K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2021

Câu 1 : Em bé ngoan ngoãn , chăm chỉ làm việc giúp bố mẹ.

Câu 2 : Chị 2 , đang tập nấu cơm.

Câu 3 : Mẹ là một người mẹ vui tính , trìu mến.

( chúc học tốt )

19 tháng 12 2021

mọi người ơi có cách nào để nó sếp ko bị lộn xộn ko nhỉ?!giúp mik với!~

Tập làm văn:  Kể về người lao động trí óc.Mình làm bài trước nhé:Bài làmNgười lao động trí thức mà em muốn kể chính là mẹ em. Mẹ em làm nghề giáo viên dạy môn Tin học. Mỗi sáng mẹ em dậy rất sớm để làm bữa sáng cho cả gia đình, xong mẹ đưa em đi học. Mẹ bước vào lớp với với khuôn mặt nghiêm túc nhưng rất trìu mến. Mẹ em bắt đầu tiết học với giọng nói dõng dạc, nếu...
Đọc tiếp

Tập làm văn:  Kể về người lao động trí óc.

Mình làm bài trước nhé:

Bài làm

Người lao động trí thức mà em muốn kể chính là mẹ em. Mẹ em làm nghề giáo viên dạy môn Tin học. Mỗi sáng mẹ em dậy rất sớm để làm bữa sáng cho cả gia đình, xong mẹ đưa em đi học. Mẹ bước vào lớp với với khuôn mặt nghiêm túc nhưng rất trìu mến. Mẹ em bắt đầu tiết học với giọng nói dõng dạc, nếu có học sinh nào chưa hiểu bài mẹ giảng lại kĩ càng cho cả lớp đồng thời tiếp thu thêm kiến thức. Học sinh nào đùa nghịch, nói chuyện riêng trong lớp mẹ đến gần bàn học và nhắc nhở nhẹ nhàng. Khuôn mặt mẹ rạng rỡ lên khi thấy học sinh đã học hành chăm chỉ. Nhờ có mẹ mà các anh chị học sinh đi thi Tin học trẻ mang về được giải cao. Mẹ giúp em hiểu lẽ công bằng và dạy em cách sống có đạo đức. Mẹ giúp em ôn tập đề cương Tin học để chuẩn bị cho kì thi học kì môn Tin. Mọi người ai cũng quý mẹ vì mẹ luôn giúp đỡ người khác. Giờ đây đối với em mẹ là nguồn động lực tiếp sức cho em thêm vững bước trên con đường học tập.

4

Cô giáo của em là một người lao động trí óc nghiêm túc mà em có dịp tiếp xúc hằng ngày.

Cô em đã ngoài ba mươi tuổi. Dáng người cô thanh thanh, thon gọn, mảnh dẻ với mái tóc dài buộc gọn gàng. Khuôn mặt cô thon, hình trái xoan, thanh tú. Nổi bật trên khuôn mặt đôn hậu của cô là đôi mắt sáng, long lanh những tia nhìn ấm áp. Cô em rất yêu quý học trò. Cô giảng bài khúc chiết, rõ ràng, tỉ mỉ. Bạn nào lười học, cô ân cần bảo ban. Bạn nào ngoan ngoan, cô âu yếm khen ngợi và nêu gương bạn ấy trước lớp. Ngày hai buổi đến lớp, cô giáo của em miệt mài soạn giảng, đem hết tinh thần giảng dạy cho chúng em hiểu thấu đáo bài học. Vào giờ rỗi rảnh, không có bài tập khó, cô thường kể chuyện danh nhân lịch sử cho chúng em nghe. Cô lúc nào cũng hiền hậu, yêu thương chúng em.

Em rất yêu quý cô giáo và sẽ cố gắng học giỏi để ba mẹ và cô giáo vui lòng.

24 tháng 4 2020

Cô Phương của em là nữ bác sĩ trẻ nhất khoa Sản của bệnh viện Từ Dũ, nơi cô đang làm việc.

Cô Phương tốt nghiệp ra trường với tấm bằng xuất sắc. Cô làm việc rất cần mẫn, cẩn thận và lành nghề. Cô Phương còn rất trẻ, chỉ độ hai mươi bảy, hai mươi tám tuổi. Làn da cô trắng trẻo, khuôn mặt cô đẹp với đôi mắt to và sáng, mũi cao thanh tú. Hằng ngày, trong quá trình làm việc, cô đỡ sinh cho rất nhiều sản phụ. Cô hiền dịu an ủi động viên sản phụ, giúp các bà mẹ đỡ đau đớn trong cơn chuyển dạ sinh con, cô trân trọng, yêu thương đón đỡ từng em bé ra đời. Bàn tay thon đẹp, dịu dàng của cô đã nâng đỡ bao mái đầu tơ non của em bé, đã giúp bao sản phụ nhẹ mình đỡ đau trong cơn vượt cạn một mình. Với dáng người mảnh dẻ, tâm hồn hiền lành và trí tuệ giỏi giang, cô Phương luôn nêu cao y đức cao quý của một bác sĩ trẻ.

