Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chỉ mình bài Cảnh khuya thôi nhá
Bài thơ Cảnh khuya được Bác Hồ sáng tác vào năm 1947, thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trường kì, gian khổ mà oanh liệt của dân tộc ta. Giữa hoàn cảnh thiếu thốn trăm bề và những thử thách ác liệt tưởng chừng khó có thể vượt qua. Bác Hồ vẫn giữ được phong thái ung dung, tự tại. Người vẫn dành cho mình những giây phút thanh thản để thưởng thức vẻ đẹp cua thiên nhiên nơi chiến khu Việt Bắc. Thiên nhiên đã trở thành nguồn động viên to lớn đối với người nghệ sĩ - chiến sĩ là Bác.
Như một họa sĩ tài ba, chỉ vài nét bút đơn sơ, Bác đã vẽ ra trước mắt chúng ta vẻ đẹp lạ kì của một đêm trăng rừng:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa.
Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng duwois gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa... Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tinh điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ, Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.
Còn lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Vòn ở câu dưới, Bac chưa ngủ vì nghĩ đến trác nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.
Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi loogic nhưng thục ra điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.
Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật miên mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.
Cảnh khuya là một bài thơ hay, có sự kết hợp hài hòa giữa tính truyền thống và tính hiện đại, giữa lãng mạn và hiện thực. Bài thơ bộc lộ rõ tâm hồn nhạy cảm, tinh tế và ý thức trách nhiệm cao cả của Bác Hồ - vị lãnh tụ giản dị mà vĩ đại của đại dân tộc ta. Bài thơ là một dẫn chứng sinh động chứng minh cho phong cách tuyệt vời của người nghệ sĩ - chiens sĩ Hồ Chí Minh.
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải chịu những bất công, những định kiến đầy nghiệt ngã của xã hội. Sinh ra là người phụ nữ đã định sẵn những bất công, khác với các bậc nam nhi, họ bị coi thường, khinh rẻ, đối xử tàn nhẫn. Đó chính là nàng Kiều, nàng Tiểu Thanh trong thơ Nguyễn Du, là Vũ Thị Thiết trong tác phẩm của Nguyễn Dữ... Trong xã hội phong kiến ấy, người phụ nữ không có tiếng nói, cũng như bất kì địa vị vị gì. Hồ Xuân Hương đã được xem như một hiện tượng của nền văn học Việt Nam. Vì lần đầu tiên trong lịch sử văn chương, có người phụ nữ đề cao người phụ nữ, cất những vần thơ đấu tranh cho số phận của người phụ nữ, châm biếm, đả kích, thậm chí là hạn bệ các "thần tượng" trong xã hội lúc bấy giờ là vua chúa, quan lại, giai cấp thống trị. Một trong những bài thơ tiêu biểu của Hồ Xuân Hương là bài thơ "Bánh trôi nước".
Thơ Hồ Xuân Hương có cái sắc sảo trong câu từ, châm biếm chua cay khi phê phán giai cấp thống trị, những con người có chức có quyền nhưng sống tàn nhẫn, giả dối, đáng khinh. Lần đầu tiên có người dám lên tiếng và đả kích mạnh mẽ như vậy. Tuy nhiên, khi viết về những người phụ nữ, Hồ Xuân Hương lại luôn dành cho họ sự đồng cảm sâu sắc cùng với thái độ thiết tha nhất, bài thơ "Bánh trôi nước" viết về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, đó là một thân phận nổi trôi, phù du và vận mệnh, cuộc sống của mình họ không được tự định đoạt mà hoàn toàn là do những người đàn ông, những người chồng của họ.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non"
Mở đầu bài thơ, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã gợi mở những hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước. Bánh trôi nước là loại bánh làm bằng bột gạo nếp, qua bàn tay của những người nghệ nhân thì khi nặn xong chúng có hình dạng tròn trịa cùng một màu trắng đặc trưng của gạo. Ở trong bài thơ này, nhà thơ Hồ Xuân Hương đã mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi nước để nói về cuộc sống và số phận của những người phụ nữ trong xã hội xưa. Hiểu như thế ta có thể thấy qua hình ảnh tròn, trắng của những chiếc bánh trôi gợi ra vẻ đẹp bên ngoài, vẻ đẹp hình thể của những người phụ nữ.
