K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 12 2018

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

Bài làm

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí - Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tắc như sau:

Nam quốc sơn hà

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:

Sông núi nước Nam

Sông núi nước Nam vua Nam ở

 Vằng vặc sách trời chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe dọa bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

 Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng! Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

# Chúc bạn học tốt #

giúp mk, mk đang cần gấp

Nam quốc sơn hà là một trong những áng văn chương kiệt tác của văn học thời Lí- Trần. Nó là tác phẩm kết tinh được hào khí thời đại, cảm xúc của muôn trái tim, vì thế, nó tiêu biểu cho tinh thần độc lập, khí phách anh hùng và khát vọng lớn lao của dân tộc trong buổi đầu xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập.

Sông núi nước Nam là một bài thơ chữ Hán, theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Nguyên tác như sau:

Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Dịch thành:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Vằng vặc sách trời chia xứ sở
Giặc dữ cớ sao phạm đến đây
Chúng bay nhất định phải tan vỡ.
(Theo Lê Thước - Nam Trân dịch)

Tương truyền rằng, trong cuộc kháng chiến chống Tống đời nhà Lí, một đêm tối trên phòng tuyến Như Nguyệt, từ trong đền thờ hai thần Trương Hồng và Trương Hát (hai vị tướng giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt), bài thơ đã ngân vang lên (Vì thế người ta gọi bài thơ này là thơ thần). Nhưng dù là do thần linh hay con người đọc lên thì bài thơ vẫn là khát vọng và khí phách Đại Việt.

Ý tưởng bảo vệ độc lập, kiên quyết chống giặc ngoại xâm được diễn đạt trực tiếp qua một mạch lập luận khá chặt chẽ và biện chứng. Mở đầu bài thơ là lời tuyên bố đanh thép về chủ quyền đất nước:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Câu thơ 7 tiếng tạo thành hai vế đối xứng nhau nhịp nhàng: Nam quốc sơn hà - Nam đế cư. Đặc biệt, cách dùng chữ của tác giả bài thư thể hiện rất “đắt” ý tưởng và cảm xúc thơ. Hai từ Nam quốc và Nam đế có thể coi là nhãn tự (mắt thần) của câu thơ và của cả bài thơ. Trong tư tưởng của bọn cầm quyền phong kiến Trung Quốc xưa nay-chỉ có Bắc đế, chứ không thế có Nam đế hoàng đế Trung Hoa là vị hoàng đế duy nhất của thiên hạ, thay trời trị vì thiên hạ. Vì thế, khi xâm lược nước Nam, áp đặt được ách thống trị, chúng đã ngang nhiên trắng trợn biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc. Nền độc lập mà chúng ta giành lại được hôm nay thấm không ít máu của cha ông ta đã đổ suốt hơn một ngàn năm. Và nay nền độc lập ấy vẫn đang bị đe doạ bởi tư tưởng ngông cuồng kia.

Trở lại với nội dung tư tưởng bao hàm qua ngôn từ của câu thơ. Nam quốc không chỉ có nghĩa là nước Nam, mà Nam quốc còn là vị thế của nước Nam ta, đất nước ấy dù nhỏ bé nhưng tồn tại độc lập, sánh vai ngang hàng với một cường quốc lớn ở phương Bắc như Trung Quốc. Hơn nữa, đất nước ấy lại có chủ quyền, có một vị hoàng đế (Nam đế). Vị hoàng đế nước Nam cũng có uy quyền không kém gì các hoàng đế Trung Hoa, cũng là một bậc đế vương, do đấng tối cao phong tước, chia cho quyền cai quản một vùng đất riêng mà lập nên giang sơn xã tắc của mình:

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Sông núi nước Nam là của người Nam. Đó là sự thật hiển nhiên. Không ai có quyền phủ định? Bởi sự phân định núi sông, bờ cõi đâu phải là ý muốn chủ quan của một người hay một số người, mà do “Trời” định đoạt. Bản đồ ranh giới lãnh thổ của các quốc gia đã in dấu ấn trong sách trời: Ai có thể thay đổi được?!

