Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Tầm quan trọng của sản xuất lương thực
- Bảo đảm an ninh lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi
- Tạo nguồn hàng xuất khẩu
- Là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp
b) Thế mạnh tự nhiên để phát triển sản xuất nông nghiệp
- Thế mạnh về đất đai
- Thế mạnh về khí hậu
- Thế mạnh về nguồn nước và các thế mạnh khác
a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta
-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước
+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+
+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang
+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)
+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta
-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu
-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...
-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh
-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh
b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long
-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm
-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế
-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp
a) Điều kiện tự nhiên sản xuất cây lương thực
- Thuận lợi : tài nguyên đất, nước, khí hậu của nước ta cho phép phát triển sản xuất lương thực phù hợp với các vùng sinh thái nông nghiệp
- Khó khăn : Thiên tai (Bão, lũ, hạn hán...), sâu bệnh thường xuyên đe dọa sản xuất lương thực
b) Tình hình sản xuất lương thực ở nước ta trong những năm qua
- Diện tích gieo trồng lúa đã tăng mạnh, từ 5.6 triệu ha ( 1980) lên 7.5 triệu ha ( 2002), sau đó giảm còn 7.3 triệu ha ( 2005)
- Do áp dụng rộng rãi các biện pháp tham canh nông nghiệp, đưa vào sử dụng đại trà các giống mới, nên năng xuất lúa tăng mạnh, nhất là vụ lùa đông xuâm. Hiện nay, năng suất lúa đã đạt 49 tạ/ha/năm ( năm 1980 mới đạt 21 tạ/ha/năm, năm 1990 là 31.8 tạ/ha/năm)
- Sản lượng lúa tăng mạnh từ 11.6 triệu tấn năm 1980 lên 19.2 triệu tấn năm 1990 và hiện nay đạt trên dưới 36 triệu tấn.
- Từ chỗ sản xuất không đảm bảo đủ nhu cầu lương thực trong nước, Việt nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Hiện nay bình quân lương thực có hạt trên đầu người là hơn 470kg/năm. Lượng gạo xuất khẩu ở mức 3-4 triệu tấn/năm
- Đồng bằng sông Cửu Long là vung sản xuất lương thực lớn nhất, chiếm trên 50% diện tích và trên 50% sản lượng lúa cả nước, bình quân sản lượng lương thực trên đầu người trên 1.000 kg/năm. Đồng bằng sông Hồng à vùng sản xuất lương thực lớn thứ 2 và là vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước.
Đáp án cần chọn là: D
Phân tích câu hỏi: xác định đâu “không phải là “điều kiện tự nhiên” thuận lợi để phát triển sx lương thực:
- Các đáp án A, B, C là điều kiện tự nhiên
=> Loại
- Đáp án D: chính sách phát triển -> điều kiện kinh tế - xã hội.
HƯỚNG DẪN
a) Khả năng về tự nhiên
− Đất
+ Diện tích đất rộng khoảng 3 tiệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
+ Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ.
+ Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu.
− Khí hậu: Cận Xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm.
− Nguồn nước phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt).
− Khó khăn: Thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn.
b) Biểu hiện chứng tỏ ở vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho sản xuất lương thực
− Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng một vụ.
− Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.
a) Khái quát chung
-Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố (tương đương cấp tỉnh): Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vinh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Thành phố cần Thơ, Hậu Giang
-Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích hơn 40 nghìn k m 2 , chiếm 12% diện tích toàn quốc và số dân hơn 17,4 triệu người, chiếm 20,7% số dân cả nước (năm 2006)
b) Những thế mạnh và hạn chế về mặt tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long
*Thế mạnh
-Tài nguyên đất:
+Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta
+Đất ở Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là đất phù sa, nhưng tính chất của nó tương đối phức tạp
+Ở Đồng bằng sông Cửu Long có ba nhóm đất chính:
Đất phù sa ngọt có diện tích 1,2 triệu ha (chiếm hơn 30% diện tích tự nhiên của dồng bằng), phân bố thành một dải dọc sông Tiền và sông Hậu
Đất phèn có diện tích lớn nhất với hơn 1,6 triệu ha (chiếm 41% diện tích tự nhiên của đồng bằng). Nhóm đất này phân bố tập trung ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên và vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau
Đất mặn có diện tích gần 75 vạn ha (chiếm 19% diện tích tự nhiên của đồng bằng) phân bố thành vành đai ven Biển Đông và vịnh Thái Lan