Đó chính là một vẻ đẹp tươi mới, tròn trịa, đầy sức sống "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Nhưng đối nghịch với vẻ đẹp đầy sức sống đó lại là một số phận, tương lai đầy mịt mờ, tăm tối "Bảy nổi ba chìm với nước non". Về ý nghĩa tả thực, ta có thể hiểu đây là là quá trình luộc chín bánh, hoàn thành bước cuối cùng. Nhưng đây cũng chỉ là một hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Bởi nó gợi ra số phận, cuộc đời đầy thăng trầm, biến đổi của những người phụ nữ. Như đã nói, trong xã hội xưa, sinh ra trong thân phận của người phụ nữ vốn đã là một thiệt thòi, bất công.
Bởi từ khi sinh ra đến lúc dựng vợ gả chồng thì họ hoàn toàn không được quyết định bất cứ vấn đề gì, kể cả tình yêu, đối tượng kết hôn, hạnh phúc của cả cuộc đời mình, vì trong xã hội xưa có quan niệm "Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", hay "xuất giá tòng phu", nghĩa là một khi đã lấy chồng thì mọi việc đều phải theo chồng. Vì vậy mà số phận thăng hay trầm đều hoàn toàn dựa vào người chồng của mình:
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đến câu thơ này thì ý niệm của hai câu thơ đầu được thể hiện, triển khai một cách rõ nét, cụ thể hơn. Nếu như những chiếc bánh trôi tròn, méo, rắn, nát đều phụ thuộc vào tay người nặn, nếu như được họ cẩn trọng, nâng niu thì khi hoàn thành chiếc bánh sẽ có hình tròn mà màu trắng trong. Ngược lại, nếu người nghệ nhân vô tâm, hời hợt thì chiếc bánh sẽ bị méo mó, và khi luộc trong nước sẽ bị vỡ. Đối với người con gái trong xã hội xưa cũng vậy, nếu may mắn gặp được người cũng biết yêu thương, trân trọng thì cuộc sống của học sẽ hạnh phúc, vui vẻ; còn khi lấy phải người chồng độc đoán, vũ phu thì họ sẽ có cuộc sống đau khổ, bất hạnh. Nhưng dẫu cuộc sống có bất biến, phù du thì những người con gái ấy vẫn giữ được vẻ đẹp trong trắng thủy chung trong tâm hồn. Đến đây thì hình ảnh của những người phụ nữ trong xã hội xưa được hoàn thiện, không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà vẻ đẹp tâm hồn của họ rất đáng được trân trọng.
Mượn hình ảnh của những chiếc bánh trôi, nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã xây dựng thành công hình ảnh của người phụ nữ xưa, đó là những người phụ nữ có vẻ đẹp toàn diện, không chỉ là vẻ đẹp hình thức mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn. Dẫu có những bất hạnh, đau khổ thì vẻ đẹp tâm hồn ấy không những không mất đi mà còn sáng rực lên những tia sáng của phẩm chất, đạo đức. Thông qua bài thơ, nhà thơ cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với thân phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Bài Mẫu Số 1: Cảm Nhận Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương
Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ.
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son".
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li.
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?"
"Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
Bài Mẫu Số 2: Cảm Nhận Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương
Chúng ta đang được sống trong một thế giới tràn đầy hạnh phúc,một thế giới có sự bình đẳng về chủng tộc về mọi tầng lớp dân tộc. Mà trong ta có ai biết được trong xã hội xa xưa người phụ nữ phải chịu đựng một quan niệm cổ hữu sai trái "trọng nam khinh nữ". Sống trong hoàn cảnh đó ,cũng mang trong mình số phận người phụ nữ Hồ Xuân Hương đã viết nên tác phẩm "Bánh trôi nước".
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầ tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Chỉ có những chiếc bánh trôi nước mộc mạc giản đơn thế thôi mà tác giả Hồ Xuân Hương đã làm nên một bài thơ nói lên sự chịu đựng, gánh lấy quan niệm sai trái trọng nam khinh nữ của người phụ nữ lúc bấy giờ. Bài thơ chỉ có những vốn từ đơn giản thân thuộc mà chất chứa biết bao nhiêu tình cảm.