Tác giả bài thơ đã đưa ra những lí lẽ thật xác đáng. Qua cách lập luận, nổi lên một quan niệm, một chân lí thiêng liêng và cao cả: chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

Vẫn những lí lẽ đanh thép ấy, tác giả khẳng định tiếp:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Thật là một khí phách kiên cường! Thay mặt cả dân tộc, nhà thơ đã lớn tiếng cảnh cáo bọn giặc xâm lược: Chúng bay phạm vào bờ cõi này, tức là chúng bay đã phạm vào sách trời; mà phạm vào sách trời, tức là làm trái với đạo lí trở thành kẻ đại nghịch vô đạo (nghịch lỗ), lẽ nào Trời đất dung tha.  Mặt khác chúng bay phạm vào bờ cõi này tức là phạm vào chủ quyền thiêng liêng của một dân tộc, nhất là dân tộc đó lại là một dân tộc có bản lĩnh kiên cường, có ý chí độc lập mạnh mẽ, vậy thì, sự thất bại sẽ là điều không thể tránh khỏi, thậm chí còn bị đánh cho tơi bời thủ bại hư.

Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại có một khí phách hào hùng như thế! Cảm xúc thơ thật mãnh liệt, tạo nên chất trữ tình chính luận- một đặc điểm của thơ ca thời Lí - Trần, khiến người đọc rưng rưng!

Và ngàn đời sau, bài thơ vẫn là hồn thiêng sông núi vọng về.

15 tháng 10 2021

ko biet

Phần I. Văn: (2 điểm)Câu 1: (1 điểm)Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.Câu 2: (1 điểm)Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?Phần II. Tiếng Việt...
Đọc tiếp

Phần I. Văn: (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Chép lại nguyên văn phần dịch thơ của bài: “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) của Lí Thường Kiệt.

Câu 2: (1 điểm)

Vì sao : Bài thơ  “Sông núi nước Nam” được coi như là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta? Từ bài thơ đó em có suy nghĩ gì về trách nhiệm của mình đối với đất nước ?

Phần II. Tiếng Việt : (2 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Điệp ngữ là gì?

Câu 2: (1 điểm)

Tìm và chỉ ra tác dụng của  phép điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

Cục cục tác cục ta

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ.

( Trích Tiếng gà trưa” – Xuân Quỳnh)

Phần III. Tập làm văn: (6 điểm)                                   

Đề bài : Cảm nghĩ về bà (bà nội hoặc bà ngoại) của em.

0
23 tháng 10 2019

- Vì tác giả muốn khẳng định chủ quyền của Đại Việt bằng cách cho tướng quân ngâm lớn tiếng

- Đồng thời tác giả cũng muôn cổ vũ tinh thần cho quân lính, qua đó làm củng cố thêm sức mạnh tinh thần cho họ

Để:- khích lệ tinh thần chiến đầu của quân ta

     - tuyên bố, khẳng định chủ quyền, lãnh thổ của 1 đất nước

    - khẳng định nước Nam được ra đời, được xây dựng trên lãnh thổ của người Nam, có người đứng đầu, có nhân dân làm chủ, có phong tục tập quán , không một thế lực nào có thể xâm phạm được

8 tháng 6 2019

Bạn vào link này nha :

https://vietjack.com/van-mau-lop-7/phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-cong-truong-mo-ra.jsp

~Study well~

#SJ

9 tháng 6 2019

...Đây là đoạn văn miêu tả tâm trạng rất tinh tế, gây xúc động thật sự bởi nó gợi lại những kỉ niệm đẹp đẽ về thời thơ ấu của mỗi người. Người mẹ đang trò chuyện với chính lòng mình, đang ôn lại kỉ niệm về ngày đi học đầu tiên của mình. Từ quá khứ trở về hiện tại, người mẹ muốn khắc sâu ấn tượng ngày khai trường đầu tiên vào kí ức của đứa con một cách nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên. Để rồi bất cữ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến. Để khẳng định tầm quan trọng của ngày khai trường, mẹ kể chuyện bên nước Nhật xa xôi Ị Mẹ nghe nói ở Nhật, ngày khai trường là ngày lễ của toàn xã hội: người lớn nghỉ việc để đưa trẻ con đến trường, đường phố được dọn quang đãng và trang trí tươi vui. Tất cả quan chức nhà nước vào buổi sáng ngày khai trường đều chia nhau đến dự buổi lễ khai giảng ở khắp các trường học lớn nhỏ. Bằng hành động đó, họ muốn cam kết rằng, không có ưu tiên nào lớn hơn ưu tiên giáo dục thế hệ trẻ cho tương lai. Các quan chức không chỉ ngồi trên hàng ghế danh dự mà nhân dịp này còn xem xét ngôi trường, gặp gỡ với ban giám hiệu thầy cô giáo và phụ huynh học sinh, đề điều chỉnh kịp thời những chính sách về giáo dục. Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thể hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này. Bài văn kết thúc bằng đoạn văn giàu chất trữ tình: Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường...

