu : Có thể nào yên ; Miền Nam ; Trên đường thiên lý ; Hãy nhớ lấy lời tôi ; Tiếng hát sang xuân ; Chiếc áo xanh ; Mẹ Suốt ; Êmily, con…; Kính gửi cụ Nguyễn Du ; Tấm ảnh ; Bác ơi ; Theo chân Bác.
5. MÁU VÀ HOA
– Gồm 13 bài, sáng tác trong 06 năm (1971-1977) ; có ý nghĩa tổng kết quá trình phát triển của dân tộc, của Cách mạng Việt Nam – một hành trình đầy máu, đầy hoa, Năm mươi năm máu đỏ thành hoa.
– Máu : biểu tượng của nỗi đau uất hận trong hàng nghìn năm nô lệ và sự hi sinh, xả thân vì nghĩa lớn, xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ. Hoa : biểu tượng cho vẻ đẹp của lý tưởng cộng sản, của chủ nghĩa anh hùng và niềm vui ngày chiến thắng.
– Xuất hiện nhiều bài thơ trường thiên với cảm xúc tổng hợp, bao quát hơn nửa thế kỷ đấu tranh (Nước non ngàn dặm; Với Ðảng, mùa xuân).
– Những bài thơ tiêu biểu : Việt Nam máu và hoa ; Nước non ngàn dặm; với Ðảng, mùa xuân ; Một khúc ca xuân.
6. MỘT TIẾNG ÐỜN :
– Gồm 72 bài, xuất bản năm 1993 ; được giải thưởng của Asian.
– Là những dòng tâm tư, trăn trở từ mạch cảm xúc trong thời hòa bình. Ðời thôi lửa cháy, nên xuất hiện những dòng thơ tươi xanh – mang đậm cảm hứng thế sự. Ðề tài thơ phong phú, đa dạng : ngợi ca vẻ đẹp của quê hương, con người ; công cuộc xây dựng đất nước đầy phức tạp ; tình yêu và số phận con người ; … Âm hưởng thơ bớt vang xa (hướng ngoại) mà vọng sâu hơn (hướng nội)
Em ơi nghe đó, trong đêm lạnh
Ðằm thắm bên một tiếng đờn
– Ngoài giọng anh hùng ca vốn có, thêm giọng trầm lắng, đôi khi xót xa :
Mới bình minh đó, đã hoàng hôn
Ðang nụ cười tươi, bỗng lệ tuôn
Ðời thường sớm nắng chiều mưa vậy
Khuấy động lòng ta biết mấy buồn !
(Một tiếng đờn)
– Những bài thơ tiêu biểu : Một khúc ca ; Ðêm cuối năm ; Ðêm thu quan họ; Ðảng và thơ ; Một tiếng đờn ; Lạ chưa ? ; Xuân hành 92 ; Ta lại đi ; Anh cùng em.
Nhận xét
1) Con đường thơ của Tố Hữu và quá trình phát triển của Cách mạng Việt Nam là song hành. Bám thật chắc vào hiện thực đời sống, ở những khúc quanh, những bước ngoặt quan trọng, thơ Tố Hữu thường tỏ ra thích ứng rất nhanh nên cắm được nhiều cột mốc lịch sử. Tố Hữu là người viết sử Việt Nam hiện đại bằng thơ.
2) Tố Hữu là hình ảnh tiêu biểu của một kiểu nhà thơ mới – nhà thơ trữ tình chính trị. Giữa nhà thơ – chiến sĩ ấy và quần chúng nhân dân không có một khoảng gián cách không gian hoặc tâm tưởng nào. Nhưng không phải một sớm một chiều, cái tôi trữ tình của Tố Hữu có được ngay sự hòa hợp nhuần nhị tuyệt vời với đời sống. Cần một quá trình lâu dài, với nỗ lực không ngừng của bản thân và sự hỗ trợ từ cuộc sống mới tốt đẹp Người yêu người sống để yêu nhau.
III. NHỮNG ÐẶC ÐIỂM CHÍNH CỦA PHONG CÁCH THƠ :
1) Ðỉnh cao của thơ trữ tình chính trị trong văn học Việt Nam hiện đại.
Ở đó, có sự kế tục truyền thống thơ văn yêu nước thời Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, thơ ca Xô Viết Nghệ Tĩnh ; kết hợp với những cách tân nghệ thuật theo xu hướng hiện đại hóa. Thơ Tố Hữu là tiếng lòng của một kiểu nhà thơ mới, đứng giữa lòng cuộc sống mà cất lời kêu gọi đấu tranh. Qua tâm hồn chan chứa yêu thương của nhà thơ, các vấn đề và sự kiện chính trị liên quan tới vận mệnh cả dân tộc – đều thành nguồn xúc cảm nghệ thuật mãnh liệt. Do đó, khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn bao trùm phần lớn sáng tác của Tố Hữu. Nhân vật trữ tình luôn nhân danh Ðảng, nhân danh cộng đồng ; tập hợp những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc, của giai cấp ; được nâng lên tầm vóc mới – nên nhiều khi mang vẻ đẹp phi thường.
2) Thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn.
+ Thế giới quan của Tố Hữu, ngay từ buổi đầu, đã mang bản chất cách mạng. Khi được Mặt trời chân lí chói qua tim, nhà thơ nhận ra con đường giải thoát duy nhất cho dân tộc Việt Nam : Cách mạng Vô sản. Bao chông gai thử thách đang chờ đón, nhưng có hề gì, người thanh niên ấy đã nguyện Dâng tất cả để tôn thờ chủ nghĩa. Lý tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại làm sục sôi nhiệt huyết trong trái tim chan chứa yêu thương. Giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, đem lại hạnh phúc cho mọi người đã trở thành sự nghiệp, lẽ sống tha thiết, thôi thúc nhà thơ hiến dâng trọn cuộc đời. Quyết tâm dấn thân vì nghĩa lớn và lòng trung thành tuyệt đối tạo nên chất men say kỳ diệu, có sức lôi cuốn tự nhiên, lâu bền.
+ Thơ Tố Hữu thể hiện niềm vui, nỗi buồn và thái độ yêu-ghét đúng đắn. Ðó là tâm trạng của một người nguyện gắn bó máu thịt với nhân dân. Là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Thơ ấy, đã vui thì vui bất tuyệt, còn đau khổ thì Có khổ đau nào đau khổ hơn. Trái tim tự xát muối, cô đơn. Nhân sinh quan của Tố Hữu cũng mang bản chất cách mạng sâu sắc : yêu đất nước, con người và cái Thiện ; ghét kẻ thù phi nhân, ghét cái Aïc. Nhưng không phải kiểu yêu – ghét suông có màu sắc cải lương, bao giờ cũng dẫn đến hành động quyết liệt : tranh đấu tới cùng để bảo vệ chính nghĩa ; lên án, tiêu diệt những thế lực phản cách mạng, thù địch với con người.
3) Giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết, hồn nhiên.
+ Dù là những dòng thơ tươi xanh hay những dòng thơ lửa cháy, giọng thơ Tố Hữu vẫn một điệu sôi nổi, mãnh liệt. Nhà thơ đặc biệt rung động với nghĩa tình cách mạng sâu nặng, luôn hướng đến đồng bào đồng chí mà chân thành giãi bày tâm sự, kêu gọi, nhắn nhủ. Giọng thơ có cái duyên riêng của hồn thơ xứ Huế.
+ Sống và chiến đấu, tất cả cho Tổ quốc, Tố Hữu không mảy may so hơn tính thiệt cho riêng mình. Mối quan hệ giữa nhà thơ với quần chúng bao giờ cũng rất mực gần gũi, thủy chung, tin yêu tuyệt đối. Do đó, trong ước vọng về một thiên đường trên mặt đất – “Người yêu người sống để yêu nhau, tiếng lòng của nhà thơ được bộc lộ một cách hồn nhiên.
4) Nghệ thuật thơ vừa giàu tính dân tộc vừa rất hiện đại.
Dân tộc chủ yếu ở hình thức (thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh, kết cấu). Hiện đại chủ yếu trong đề tài, tư tưởng chủ đề (các giá trị truyền thống được cảm nhận và thể hiện trên tinh thần mới mẻ).
IV. KẾT LUẬN CHUNG
+ Tố Hữu là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Trải qua một khoảng thời gian dài hơn nửa thế kỷ, tiếng thơ ông đã có tác động sâu xa đến tư tưởng và tình cảm của độc giả nhiều thế hệ. Con đường thơ ấy là hành trình đi tìm và bắt gặp sự kết hợp diệu kỳ giữa Cách mạng và dân tộc trong nghệ thuật thơ ca.
+ Sự nghiệp sáng tác đồ sộ của Tố Hữu là một bộ phận không thể thiếu trong vốn văn hóa tinh thần của quần chúng Cách mạng. Từ góc nhìn, thời điểm khác nhau, sẽ phát hiện những tầng ý nghĩa khác nhau của kho tàng nghệ thuật ấy. Có thể đôi chỗ còn thô ráp, thiếu sự gọt dũa cần thiết hoặc ồn ào, sáo mòn. Nhưng trên đại thể, bằng quan điểm cụ thể lịch sử và lập trường Cách mạng, hoàn toàn có thể khẳng định: thơ Tố Hữu là một giá trị. Tất nhiên, nó sẽ bất tử.