"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"
Tác giả đã sử dụng mô típ ca dao quen thuộc "Thân em" để ngưởi phụ nữ có thể hóa thân vào những chiếc bánh trôi nước dân dã đáng yêu. Hàm chứa bên trong vẫn là ca ngợi vè đẹp của người phụ nữ biến họ thành những đóa hoa xinh đẹp, lộng lẫy và thắm tươi nhất của cuộc đời. Làm cho cuộc sống này thêm tươi đẹp thêm màu sắc.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" được vận dụng tài tình nhằm gợi tả số phận người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến xưa. Để bày tỏ nỗi xúc động thương cảm của bà Hồ Xuân Hương đứng trước số phận lênh đênh chìm nổi chẳng biết đi về đâu của người phụ nữ. Chỉ mặc cho số phận định đoạt. Tôi tự hỏi: "Một người phụ nữ đẹp đến mà vì lẽ gì phải chịu đựng cuộc đời như vậy, chẳng lúc nào được sống trong cuộc sống vui vẻ hạnh phúc?" Tại sao những người đàn ông to lớn khỏe mạnh như thế mà không chịu những số phận khổ cực mà bắt những phụ nữ nhỏ bé kia phải gánh lấy chứ?
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn" - Tác giả sử dụng một biện pháp kinh tế: đảo ngữ. Nói lên người phụ nữ phải sống lê thuộc. "Tại gia tòng phụ, xuất giá tỏng phu, phu tử tòng tử". Lúc ở nhà thì phụ thuộc vào cha, cha bảo gì làm nấy chằng giám làm trái, khi lập gia thất thì phải cung phụng cho chồng, cũng chẳng giám làm sai. Lúc chồng mất sống phận của mình phải nương nhờ vào con của mình. Trên cuộc đời này làm gỉ có quan niệm vô lí đến thế! Vậy biết bao giờ họ mới có được cuộc sống riêng tự lâp cho chính bản thân mình. Họ phải đau khổ biết bao để chịu đựng những thứ đao lí như thế.
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Giọng thơ tự hào quả quyết biểu thị thái độ kiên trì, bền vững. "Tấm lòng son" tượng trưng cho phẩm chất sắc son thủy chung, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam đối với chồng con, với mọi người tuy bị cuộc sống phụ thuộc, đối xử không công bằng trong cuộc đời. Câu thơ thể hiện niềm tự hào và biểu lộ khá đậm tính cách của Hồ Xuân Hương: cảm thương cho người phụ nữ, căm phẫn đối với người chồng
Bài thơ nói về người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua hình ảnh bánh trôi nước - một món ăn dân tộc bằng một thứ ngôn ngữ bình dị, dân gian. Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được Việt hóa hoàn toàn. Thơ hàm súc đa nghĩa giàu bàn sắc Xuân Hương. Bài thơ biểu lộ niềm thông cảm và tự hào đối với số phận, thân phận và của người phụ nữ Việt Nam nó có gái trị nhân bản đặc sắc. Nữ sĩ viết với tất cả lòng yêu mến, tự hào bản sắc nền văn hóa Việt.
Bài Mẫu Số 3: Cảm Nhận Về Bài Thơ Bánh Trôi Nước Của Hồ Xuân Hương
Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương là một bài vịnh độc đáo: vịnh một món ăn dân tộc, dân gian. Thiếu một bàn tay, một tâm hồn phụ nữ dân dã như bà thì có lẽ cái bánh trôi nước chưa đi vào được văn học.
Trước hết, bài thơ vịnh của Hồ Xuân Hương rất tài tình:
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Đây là lời tự giới thiệu của bánh: từ hình dáng, cấu tạo và cách chế tạo. Bánh trôi làm bằng bột nếp, nhào nước cho nhuyễn, rồi nặn thành hình tròn như quả táo, bọc lấy nhân bằng đường đen, nước sôi thì bỏ vào luộc, khi chín thì bánh nổi lên. Người nặn bột làm bánh phải khéo tay thì bánh mới đẹp, nếu vụng thì bánh có thể bị rắn hay bị nhão. Nhưng dù thế nào thì bánh vẫn phải có nhân. Thiếu nhân, bánh sẽ rất nhạt nhẽo. Đọc bài thơ, ta thấy hiện lên đúng là bánh trôi nước, không sai một li
Hình ảnh trong bài thơ là bánh trôi nước. Nhưng bài thơ đâu phải là tác phẩm quảng cáo cho một món ăn dân tộc. Thơ vịnh chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự gửi gắm tình cảm, tư tưởng của nhà thơ. Bài thơ của Hồ Xuân Hương, vì thế, còn là lời tự bộc bạch của một tấm lòng phụ nữ. Ta có thể nói nhà thơ mượn lời cái bánh trôi để nói lên thân phận và tấm lòng người phụ nữ. Bánh trôi là một hình ảnh gợi hứng, một ẩn dụ.