19 tháng 9 2018

Bố cục

- Phần 1(Hai câu đầu): khẳng định chủ quyền lãnh thổ với thái độ của một dân tộc luôn trân trọng chính nghĩa

- Phần 2(Hai câu cuối): lời tuyên bố chắc chắn về quyết tâm chống lại những kẻ xâm lược làm trái chính nghĩa

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nguyên văn bài thơ được viết bằng chữ Hán theo thể thất ngôn tứ tuyệt

- Đường luật (bốn câu, mỗi câu bảy chữ vần chữ cuối câu 1, 2, 3)

Câu 2 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bản Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của một đất nước khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm

- Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ gồm hai ý

    + khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam( 2 câu đầu)

    + kẻ thù không được xâm phạm( hai câu sau)

Câu 3 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nội dung biểu ý được thể hiện theo bố cục

    + hai cầu đầu khẳng định chủ quyền

    + hai câu sau kiên quyết bảo vệ chủ quyền

- Nhận xét : bố cục như thế rất rõ ràng và chặt chẽ, mạch ý tự nhiên

Câu 4 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Ở bài thơ dù thiên về biểu ý nhưng vẫn có sự bày tỏ cảm xúc ẩn kín bên trong

- Vì tác giả không bộc lộ cảm xúc một cách trực tiếp người đọc phải ngẫm nghĩ mới thấy cảm xúc yêu ước mãnh liệt trong đó

Câu 5 (trang 64 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Qua các cụm từ tiệt nhiên, định phận tại thiên thư, hành khan thủ bại hư, ta thấy giọng điệu bài thơ thể hiện khí phách anh hùng tinh thần bất khuất của dân tộc

Luyện tập

Bài 1 (trang 65 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Sở dĩ không nói nam nhân cư, mà nói nam đế cư, vì

    + Nói nam đế là một cách khẳng định đất nước có sông núi bờ cõi riêng, đất nước có chủ quyền. Không có chủ quyền thì không thể có đế được.

    + Hơn nữa, xưa kia các vui Tàu chỉ xem nước họ là nước lớn và tự xưng là đế, còn nước Nam ta cũng như các nước chư hầu vua chỉ được gọi là vương, vì thế nói Nam đế là một cách xem nước ta ngang hàng , có chủ quyền như nước Tàu vậy

