K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: VĂN BIA VĨNH LĂNG Năm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: VĂN BIA VĨNH LĂNG Năm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho rằng chỗ này là đất tốt, liền dời nhà đến ở đấy, được ba năm thì thành sản nghiệp. Con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước mở đất thực gây nền từ đấy. Từ bấy giờ làm chủ một miền. Tổ của vua húy là Ðinh, nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, bộ hạ có đến hàng nghìn người. Tổ mẫu của vua họ Nguyễn, rất có đức hạnh, sinh được hai con trai, con trưởng là Tùng, con thứ là Khoáng, tức là thân phụ của vua. Người vui vẻ, dễ dãi, hiền lành, thích làm thiện, mến đãi khách, đối với dân cõi láng giềng cũng coi như người một nhà, cho nên người ta chẳng ai là không cảm ơn mà phục nghĩa. Thân mẫu của vua họ Trịnh, húy là Thương, chăm đạo đàn bà, cửa nhà hòa vui, gia đạo thêm thịnh, sinh ba con trai, trưởng là Học, thứ là Trừ, út là vua. Người con trưởng được cha truyền nghiệp, không may chết non. Vua vâng thừa nghiệp của ông cha, một lòng kính cẩn. Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách. Năm Mậu Tuất (1418) dấy hưng nghĩa binh đóng trên sông Lạc Thủy, trước sau hơn hai mươi trận, đều đặt mai phục, dùng kỳ binh, tránh mũi nhọn, thừa chỗ hư, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.. Năm Bính Ngọ (1426) đánh ở Ninh Ðộng (tức Ninh Kiều và Tốt Ðộng) đại thắng liền tiến vây Ðông Ðô. Năm Ðinh Mùi (1427) giặc gửi viện binh. An Viễn hầu Liễu Thăng đem mười vạn quân do Quảng Tây tiến, Kiềm Quốc công Mộc Thạnh đem năm vạn quân do Vân Nam tiến. Một trận Chi Lăng, Liễu Thăng nộp đầu, chém quân giặc hơn mấy vạn tên, bắt sống bọn Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn ba trăm người và hơn vạn binh sĩ. Sắc mệnh và binh phù bắt được của Liễu Thăng gửi đến quân Vân Nam, Mộc Thạnh trông thấy nhân đêm chạy trốn, giặc bị chém đầu và bị bắt sống không biết bao nhiêu mà kể. Bấy giờ trấn thủ thành Ðông Quan là bọn Thành Sơn hầu Vương Thông trước đã cùng quân ta giảng hòa mà chưa xong, đến đây, xin thề ở trên sông Nhị, những thành trì trấn thủ các xứ đều mở cửa ra hàng. Những quân giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến mười vạn người, đều tha cho về cả. Ðường thủy thì cấp cho hơn năm trăm thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa; răn cấm quân sĩ (của ta) không được xâm phạm mảy may (đến quân giặc). Hai nước từ đấy giao hảo, Bắc Nam vô sự. Mường Lễ và Ai Lao dần vào bản đồ, Chiêm Thành và Chà-và vượt biển đến cống. Vua thức khuya dậy sớm sáu năm mà trong nước thịnh trị, đến nay băng. Thuận Thiên năm thứ sáu, Quí Sửu tháng 10 ngày tốt, Vĩnh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn. (Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1976) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Câu 2. Chỉ ra tên ba trận thắng lớn của vua Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn được nêu trong văn bản. Câu 3. Lòng khoan dung độ lượng của vua Lê Lợi thể hiện qua chi tiết nào? Câu 4. Chi tiết “Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách” cho thấy những phẩm chất gì của vua Lê Lợi ? Câu 5. Khái quát nội dung chính của văn bản. Câu 6. Nêu những bài học mà người đời sau có thể nhận ra từ bài văn bia. Giúp em với

0
I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc văn bản: VĂN BIA VĨNH LĂNGNăm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc văn bản:

VĂN BIA VĨNH LĂNG

Năm Thuận Thiên thứ sáu, năm Quí Sửu tháng 8 nhuận ngày 22, Thái tổ Cao hoàng đế chầu trời. Cùng năm ấy, tháng 10 ngày 23, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn. Vua họ Lê, húy là Lợi, tằng tổ của vua Húy là Hối, người phủ Thanh Hóa. Một ngày kia đi chơi Lam Sơn thấy có đàn quạ bay lượn quanh ở dưới núi Lam như vẻ đông người tụ họp, cho rằng chỗ này là đất tốt, liền dời nhà đến ở đấy, được ba năm thì thành sản nghiệp. Con cháu ngày một đông, tôi tớ ngày một nhiều. Việc dựng nước mở đất thực gây nền từ đấy. Từ bấy giờ làm chủ một miền. Tổ của vua húy là Ðinh, nối dõi nghiệp nhà, theo chí người trước, bộ hạ có đến hàng nghìn người. Tổ mẫu của vua họ Nguyễn, rất có đức hạnh, sinh được hai con trai, con trưởng là Tùng, con thứ là Khoáng, tức là thân phụ của vua. Người vui vẻ, dễ dãi, hiền lành, thích làm thiện, mến đãi khách, đối với dân cõi láng giềng cũng coi như người một nhà, cho nên người ta chẳng ai là không cảm ơn mà phục nghĩa. Thân mẫu của vua họ Trịnh, húy là Thương, chăm đạo đàn bà, cửa nhà hòa vui, gia đạo thêm thịnh, sinh ba con trai, trưởng là Học, thứ là Trừ, út là vua.  Người con trưởng được cha truyền nghiệp, không may chết non. Vua vâng thừa nghiệp của ông cha, một lòng kính cẩn. Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách.
         Năm Mậu Tuất (1418) dấy hưng nghĩa binh đóng trên sông Lạc Thủy, trước sau hơn hai mươi trận, đều đặt mai phục, dùng kỳ binh, tránh mũi nhọn, thừa chỗ hư, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.. Năm Bính Ngọ (1426) đánh ở Ninh Ðộng (tức Ninh Kiều và Tốt Ðộng) đại thắng liền tiến vây Ðông Ðô.  Năm Ðinh Mùi (1427) giặc gửi viện binh. An Viễn hầu Liễu Thăng đem mười vạn quân do Quảng Tây tiến, Kiềm Quốc công Mộc Thạnh đem năm vạn quân do Vân Nam tiến. Một trận Chi Lăng, Liễu Thăng nộp đầu, chém quân giặc hơn mấy vạn tên, bắt sống bọn Hoàng Phúc, Thôi Tụ hơn ba trăm người và hơn vạn binh sĩ. Sắc mệnh và binh phù bắt được của Liễu Thăng gửi đến quân Vân Nam, Mộc Thạnh trông thấy nhân đêm chạy trốn, giặc bị chém đầu và bị bắt sống không biết bao nhiêu mà kể. Bấy giờ trấn thủ thành Ðông Quan là bọn Thành Sơn hầu Vương Thông trước đã cùng quân ta giảng hòa mà chưa xong, đến đây, xin thề ở trên sông Nhị, những thành trì trấn thủ các xứ đều mở cửa ra hàng. Những quân giặc bị bắt và những quân đầu hàng có đến mười vạn người, đều tha cho về cả. Ðường thủy thì cấp cho hơn năm trăm thuyền, đường bộ thì cấp cho lương ăn và ngựa; răn cấm quân sĩ (của ta) không được xâm phạm mảy may (đến quân giặc). Hai nước từ đấy giao hảo, Bắc Nam vô sự. Mường Lễ và Ai Lao dần vào bản đồ, Chiêm Thành và Chà-và vượt biển đến cống. Vua thức khuya dậy sớm sáu năm mà trong nước thịnh trị, đến nay băng.
            Thuận Thiên năm thứ sáu, Quí Sửu tháng 10 ngày  tốt,
            Vĩnh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự, thần Nguyễn Trãi vâng soạn.

(Nguyễn Trãi toàn tập, Viện Sử học, NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội,1976)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Lòng khoan dung độ lượng của vua Lê Lợi thể hiện qua chi tiết nào?

Câu 2. Chi tiết “Tuy thời gặp loạn lớn mà chí càng thêm bền, giấu mình ở Lam Sơn, làm nghề cày cấy. Vì giận giặc tàn bạo, càng chuyên tâm vào sách lược thao, dốc hết của nhà khoản đãi tân khách” cho thấy những phẩm chất gì của vua Lê Lợi ?
Câu 3. Khái quát nội dung chính của văn bản.

Câu 4. Nêu  những bài học mà người đời sau có thể nhận ra từ bài văn bia.

GIÚP MÌNH VS CẦN GẤP

0
“Từ những năm Quang Thái đời vua Trần Thuận Tông có một viên quan trẻ tuổi tên là Từ Thức. Từ Thức là người học thức uyên bác lại có phụ thân làm đến đại thần nên được bổ nhiệm làm quan Tri huyện Tiên Du…Cạnh huyện Tiên Du có một ngôi chùa rất nổi tiếng. Trong sân chùa trồng được cây mẫu đơn rất quý, hễ đến kỳ hoa nở là mọi người nô nức cùng nhau đến thưởng hoa...
Đọc tiếp

“Từ những năm Quang Thái đời vua Trần Thuận Tông có một viên quan trẻ tuổi tên là Từ Thức. Từ Thức là người học thức uyên bác lại có phụ thân làm đến đại thần nên được bổ nhiệm làm quan Tri huyện Tiên Du…Cạnh huyện Tiên Du có một ngôi chùa rất nổi tiếng. Trong sân chùa trồng được cây mẫu đơn rất quý, hễ đến kỳ hoa nở là mọi người nô nức cùng nhau đến thưởng hoa rất đông. Trở thành một đám hội thưởng hoa tưng bừng, nhôn nhịp. Trong đám đông có một cô gái độ chừng mười lăm, mười sáu son phấn điểm nhẹ, nhan sắc tuyệt trần cũng đến xem hoa. Vì muốn được xem rõ cành hoa mà cô gái lỡ tay làm gãy cành và bị người coi hoa trong chùa bắt vạ. Nhưng không may, cô lại không có tiền đền cho nhà chùa nên bị giữ lại đến ngày đã sắp tối mà chưa ai đến chuộ. Từ Thức có mặt trong hội thấy vậy động lòng thương, mới cởi áo gấm đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người ở đó đều lấy lòng cảm phục Từ Thức là một vị quan hiền đức, nhân hậu.