"Thân em vừa trắng, lại vừa tròn"
Thân trắng vừa tả cái bánh bằng bột trắng, vừa tả tấm thân trắng đẹp, phẩm hạnh trong trắng. Tròn vừa có nghĩa là em được phú cho cái hình dáng tròn, lại vừa có nghĩa là em làm tròn mọi bổn phận của em.
"Bảy nổi ba chìm với nước non"
Bảy nổi ba chìm là thành ngữ chỉ sự trôi nổi, lênh đênh của số phận giữa cuộc đời. Nước non là sông, biển, núi, non, chỉ hoàn cảnh sống, suy rộng ra là đời, cuộc đời con người.
"Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn"
Đây là hình ảnh may rủi mà đời người phụ nữ rơi vào. Trong xã hội cũ trọng nam khinh nữ, số phận người phụ nữ đều do người đàn ông định đoạt. Cho nên người con gái trong ca dao cảm nhận:
"Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như thể cánh bèo
Ngược xuôi, xuôi ngược theo chiều nước trôi"
Những câu ca dao thể hiện một ý thức an phận, cam chịu. Cái duy nhất họ làm chủ được là tấm lòng mình:
"Mà em vẫn giữ tấm lòng son"
Người phụ nữ vẫn giữ niềm thuỷ chung, son sắt, bất biến với mối tình. Một lời nói thể hiện niềm tự hào kín đáo về phẩm chất thuỷ chung của người phụ nữ. Tuy nhiên, cả bài thơ vẫn thấm đượm nỗi cảm thương cho thân phận. Thân trắng, phận tròn mà phải chịu cảnh ba chìm bảy nổi, không làm chủ được mình.
Bạn vào link này nha :
https://vietjack.com/van-mau-lop-7/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-cong-truong-mo-ra.jsp
~Study well~
#SJ
...Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường...
Sr ban, mik chi biet duoc ket bai va mo bai thoi, con than bai mik chiu ( mik ko viet dau dc)
MB:
Tet sap den, nhung con gio lanh cung nhung canh en nhu bao tin mua xuan sap ve. Chac han ai cung vui mung duoc quay quan ben gia dinh, ho hang,.. cua chung ta, dung ko? Cung nho thoi co do, ma moi nguoi co the on lai nhung ki niem dep, thu vi cho moi nguoi cung nghe. Va nhat la nhung nguoi xa que, xa thon,.. cua minh, va chi co nhung nguoi do moi cam nhan duoc nhung manh tinh cam yeu thuong con thieu thon cua ban than chung ta. Va trong so do, thi nha tho Ha Chi Truong cung bai tho "Hoi huong ngau thu (Ngau nhien viet nhan buoi moi ve que)". Va day cung la 1 trong nhung bai tho hay cua tac gia. Trong bai tho co noi den viec "Ong di xa que, xa noi minh tung sinh song, va vao mot ngay ong cung duoc tro ve voi noi ma ong song bay lau nay.".
TB: ( Mot so goi y)
Ban neu ro noi dung tung cau. VD: Huong vo cai man mao toi
Thi cau nay ban neu ro noi dung: "Du di xa que ca nua cuoc doi........." Viet tiep nha, mik ko gioi ve van bieu cam
KB:
Bai tho"Hoi huong ngau thu" la 1 trong so nhung bai tho mang tinh chan that, that tha ve cuoc song va nhung trai ngiem trong cuoc doi cua tac gia. Dieu do khien chung ta cam nhan duoc tinh yeu to lon danh cho que huong cua minh. Qua day, chung ta co the hieu duoc hoan canh tro treu ma chi co nhung nguoi trai qua moi hieu duoc. Do cung chinh la nhung thay doi khi chung ta bi xa cach ve thoi gian va noi chon.