17 tháng 9 2018

I. Đọc – hiểu văn bản Câu 1.  Căn cứ vào lời giới thiệu ta có thể khẳng định đây là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có đặc điểm: - Số câu: 4 câu trong mỗi dòng thơ (tứ tuyệt) - Số chữ: mỗ câu 7 chữ (thất ngôn) - Hiệp vần: ở chữ cuối cùng của câu và ở những câu 1 – 2 – 4 đều cân bằng. Câu 2. - Tuyên ngôn độc lập: Là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm. - Tuyên ngôn độc lập thể hiện qua bài thơ: + Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước. + Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược. - Ba bản tuyên ngôn Độc lập của dân tộc. + Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt là bản Tuyên ngôn Độc lập đầu tiên. + Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thế kỷ XV – được coi là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ hai. + Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh 2 – 9 1945 là bản Tuyên ngôn Độc lập thứ ba của dân tộc. Câu 3. Nội dung biểu ý của bài thơ: - Hai câu đầu: chủ quyền dân tộc. + Sông núi nước Nam, vua Nam ở, điều đó cũng có nghĩa là ở phương Bắc thì vua Bắc ở. Đất nào vua ấy. Đó là sự hiển nhiên tất yếu không ai được xâm phạm của ai = > chân lí cuộc đời. + Trong đời sống tinh thần của người Việt Nam và Trung Quốc. Trời là oai linh tối thượng, sắp đặt và định đoạt tất cả mọi việc ở trần gian. Cương vực lãnh thổ của vua Nam, của người Nam đã được định phận tại sách trời – có nghĩa là không ai được phép đi ngược  lại đạo trời = > chân lí của đất trời. Như vậy tuyên bố chủ quyền dựa trên chân lí cuộc đời, chân lí đất trời, dựa trên lẽ phải. Chủ quyền nước Nam là không thể chối cãi, không thể phụ nhận. - Hai câu cuối: quyến tâm bảo vệ chủ quyền. + Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm là lời hỏi tội kẻ đã dám làm điều phi nghĩa “nghịch lỗ”, dám làm trái đạo người, đạo trời. + Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời là lời cản cáo đối với kẻ phi nghĩa – gieo gió tất yếu sẽ gặp bão.Thảm bại là điều không thể tránh khỏi đối với những kẻ xấu, tàn bạo, đồng thời đó còn là sự quyết tâm sắt đá để bạo  vệ chủ quyền của đất nước đến cùng. Chính điều này đã tạo nên được niềm tin sự phấn khích để tướng sĩ xông lên diệt thù. - Nhận xét bố cục: Bố cục rất chặt chẽ giống như một bài nghị luận. Hai câu đầu nêu lên chân lí khách quan, hai câu sau nêu vấn đề có tính chất hệ quả của chân lí đó. Câu 4. Ngoài biểu ý, bài thơ này còn biểu cảm. Tình biểu cảm đó được thể hiện ở: - Niềm tự hào về chủ quyền và cương vực lãnh thổ của đất nước. - Niềm tin vào chân lí, vào chiến thắng của dân tộc. Tính biểu cảm này không lộ rõ trên bề mặt câu chữ mà ẩn vào bên trong ngôn từ, giọng điệu. câu 5. Các cụm từ “Tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư” đã làm cho giọng điệu bài thơ dõng dạc, hào hùng đanh thép như âm vang khí phách hào hùng của dân tộc trong thời đại Lí – Trần oanh liệt. II. Luyện tập Câu 1. Nếu có bạn thắc mắc tại sao không nói là “Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” thì em sẽ giải thích thế nào? - Nói “Nam đế cư” là để khẳng định sự ngang hàng bình đẳng giữa hai nước và hai vị vua Việt Nam – Trung Quốc. Quan niệm của kẻ thống trị phương Bắc chỉ có vua của họ mới là thiên tử, mới được phép xưng đế, còn các vị vua ở xứ sở khác chỉ được phép xưng vương. - Trong xã hội phong kiến – vua là đại diện cho cả dân tộc, tư tưởng trung quân đồng nhất vua với nước, nước là của vua. Câu 2. Học thuộc lòng ghi nhớ và bài thơ.

23 tháng 12 2018

1.

 Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

    Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.

     Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...

     Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.

     Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

     Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"

   Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...

23 tháng 12 2018

Vì Chúa không thể lúc nào cũng ở bên cạnh ta, nên người đã tạo ra người mẹ. Vì vậy mà mẹ đã đến bên ta, yêu thương và lo lắng cho ta, từ ngày chúng ta còn tấm bé và cho đến sau này. Tôi cũng là người con như bao nhiêu người con khác trên đời, rất yêu thương vị chúa thứ hai, vị chúa không có đôi cánh này, đó chính là mẹ.

Mẹ tôi năm nay đã hơn 40 tuổi, mặc dù ở cái tuổi không quá già nhưng làn da mẹ đã hằn những vết chân chim của thời gian. Có phải những đêm thức trắng bên giường bệnh của ông bà hay nỗi lo cho cả gia đình khiến mẹ già hơn tuổi. Tôi yêu cả nước da rám nắng vì dãi dầu mưa gió và đôi bàn tay chai sần, thô ráp. Ấy vậy mà mẹ lúc nào cũng tươi cười.Nụ cười của mẹ, ngay từ ngày tôi nhận thức được thì nó đã là nụ cười đẹp nhất thế giới, đẹp hơn tất cả các loài hoa. Mẹ tôi rất vui vẻ và hoạt bát, mẹ luôn là người giúp cho tất cả mọi người trong gia đình lấy lại niềm tin, lấy lại năng lượng sau một ngày căng thẳng mệt mỏi. Tôi đã từng nhìn thật sâu vào đôi mắt mẹ, đôi mắt như ẩn chứa cả thế giới cổ tích mơ mộng và nỗi cay đắng cuộc đời mẹ trải qua. Đôi mắt khiến tôi bao lần bận tâm suy nghĩ và cũng khiến tôi hạnh phúc.