Em rất quý mến và tự hào về cô.

# hok tốt #

. Khoanh tròn những dấu chấm dùng sai trong đoạn văn dưới đây. Nhà bạn Nam có bốn người: bố me Nam. Nam và bé Hồng Hà 5 tuổi. Bố Nam là bộ đội, còn me Nam. Là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Bố mẹ Nam. Rất hiền và rất quan tâm đến việc học hành của Nam. Gia đình bạn Nam. Lúc nào cũng vui vẻ. 2. Đoạn văn dưới đây không sử dụng dấu chấm. Em hãy chép lại đoạn văn này sau khi...
Đọc tiếp

. Khoanh tròn những dấu chấm dùng sai trong đoạn văn dưới đây. Nhà bạn Nam có bốn người: bố me Nam. Nam và bé Hồng Hà 5 tuổi. Bố Nam là bộ đội, còn me Nam. Là công nhân xí nghiệp bánh kẹo Tràng An. Bố mẹ Nam. Rất hiền và rất quan tâm đến việc học hành của Nam. Gia đình bạn Nam. Lúc nào cũng vui vẻ. 2. Đoạn văn dưới đây không sử dụng dấu chấm. Em hãy chép lại đoạn văn này sau khi đặt dấu chấm vào chỗ thích hợp và viết hoa những chữ đầu câu. Nội tội Tôi sống xa nội tôi từ thuở nhỏ bạn biết không, nội tôi chỉ sống một mình cô quạnh trong vùng quê hẻo lánh chiều chiều, khi con chim đã về đến tổ với bầy đàn, với đồng loại thân quen thì thênh thang ở một góc trời, dáng một người già lúc mờ lúc tỏ dáng nội đấy, còm cõi bên bếp thổi cơm tối tối, khi mọi nhà quây quần trò chuyện thì nội tôi co ro trong tấm chăn mỏng để đi tìm giấc ngủ của người cô đơn. (Văn Trần Thiên Trúc) 3. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong từng câu văn dưới đây: a. Con ong xanh biếc to bằng quả ớt nhỡ lướt nhanh những cặp chân dài và mảnh trên nền đất. Nó dừng lại ngước đầu lên mình nhún nhảy rung rinh giơ hai chân trước vuốt râu rồi lại bay lên đậu xuống thoăn thoắt rà khắp mảnh vườn. Nó đi dọc đi ngang sục sạo tìm kiếm. (Vũ Tú Nam) b. Khi mới nhú lộc bàng màu hung nâu. Chỉ vài ba ngày sau nó chuyển sang màu xanh nõn chúm chím như những búp hoa. (Trần Hoài Dương) 4. Ngắt đoạn văn dưới đây thành 6 câu: Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế ăn xong, chim bảo người em vào mang túi ba gang đi lấy vàng chim bay qua núi cao biển rộng rồi đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng bạc châu báu người em đi khắp đảo, ngắm nhìn thoả thích rồi mới lấy một ít vàng bỏ vào túi xong xuôi, chim lại đưa người em trở về nhà từ đó, người em trở nên giàu có. 5. Trong đoạn văn dưới đây, người viết dùng sai dấu chấm. Em hãy sửa lại và chép đoạn văn đã sửa lỗi vào chỗ trống. (Nhớ viết hoa những chữ đầu câu.) 2 Búp măng non cảm thấy thật sung sướng và tự hào. Măng non cùng với các bạn khác. Được ông Mặt Trời chiếu sáng và lớn lên mạnh mẽ. Từ búp măng non, chú đã trở thành. Cây tre nhỏ giống như mẹ. Những cây tre nhỏ sẽ hợp thành một rừng tre mới. 6. Điền dấu câu thích hợp vào mỗi ô trống dưới đây: Đang đi, Vịt con thấy một bạn đang nằm trong một cái túi trước ngực của mẹ. Vịt con cất tiếng chào: - Chào bạn☐ Bạn tên là gì thế☐ - Chào Vịt con ☐Tôi là Chuột Túi. Bạn có muốn nghe tôi kể chuyện về mẹ không☐ Vịt con gật đầu. Chuột Túi liền kể: - Tôi còn bé nên được ở trong cái túi trước bụng của mẹ tôi. Thật là êm ái ☐Đã bao lần, mẹ tôi mang tôi chạy băng qua cánh rừng, qua đồng cỏ mênh mông để tránh hổ dữ. Mẹ thở hổn hển, ướt đẫm mồ hôi. Ôi ☐ Tôi yêu mẹ biết bao☐ (Theo Nguyễn Thị Thảo) 7. Đặt dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Đến trưa, Mèo Mướp ngủ dậy. Đói bụng quá, nó ra suối đế câu cá. Nhưng Mèo Mướp ngồi từ trưa đến chiều mà chẳng câu được con cá nào. Bỗng nó thấy hoa mắt chóng mặt rồi chẳng biết gì nữa... Đúng lúc ấy, Mèo Tam Thể đi học về thấy Mèo Mướp ngất xỉu bên bờ suối. Nó vội cõng Mèo Mướp về nhà. 8. Trong các câu dưới đây, người viết dùng sai dấu phẩy. Em tìm chỗ sai, sửa lại rồi chép câu đã sửa vào chỗ trống: a. Hôm ấy, cô giáo Gà Mái Mơ, tổ chức cho cả lớp đi cắm trại. .......................................................................................................................................................... b. Các bạn nhỏ dựng trại, bên hồ nước trong xanh và múa hát thật vui vẻ. .......................................................................................................................................................... c. Gà Tơ ấp úng xin lỗi cô giáo và hứa sẽ đi học, thật chăm. .......................................................................................................................................................... d. Từ đó trở đi, chẳng đợi mẹ phải gọi, hôm nào Gà Tơ cũng dậy thật sớm để đi học. .......................................................................................................................................................... 9. Điền dấu chấm, dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn dưới đây. Bỗng một hôm An Tiêm thấy một con chim xuất hiện trên hoang đảo con chim ăn một miếng quả lạ và nhả xuống những hạt nho nhỏ màu đen nhánh An Tiêm nghĩ thầm: “Quả mà chim ăn 3 được thì chắc hẳn người cũng ăn được” chàng bèn nhặt những hạt đó và đem ươm vào một hốc đá rêu ẩm. 10. Điền dấu phẩy còn thiếu vào chỗ thích hợp trong đoạn văn sau: Quanh ta mọi vật mọi người đều làm việc. Cái đồng hồ báo phút báo giờ. Cành đào nở hoa cho sắc xuân thêm rực rỡ ngày xuân thêm tưng bừng. Như mọi vật mọi người bé cũng làm việc. Bé làm bài bé đi học. Học xong bé quét nhà nhặt rau chơi với em đỡ mẹ. Bé luôn bận rộn mà công việc lúc nào cũng nhộn nhịp cũng vui. (Tô Hoài) 11. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu văn sau: a. Dưới đường lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây dân chài đang tung lưới bắt cá. b. Những con chim pít báo hiệu mùa màng từ miền xa lại bay về. Ngoài nương rẫy lúa đã chín vàng rực. Ở đây mùa hái hạt bao giờ cũng trúng vào tháng mười, tháng mười một, những ngày tháng vui vẻ nhất trong năm. c. Từ chiếc tổ nhỏ được lót rơm êm như nệm đôi chim non xinh xắn bay ra. d. Giữa đám lá xanh to bản một búp xanh vươn lên. e. Xa xa giữa cánh đồng đàn trâu đang lững thững từng bước nặng nề trở về làng.