Ngoài ra còn có một vài loại đất khác, nhưng diện tích không đáng kể. Đất xám trên phù sa cổ phân bố dọc biên giới Cam-pu-chia; đất feralit chủ yếu trên đảo Phú Quốc; đất cát ở vùng cửa sông, ven biển thuộc tỉnh Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang
-Tài nguyên khí hậu
+Khí hậu thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Tổng số giờ nắng trung bình năm là 2.200 - 2.700 giờ. Chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 - 27 ° C . Lượng mưa hằng năm lớn (1.300 - 2.000mm), tập trung vào các tháng mùa mưa (từ tháng V đến tháng XI)
+Rất thuận lợi cho việc trồng các cây nhiệt đới cho năng suất cao, khả năng xen canh, tăng vụ rất lớn
-Tài nguyên nước:
+Phong phú, cả nước mặt và nước ngầm
+Hệ thống sông Tiền, sông Hậu và kênh rạch chằng chịt có giá trị lớn về thủy lợi, giao thông thủy, cung cấp nước cho sản xuất và sinh họat
-Tài nguyên sinh vật
+Thảm thực vật chủ yếu là rừng ngập mặn (Cà Mau, Bạc Liêu,...) và rừng tràm (Kiên Giang, Đồng Tháp...). Đồng bằng sông cửu Long có các vườn quốc gia Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Mũi Cà Mau, Phú Quốc và khu bảo tồn thiên nhiên ở Rạch Giá (Kiên Giang)
+Về động vật, có giá trị hơn cả là cá và chim
-Tài nguyên biển: hết sức phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản
-Tài nguyên khoáng sản
+Sét, cao lanh: Hà Tiên (Kiên Giang)
+Đá vôi: Kiên Lương (Kiên Giang)
+Than bùn: ở vùng U Minh (Cà Mau, Kiên Giang)
+Đá axít: Thốt Nốt (Cần Thơ), Kiên Giang
+Ngoài ra, còn có dầu khí ở thềm lục địa
*Hạn chế
-Nhiều vùng trũng bị ngập nước vào mùa mưa
-Mùa khô kéo dài từ tháng XII đến tháng IV năm sau. Vì thế, nước mặn xâm nhập vào đất liền, làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. Ngoài ra, còn có những thiên tai khác đôi khi xảy ra
-Phần lớn diện tích của đồng bằng là đất phèn, đất mặn; cùng với sự thiếu nước trong mùa khô đã làm cho việc sử dụng và cải tạo đất gặp nhiều khố khăn. Hơn nữa, một vài loại đất lại thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng hoặc quá chặt, khó thoát nước
-Tài nguyên khoáng sản hạn chế, gây trở ngại cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đồng bằng
- Than: than antraxit, tập trung ở khu vực Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7.000 - 8.000calo/kg. Ngoài ra có than bùn, than nâu.
- Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. Hai bể trầm tích có triển vọng nhất về trữ lượng và khả năng khai thác là bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Nguồn thuỷ năng: Tiềm năng rất lớn, về lí thuyết, công suất có thể đạt khoảng 30 triệu kw với sản lượng 260 - 270 tỉ kw. Tiềm năng này tập trung chủ yếu ở hệ thống sông Hồng (37%) và hệ thống sông Đồng Nai (19%).
- Các nguồn năng lượng khác (sức gió, sức nước, năng lượng Mặt Trời,....) ở nước ta rất dồi dào, cho phép đa dạng hoá ngành điện lực.
a) Khả năng về mặt tự nhiên
-Đất:
+Diện tích rộng: khoảng 3 triệu ha (trong tổng số hơn 4 triệu ha đất tự nhiên) sử dụng vào mục đích nông nghiệp
+Đất được phù sa bồi đắp, nhìn chung màu mỡ
+Có dải đất phù sa ngọt (1,2 triệu ha) dọc sông Tiền và sông Hậu
-Khí hậu: Cận xích đạo, thích hợp cho cây trồng phát triển quanh năm
-Nguồn nước: phong phú (sông ngòi, kênh rạch chằng chịt)
-Khó khăn: thiếu nước ngọt trong mùa khô; đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn
b) Biểu hiện chứng tỏ vùng này vẫn chưa khai thác hết tiềm năng cho việc săn xuất lương thực
-Hệ số sử dụng đất thấp, phần lớn diện tích mới gieo trồng 1 vụ
-Vẫn còn diện tích đất hoang hóa mà việc khai thác đòi hỏi phải có đầu tư lớn.
Gợi ý làm bài
- Tài nguyên đất: khá đa dạng; hai nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất là đất phù sa và đất feeralit.
+ Đất phù sa có diện tích khoảng 3 triệu ha, chủ yếu do sông ngòi bồi đắp nên màu mỡ, địa hình bằng phẳng, thuận lợi tưới tiêu nên rất thích hợp trồng lúa, các cây lương thực khác: sắn, ngô, khoai lang. Nhóm đất này tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng ven biển miền Trung.
+ Đất feralit chiếm diện tích trên 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du và miền núi, cũng thích hợp trồng các cây lương thực sắn, ngô, khoai lang,...
- Khí hậu: nhiệt đới ẩm gió mùa. Nguồn nhiệt ẩm phong phú làm cho cây cối xanh tươi quanh năm, sinh trưởng nhanh, có thể trồng hai đến ba vụ lúa, hoa màu lương thực trong một năm.
- Tài nguyên nước: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc (chỉ tính những con sông có chiều dài trên 10 km thì nước ta đã có tới 2360 sông. Dọc bờ biển, trung bình cứ 20km lại gặp một cửa sông); sông ngòi nhiều nước, giàu phù sa; chế độ nước theo mùa. Nhìn chung, các hệ thống sông đều có giá trị đáng kể về thuỷ lợi. Nguồn nước ngầm cũng khá dồi dào.
- Sinh vật: nước ta có nhiều loại cây lương thực, là cơ sở để nhân dân ta thuần dưỡng, lai tạo thành các giống cây lương thực có chất lượng cao, thích nghi với điều kiện sinh thái của từng địa phương.