Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nhận xét cơ cấu dân số the...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2019

- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi:

+ Năm 1999:

Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi khá lớn, chiếm 33,5% dân số.

Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi lớn nhất, chiếm 58,4% dân số.

Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 60 tuổi trở lên nhỏ nhất, chiếm 8,19% dân số.

+ Năm 2007:

Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0-14 tuổi khá lớn, chiếm khoảng 25% dân số.

Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 15 - 59 tuổi lớn nhất, chiếm khoảng 66%.

Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm khoảng 9% dân số.

+ Năm 2007 so với năm 1999:

Tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi giảm, tỉ lệ dân số thuộc nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng.

Cơ cấu dân số nước ta đang có sự chuyển biến từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn là nước có kết cấu dân số trẻ.

- Cơ cấu dân số theo giới tính:

+ Ở nước ta, tỉ lệ nữ giới cao hơn so với nam giới và đang tiến tới sự cân bằng.

 

+ Tỉ lệ giới tính khác nhau giữa các nhóm tuổi. Ở nhóm tuổi 0 - 14 tuổi, tỉ lệ nam cao hơn so với nữ; ở nhóm tuổi 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên, tỉ lệ nữ cao hơn so vơi nam.

4 tháng 7 2017

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.

- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

29 tháng 12 2018

Dựa vào biểu đồ cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế, ta lập được bảng sau:

Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1995 - 2007 (%)

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1995 - 2007, cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tích cực, nhưng còn chậm.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực nông, lâm, thủy sản giảm từ 71,2% (năm 1995) xuống còn 53,9% (năm 2007), giảm 17,3%, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất trong cơ cấu lao động.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 11,4% (năm 1995) lên 20,0% (năm 2007), tăng 8,6%.

- Tỉ lệ lao động trong khu vực dịch vụ tăng từ 17,4% (năm 1995) lên 26,1% (năm 2007), tăng 8,1% và hiện chiếm tỉ lệ cao thứ hai trong cơ cấu lao động.

* Giải thích: Nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.

27 tháng 12 2018

a) Nhận xét

Giai đoạn 1960 - 2007:

- Dân số thành thị và dân số nông thôn nước ta đều tăng.

+ Dân số thành thị tăng từ 4,73 triệu người (năm 1960) lên 23,37 triệu người (năm 2007), tăng gấp 4,9 lần.

+ Dân số nông thôn tăng từ 25,44 triệu người (năm 1960) lên 61,80 triệu người (năm 2007), tăng gấp 2,4 lần.

- Dân số thành thị có tốc độ tăng nhanh hơn dân số nông thôn.

b) Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn, vì

- Trình độ phát triển kinh tế nước ta còn thấp, nền kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ yếu.

- Nước ta mới ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa tương ứng là giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, trình độ đô thị hóa chưa cao, phần lớn các đô thị thuộc loại vừa và nhỏ.

- Chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh kéo dài.

27 tháng 10 2023

Nhận xét

- Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm $2000$ là thấp nhất với $336,1$ nghìn tỉ đồng.

- Giá trị sản xuất tăng dần theo các năm $2003,2004,2005,2006$ lần lượt là: $620,1;809;991,3;1203,8$ nghìn tỉ đồng.

- Giá trị sản xuất công nghiệp của nước ta năm $2007$ là cao nhất với $1469,3$ nghìn tỉ đồng.

Giải thích

- Có sự tăng trưởng như vậy là vì trong giai đoạn này đất nước đang trong quá trình bắt đầu công nghiệp hóa đất nước, mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

- Nhà nước chú trọng hơn vào các ngành công nghiệp có nhiều chính sách thúc đẩy sự phát triển.

loading...

1 tháng 9 2018

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi

* Nhận xét

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).

Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

* Nguyên nhân

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.

* Ảnh hưởng

- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.

- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.

- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính

- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.

- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.

- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.

+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.

+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).

22 tháng 11 2023

Câu hỏi
Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân hoá theo lãnh thổ của ngành thuỷ sản nước ta.
Trả lời
**HƯỚNG DẪN**

a) Nhận xét

- Vùng phát triển mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản cao nhất: >30%, một số tỉnh >50% (Cà Mau...): phát triển cả đánh bắt và nuôi trồng.

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ đứng thứ hai: Tỉ trọng giá trị sản xuất thuỷ sản trong cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản >30%, chủ yếu là đánh bắt (Bình Thuận, Bình Định...).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ: Dao động từ 10 - 20%, đánh bắt ở các tỉnh ven biển, nuôi trồng ở cả ven biển và trong nội địa của ĐBSH (dẫn chứng).

- Hai vùng kém nhất là Trung du miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên: <5%.

b) Giải thích

- Đồng bằng sông Cửu Long hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển thuỷ sản: bờ biển dài, vịnh biển rộng, ngư trường trọng điểm vịnh Thái Lan, nhiều bãi triều rộng, rừng ngập mặn diện tích lớn, sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều vùng trũng rộng lớn...

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tất cả các tỉnh đều giáp biển với 2 ngư truờng lớn (Hoàng Sa, Truơng Sa và Ninh Thuận - Bỉnh Thuận-Bà Rịa - Vũng Tàu).

- ĐBSH và Bắc Trung Bộ giáp biển, có diện tích mặt nuớc ao hồ, vùng cửa sông ven biển, đầm phá, rừng ngập mặn...

- Các vùng khác ít thuận lợi.