------------HET---------------
Nho k cho mik nha, tra loi dau tien
Tuổi thơ là những ngày tháng rong chơi không lo nghĩ, là những nụ cười trong trẻo ngày nắng, những âm thanh vui vẻ lắng đọng ngày mưa. Tuổi thơ của tôi gói gọn trong một kỉ vật đến giờ vẫn được cất giữ trên vị trí đẹp nhất của tủ kính nơi phòng khách:đó là con gấu bông.
Con gấu bông này tôi được mẹ tặng vào dịp sinh nhật 6 tuổi, khi mà ngày khai trường vào lớp 1 đã cận kề. Tôi vẫn còn nhớ cảm giác hạnh phúc đến vỡ òa khi bóc từng lớp giấy bọc quà, nhìn thấy chiếc tai gấu lấp ló phía trong bộp bìa carton. Cảm giác nghẹn ngào, xúc động đến mức tôi nhảy cẫng lên hò reo khiến cả nhà nhìn tôi thích thú trêu chọc. Tôi đã thích gấu bông từ rất lâu rồi, khi sang nhà chị họ chơi và thấy chị có một chú gấu Teddy để trên bàn học, tuy nhiên tôi biết gia đình mình không quá khá giả, mẹ và bố phải làm việc vất vả để kiếm tiền trang trải học phí và những lần ốm đau của tôi. Do đó, tôi không hề năn nỉ hay xin bố mẹ mua bất cứ món quà nào cả. Tuy nhiên, có lẽ vì nhìn thấy sự thích thú của tôi với chú gấu bông kia và muốn động viên tôi học tốt nên mẹ đã mua tặng tôi vào ngày sinh nhật món quà tuyệt vời đến vậy.
Tôi rất thích chú gấu mẹ tặng và đặt tên nó là Nhỏ, vì em cũng nhỏ xinh thôi, không quá to, vừa đủ để tôi ôm đi ngủ. Từ khi có chú gấu Nhỏ, tôi luôn mang theo em khi sang nhà hàng xóm chơi trò gia đình, em sẽ là em bé, tôi chăm em, cho em ăn, dỗ dành em khi ngủ... Tôi may áo cho em mặc, làm mọi thứ từ những tờ giấy lịch hay bất kể thứ gì tôi nghĩ ra để em có "một cuộc sống sung túc nhất".
Nhỏ toàn thân có màu nâu xám, đôi mắt đen láy như hai hạt nhãn và chiếc mũi xinh xinh hình tam giác. Tôi luôn cố gắng giữ gìn em, tuy nhiên có một ngày tôi ôm em sang nhà hàng xóm chơi như thường lệ, thì tôi làm em rách bục chỉ ở tay vì bị mắc vào đinh ở trên tường. Tôi lúc đó rất sợ, sợ vì mẹ sẽ trách mắng, lại buồn, buồn vì đây là món quà mẹ tặng, tôi không muốn em bị hỏng chút nào.
Tôi và một chị hàng xóm đã lấy kim chỉ và khâu lại nhưng vẫn bị lòi bông ra ngoài. Tôi càng trở nên lo lắng. Khi mẹ biết chuyện, mẹ đã khâu lại giúp tôi, cười và nói: mẹ rất tự hào khi tôi biết tự khâu lại vì lúc đó tôi còn nhỏ, nhưng cũng lưu ý tôi không nên quá lo lắng về những chuyện vô tình xảy ra, cứ thoải mái đón nhận và chuyện gì cũng có cách giải quyết. Khi ấy, tôi vẫn chưa hiểu rõ lời mẹ nói, nhưng giờ đây nhớ lại, tôi đã có thể hiểu phần nào. Tôi đã không còn luống cuống khi gặp phải tình huống bất ngờ nữa. Thay vào đó, tôi bình tĩnh hơn và suy nghĩ tìm cách giải quyết, nếu việc nào khó quá, tôi sẽ đi tìm người nào đó có thể giúp mình.
Đó là bài học đầu tiên mẹ dạy tôi - một đứa trẻ nhỏ luôn lo lắng, luôn sợ hãi. Giờ đây, khi tôi đã lớn hơn, em gấu Nhỏ được mẹ cất trên ngăn tủ ở phòng khách, thỉnh thoảng được mẹ mang đi giặt cho đỡ bụi bặm. Mỗi khi nhìn thấy em gấu, tôi luôn tự nhủ với bản thân phải cố gắng, không được làm mẹ phiền lòng, phải mạnh mẽ và luôn bình tĩnh, lạc quan.