Cứ mỗi mùa hè đến, Chúng tôi - những người giáo viên trẻ lại xung phong lên trên vùng núi Hà Giang để dậy học, thay cho các giao viên trên này để về quê thăm gia đình. Bản Tờ O nằm trên một cao nguyên đá dốc dếch, cả bản chỉ có mấy chục hộ. Ngôi trường nằm ở ngay đầu con đường vào bản. Nhìn tưởng như một ngôi nhà cấp 4, có tuổi đời khoảng 50 năm ở dưới xuôi vậy. Bên trong, trang thiết bị còn thô sơ hơn cả vẻ ngoài của nó. Bàn ghế không còn cái nào lành lặn, bảng thì đã tróc hết từng lớp sơn, phải dùng những lõi thỏi pin quét lên, viết không ăn phấn. Mái nhà thì chả khác nào bầu trời, thủng lỗ chỗ. Điều kiện khó khăn là thế, mà những người giáo viên ở trên đây vẫn cố gắng dậy học, họ vẫn đi vận động từng nhà một cho con em đi học, không lúc nào họ ca thán nửa lời.Họ luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn phấn đấu vì một vùng cao có chư. Nghĩ đến đây tôi lại thấy thật đáng khâm phục họ. Là người giáo viên, tôi hứa mình phải thật cố gắng hơn nữa, để có thể san sẻ bớt phần nào những khó khăn của người giáo viên vùng cao.
Ngôi trường em đang học là trường trung học cơ sở Nguyễn Huệ. Ngôi trường có ba dãy phòng học hình chữ U, rộng rãi, thoáng mát. Rải rác khắp sân trường có những cây bàng xanh tươi, vừa che bóng mát vừa tạo mảng xanh cho ngôi trường. Dọc dãy hành lang có những hàng ghế đá để chúng em ngồi đọc sách, báo trong giờ ra chơi. Phía sau ngôi trường có khoảng sân rất rộng, để chúng em vui chơi thỏa thích. Em rất quý ngôi trường này và em xem nó như ngôi nhà thứ hai của mình.
bạn lên mạng là có.Nhưng cần khả năng cảm nhận.Nếu câu văn nào kết hợp với câu văn nào mà bạn cho là hay thì chép vào.ok
Bạn tham khảo nha do mik không có em gái nên mik chép mạng
Trong gia đình em, ai em cũng yêu, cũng quý nhưng có lẽ người mà em thân thiết nhất vẫn là My – em gái em.
My năm nay mới có 7 tuổi nhưng cô bé đã rất ra dáng người lớn. Em có khuôn mặt bầu bĩnh cùng nước da trắng như trứng gà bóc. Bé rất hay cười, nụ cười với hai cái má lúm đồng tiền xinh xinh, cái má phúng phính nhìn chỉ muốn cắn. My có mái tóc đen dài đến ngang lưng, lúc đi học hay khi ở nhà em đều buộc hai bên rồi cài nơ trông rất dễ thương.
Đôi mắt My to tròn và long lanh, mẹ em bảo đó là mắt bồ câu. Con gái ai mà có đôi mắt bồ câu lớn lên chắc chắn sẽ rất xinh. Quả không sai một tẹo nào, đôi mắt My như biết nói biết cười, sống động và linh hoạt. My không cao lắm, đứng chỉ đến thắt lưng em là cùng. Chính vì vậy mà trong bộ đồng phục thủy thủ trông cô bé vô cùng đáng yêu.
My rất thích làm nũng bố mẹ và những người lớn tuổi hơn chỉ đơn giản vì em ấy thích cảm giác được cưng chiều. Rồi cả khi bé ấy sụt sịt khóc trông cũng rất dễ thương. My thích nhất là được đi công viên cùng với cả nhà vào những ngày chủ nhật, lúc ấy em mặc những bộ váy hình con thú, miệng lúc nào cũng cười nói liên hồi trông hoạt bát và năng động vô cùng.
Bé cũng rất hứng thú với công việc nấu ăn và trồng cây của mẹ. Chính vì thế mà đôi khi trong bếp sẽ xuất hiện một cái đầu đen nho nhỏ chạy lăng xăng phụ giúp mẹ vài việc lặt vặt. Hoặc là cái đầu đen ấy sẽ dành hàng giờ ngồi ngoài vườn ngắm nhìn cây hoa hồng, thi thoảng lại “Ồ” lên một tiếng đầy thích thú. My là vậy, là một bé gái đơn thuần và trong sáng. Mỗi khi em ấy cười là mọi vật như bừng lên sức sống, em chưa bao giờ cảm thấy ghen tỵ với My cả vì em yêu quý em ấy nhiều lắm.
Em không bao giờ muốn thấy em ấy buồn dù đôi khi em đến bó tay với cái tính nghịch ngợm của cô bé. Ngoài ra, My còn rất hậu đậu, cứ đụng đâu là hỏng đó. Mấy ngày trước cô bé không cẩn thận đánh mất hộp bút của em, còn hôm trước nữa là làm ngập cây hồng của mẹ.
Em rất yêu quý My. Em mong My có thể luôn vui vẻ và hạnh phúc.
Học tốt!!!
Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)
Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.
danh từ làm chủ ngữ: Cây gỗ lim rất cao.
Cái bàn màu hồng rất đẹp.
Cái tủ của em rất dễ thương.
danh từ làm vị ngữ. Em là học sinh
Bên kia là cái tủ
Đây là quyển vở
cái thứ 2 bạn lên mạng đi vì.... mai mình cũng có đề đó huhu (đồng cam cộng khổ)
văn móc xích ?
văn móc xích là cái gì