Có thể nói rằng ngày bé, nếu như không có mẹ quan tâm tôi đã trở thành một cô gái nhút nhát hay lo sợ và tự tin về bản thân. Vì cha tôi thường rất ít nói, nên người mà tôi thường chia sẻ bao nhiêu tình cảm cảm xúc chính là mẹ. Dù vui hay buồn, khó chịu hay bực tức, tôi đều luôn nói cho mẹ nghe, và mẹ luôn lắng nghe rất chăm chú, luôn khuyên răn tôi mọi chuyện. Tôi lo sợ một ngày không có mẹ bên tôi, tôi sẽ ra sao với những lo lắng, suy tư không người thấu hiểu.

Có những ngày mẹ vắng nhà vì công tác xa, tôi nhớ mẹ da diết, mặc dù tôi đã không còn ngủ với mẹ từ rất lâu rồi, nhưng không thấy bóng dáng của mẹ lòng tôi thấy trống vắng vô cùng, như thiếu đi một cái gì đó to lớn lắm, không thể nào diễn tả được bằng lời. Tối đến cứ ôm gối đi ra đi vào phòng, trông ngóng mẹ về. Chỉ cần thấy bóng mẹ ngoài cổng, lòng đã vui mừng đến muốn khóc, vậy mà chưa bao giờ dám chạy ra ôm lấy mẹ, hỏi mẹ có mệt không, đi có vui không…mà chỉ ôm gối đi vào phòng và vui vẻ yên giấc đến sáng.

Mỗi khi không kìm được cảm xúc của bản thân, đôi khi thấy mình không lễ phép với mẹ, tôi đã cảm thấy vô cùng có lỗi. Đến khi biết mình đã sai, tôi bẽn lẽn đến và ngại ngùng xin lỗi mẹ vì mình đã lỡ vô phép với mẹ, mẹ nghiêm nghị nhìn tôi và răn dạy rằng: “Mẹ tha lỗi cho con, vì mẹ thấy được ở nơi con sự hồi lỗi và ăn ăn, con cũng tự chủ động đến xin lỗi mẹ. Nhưng mẹ muốn con nhờ rằng, chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, thì đừng dùng nó chỉ để xin lỗi người khác vì sai phạm của mình biết không? Lỗi thì phải phạt, chiều nay con phải rửa chén giúp mẹ, biết không?”. Mẹ luôn là vậy, mẹ luôn thưởng phạt phân minh.

Đã một lần trong đời, tôi chưa bao giờ sợ mình mất đi người mẹ thân yêu đến như vậy, chính là một khoảng thời gian mẹ đã ốm rất nặng, đến hai tuần liền mới khỏi. những hoạt động hằng ngày trong gia đình tôi đã bị xáo trộn hết lên, chúng tôi phải vừa tự lo cho bản thân, vừa lo lắng và chăm sóc cho mẹ. Chính vì vậy mà mới hiểu ra mẹ rất quan trọng trong gia đình và mẹ là một nữ siêu nhân. Mẹ vừa có thể chăm sóc chu toàn cho tất cả mọi người trong gia đình và vừa làm tốt công việc của mình ở công ty. Sau khi mẹ khỏi bệnh, tất cả mọi người trong gia đình, không ai bảo ai, đều san sẻ với mẹ tất cả những gì mình có thể làm được, chị em tôi giúp mẹ rửa chén, thái rau, cha tôi giúp mẹ giặt quần áo…mẹ đã cười rất tươi và nói rằng mình bệnh như vậy mà xem ra sướng phải biết.

