K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

Sơ đồ về vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta

30 tháng 7 2016

Công nghiệp năng lượng bao gồm 2 phân ngành: khai thác nguyên, nhiên liệu (than, dầu khí, kim loại phóng xạ) và sản xuất điện.

a/ Thế mạnh lâu dài: nguồn nhiên liệu phong phú:

– Than antraxít tập trung ở Quảng Ninh với trữ lượng hơn 3 tỷ tấn, ngoài ra còn có than nâu, than mỡ, than bùn…

– Dầu khí vớitrữ lượng vài tỷ tấn dầu, hàng trăm tỷ m3 khí.

– Thủy năng có tiềm năng rất lớn, khoảng 30 triệu KW, tập trung ở hệ thống sông Hồng (37%) và sông Đồng Nai (19%)

+ Các nguồn năng lượng khác: gió, thuỷ triều, năng lượng mặt trời…

– Thị trường tiêu thụ rộng lớn, đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.

phong điện Tuy Phong (Bình Thuận) hòa vào lưới điện quốc gia

PHONG ĐIỆN Ở TUY PHONG (BÌNH THUẬN) ĐÃ HÒA VÀO LƯỚI ĐIỆN QUỐC GIA.

Phong điện ờ Trường Sa.

PHONG ĐIỆN Ờ ĐẢO SONG TỬ TÂY, TRƯỜNG SA.

 

b/ Mang lại hiệu quả cao:

– Đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, phục vụ công cuộc CNH, HĐH. Than, dầu thô còn có xuất khẩu.

– Nâng cao đời sống nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa.

– Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

c/ Tác động đến các ngành kinh tế khác:

–       Phát triển năng lượng đi trước một bước nhằm tạo thuận lợi thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển về quy mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm…phục vụ nhu cầu CNH, HĐH.

 

 

17 tháng 12 2021

Nước ta phát triển được nhiều nghành công nghiệp khác nhau chủ yếu dựa trên: 

A. Nguồn lao động đông đảo, tăng nhanh. 

B. Thị trường ngày càng phát triển mạnh. 

C. Cơ sở hạ tầng ngày càng được hiện đại. 

D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng. 

⇒ Đáp án:     D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng

24 tháng 6 2017

Gợi ý làm bài

- Công nghiệp trọng điểm là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác.

- Các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta: công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm, công nghiệp dệt - may, công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí - điện tử,...

- Trong quá trình tiến hành công nghiệp hóa các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) đều ưu tiên phát triển công nghiệp nhẹ, bởi vì:

+ Hầu hết các nước đang phát triển đều là những nước thiếu vốn, trình độ khoa học công nghệ còn thấp, có nguồn lao động dồi dào (dư thừa lao động).

+ Các ngành công nghiệp nhẹ là những ngành cần vốn ít, thu hồi vốn nhanh, sử dụng nhiều lao động, trình độ công nghệ không quá khắt khe, phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển từ đó tạo dà cho sự phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của đất nước.

19 tháng 8 2018

a) Sự khác biệt về thế mạnh tự nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng giữa vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với vùng Đông Nam Bộ

-Lợi thế của Trung du và miền núi Bắc Bộ so với Đông Nam Bộ

+Nguồn than đá có trữ lượng lớn nhất nước ta

+Các h thống sông ở đây có trữ năng thuỷ điện ln hơn các hệ thng sông ở Đông Nam Bộ, tiêu biểu là hệ thống sông Hồng (chiếm hơn 1/3 trữ năng thuỷ điện cả nước)

-Lợi thế Đông Nam Bộ so với Trung du và miền núi Bắc Bộ

+Có nguồn dầu mỏ trữ lượng lớn

+Khí tự nhiên hàng trăm tỉ  m 3

b) Tên 3 ngành công nghiệp trọng điếm và những sn phẩm tiêu biểu của các ngành đó ở Đông Nam Bộ

*Đông Nam Bộ là vùng có nhiều ngành công nghiệp trọng điểm phát triển mạnh nhất nước ta, vì

-Là vùng có vị trí địa lí thuận lợi, có thế mạnh về tự nhiên

-Dân cư đông, nguồn lao động dồi dào có trình độ cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật tốt nhất so vi cả nước

-Thu hút nhiều đầu tư trong và ngoài nước

-Chính sách quan tâm của Nhà nước,..

18 tháng 5 2018

Đáp án B

13 tháng 2 2016

a) Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển.

- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản ,...) ; nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

- Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, oxit titan, cát trắng..._

- có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

- Có bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.

b) Vai trò của hệ thông đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.

* Đối với kinh tế :

- Là cơ sở để khai thác hiệu quả nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển)

* Đối với an ninh :

- Là hệ thông tiền tiêu bảo vệ đất liền

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền đất nước đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?1.     Xu hướng chung là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội2.     Trong từng ngành, trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng?

1.     Xu hướng chung là giảm tỉ trọng khu vực I, tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ xã hội

2.     Trong từng ngành, trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.

3.     Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người.

4.  Đối với khu vực I, tăng tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản, tăng tỉ trọng của cây lương thực, cây công nghiệp, cây thực phẩm

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

1
29 tháng 7 2017

Đáp án C

6 tháng 11 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ sơ đồ

Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

b) Nhận xét tình hình phát triển và sự phân bố

- Từ năm 2000 đến năm 2007, giá trị sản xuất công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta tăng 85,8 nghìn tỉ đồng, gấp 2,74 lần.

- Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành công nghiệp (chiếm 23,7% năm 2007).

- Công nghiệp chế biến, lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước. Tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.