 Thế nhưng, Từ Thức vốn bản tính hay rượu, ngày thích khảy đàn, ngâm thơ vịnh cảnh vui thú thiên nhiên nên việc quan trường thường bỏ luống hay bị quan trên trách phạt. Cứ như thế đến vài năm sau, Từ Thức chán nản quan trường, lại ngán ngẫm cái vòng danh lợi trần gian quẩn quanh không dừng, chàng treo ấn từ quan mà trở về với non xanh nước ngọc. Chàng chọn nơi Tống Sơn vốn nơi chàng ưu thích phong cảnh mà dựng nhà ở lại. Ngày ngày chàng vui cảnh thăm thú thiên nhiên.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích.

Câu 2: Từ Thức đã làm gì để được mọi người khen là người hiền đức nhân hậu?

Câu 3: Chỉ ra sở thích của Từ Thức được tác giả chỉ ra trong đoạn trích?

Câu 4: Việc treo ấn từ quan, cho thấy Từ Thức là người như thế nào?

Câu 5: Anh/chị hãy nhận xét về tâm hồn của Tự Thức qua việc ngâm thơ vịnh cảnh

Câu 6: Hành động treo ấn từ quan của Từ Thức có tư tưởng tiêu cực hay tích cực? Vì sao?

1
29 tháng 3 2021

tham khảo

 Câu 2 Trong đám đông có một cô gái độ chừng mười lăm, mười sáu son phấn điểm nhẹ, nhan sắc tuyệt trần cũng đến xem hoa. Vì muốn được xem rõ cành hoa mà cô gái lỡ tay làm gãy cành và bị người coi hoa trong chùa bắt vạ. Nhưng không may, cô lại không có tiền đền cho nhà chùa nên bị giữ lại đến ngày đã sắp tối mà chưa ai đến chuộ. Từ Thức có mặt trong hội thấy vậy động lòng thương, mới cởi áo gấm đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người ở đó đều lấy lòng cảm phục Từ Thức là một vị quan hiền đức, nhân hậu.

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

26 tháng 10 2021

câu hỏi hay :))

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

 1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

- Mị Nương đáng trách nhưng cũng đáng thương. 

23 tháng 10 2021

Mị Nương thơ ngây trong sáng, bị Trọng Thủy lừa gạt trộm nỏ diệt thành, rồi lại rắc lông vũ để mua dây buộc mình, hại chết bố ruột là An Dương Vương. Mị Nương cuối cùng đã chết bị hóa thành ngọc trai để rửa sạch mối thù gia tộc.

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý...
Đọc tiếp

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên ?
Câu 2. Mệnh đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được tác giả triển khai như thế nào trong văn bản?.
Câu 3. Nhà nước ta thời phong kiến đã từng trọng đãi hiền tài như thế nào? Theo tác giả, những điều đó đã là đủ chưa?.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu,nêu suy nghĩ của anh/chị về sứ mệnh của hiền tài đối với đất nước?

BÀI 2.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

1.Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh H­ưng Yên, sau chuyển đến ở làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm năm 1478. Ông để lại: Trích diễm thi tập, đề tựa năm 1479, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tập, sau này được Lê Quý Đôn đ­ưa vào Toàn Việt thi lục.

2.Tựa là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội hoạ, âm nhạc,… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả tự viết hoặc do một ai đó thích thú tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường có phần lạc khoản: ghi rõ họ tên, chức t­ước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa. Bài tựa cũng thể hiện những quan điểm mang tính thời đại và của chủ quan người viết. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường được kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi mang sắc thái trữ tình.

3.Trong công việc biên soạn cũng như sáng tác, Hoàng Đức Lương bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Đó là sự chú ý đến tính thẩm mĩ của văn chương và ông đưa ra những lí do mà khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời.Đây là tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc

1/ Nêu nội dung chính của văn bản?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

3/ Xác định phép liên kết chính trong đoạn văn (2) và (3) ?

4/ Câu văn Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc gợi nhớ đến câu văn nào của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô khi nói về văn hiến của dân tộc ?

2
24 tháng 4 2020

K liên quan, nhưng cô ơi cho em hỏi ở đoạn này sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu là gì và hiệu quả sử dụng ạ. E cảm ơn cô nhiều ạ.

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

20 tháng 4 2020

Bài 2:

1. Giới thiệu Hoàng Đức Lương và tựa Trích diễm thi tập.

2. Phương thức biểu đạt; thuyết minh

3. Phép lặp, thế.