Tôi rất yêu mẹ, tình yêu ấy không có ai có thể thay đổi được nó, đúng hơn là tình yêu dành cho gia đình tôi mà mẹ đã chiếm một vị trí vô cùng to lớn và quan trọng. Tôi biết rằng mẹ tôi ngày một bị thời gian làm tàn phai tuổi thanh xuân tươi đẹp. Nhưng trong trái tim tôi mẹ luôn là người phụ nữ xinh đẹp nhất, vì vậy ngay từ bây giờ tôi phải sống thật tốt để mẹ luôn luôn vui vẻ và tự hào vì người con như tôi.

“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi

Và mẹ em chỉ có một trên đời”

29 tháng 1 2020

trả lời:

https://vndoc.com/bieu-cam-ve-nu-cuoi-cua-me/download

bạn vào link và tham khảo

học tốt

23 tháng 9 2019

Năm 1077, quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Vào một đêm nọ, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ của hai vị tướng giỏi của Trần Quang Phục có tiếng ngâm thơ sang sảng, dõng dạc, đanh thép đã khiến nhuệ khí của quân ta tăng cao. Bài thơ ấy đã được người đời sau lưu truyền lại với tên gọi:"Sông núi nước Nam"."Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Ở nứơc ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ),ngũ ngôn tứ tuyẹt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)… Bài thơ "Sông núi nước Nam" sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:

"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"

(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)

Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì lại nói về chủ quyền của giang sơn đó. Ngay từ đầu, tác giả đã vẽ phong cảnh của nước Nam ta, như một bức tranh sơn thuỷ tuyệt vời sông với núi. Và non sông gấm vóc ấy đã có chủ:"Nam đế cư". Điều đó đã đựơc khẳng định như một chân lý:

"Tiệt nhiên định phận tại thiên thư"

(Vằng vặc sách trời chia xứ sở)

Câu thơ một lần nữa khẳng định rằng lãnh thổ nước Nam ta đã có từ rất lâu và nó là thành quả xương máu của cha ông để lại. Cái đất nước muôn quý ngàn yêu ấy luôn luôn phải đựơc giữ gìn trứơc hoạ ngoại xâm. Chính tấm lòng yêu Tổ quốc thiết tha đã khiến tác giả giận dữ thốt lên:

"Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm"

(Giặc dữ cớ sao phạm đến đây)

Tác giả đã tức giận, căm thù trứơc một điều trái lẽ tự nhiên. Xưa nay, bọn xâm lược chỉ có một lí do lớn nhất khi đi đánh chiếm nước khác là mở rộng lãnh thổ, xoá tên của nước đó ra khỏi bản đồ thế giới. Chính vì điều đó đã gợi lên lòng căm thù sâu sác trong lòng người dân nứơc Việt Nam. Lòng căm thù đựơc dồn nén đã trở thành sức mạnh của một lời thề:

"Nhữ đẳng hành khan thủ bạn hư"

(********* nhất định phải tan vỡ)

Một lời thề mãi mãi khắc sâu trong lòng người dân nứơc Nam. Đó là lời thề sẽ đánh tan tác kẻ thù càn rỡ đê3 giữ yên quê hương xứ sở. Câu thơ chỉ có bản chữ mà có sức gợi rất lớn. Nó khiến ta liên tưởng đến cả một truyền thống bất khuất hào hùng cảu dân tộc. Truyền thống ấy bắt nguồn từ lòng yêu nứơc sâu nặng đã nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược. Lịch sử Việt Nam rạng ngời nhữngchiến công Lý Thường Kiệt thắng Tống, Trần Hưng Đạo với hào khí Đông A phá tan giặc Mông Nguyên, Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi… Và hơn thế nữa, chúng ta đã chiến thắng hai kẻ thù sừng sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để Quốc kỳ mãi kiêu hãnh trên nến trời xanh thẳm. Bài thơ khép lại nhưng ý thơ thì cứ lan toả mãi…

Bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ dõng dạc, đanh thép, "Sông núi nước Nam" là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nuớc và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đ1o trứơc mọi kẻ thù xâm lược.

Học xong "Sông núi nước Nam", em càng tự hào khi mình là một công dân Việt Nam. Cảm ơn tiền nhân đã trao cho em bài học hôm nay