0
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Bài tập làm văn 1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa." 2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng,...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Bài tập làm văn

 1. Có lần, cô giáo cho chúng tôi một đề văn ở lớp : "Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ?" Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết : "Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa."

 2. Đến đây, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định gọi tôi giúp việc này, việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi."  Tôi nhìn sang Liu-xi-a, thấy bạn ấy đang viết lia lịa. Thế là tôi bỗng nhớ có lần tôi nhặt thêm cả bít tất của mình, bèn viết thêm : "Em còn giặt bít tất."

 3. Nhưng chẳng lẽ lại nộp bài văn ngắn ngủn như thế này ? Tôi nhìn xung quanh, mọi người vẫn viết. Lạ thật, các bạn viết gì mà nhiều thế ? Tôi cố nghĩ, rồi viết tiếp :"Em giặt cả áo lót, áo sơ mi và quần." Cuối cùng, tôi kết thúc bài văn của mình :"Em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn, để mẹ đỡ vất vả."

 4. Mấy hôm sau, sáng chủ nhật, mẹ bảo tôi: - Cô-li-a này ! Hôm nay con giặt áo sơ mi và quần áo lót đi nhé ! Tôi tròn xoe mắt. Nhưng rồi tôi vui vẻ nhận lời, vì đó là việc làm mà tôi đã nói trong bài tập làm văn. - Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay. - Viết lia lịa: viết rất nhanh và liên tục.

Cô-li-a cảm nhận như thế nào trước đề văn cô giáo giao ? 

A. Cậu ấy loay hoay và cảm thấy bí

B. Cậu bé rất thích đề văn cô giao

C. Cậu ấy nghĩ ra được rất nhiều ý tưởng cho bài

1
31 tháng 10 2018

Lời giải:

Cậu ấy loay hoay mất một lúc và  thấy bí.

28 tháng 9 2019

Gia đình em gồm bốn người: bố mẹ em, chị gái em và em. Bố em đã ngoài năm mươi tuổi là một kỹ sư chế tạo máy, hiện đang công tác ở thành phố Hà Nội. Mẹ em là một bác sĩ nha khoa công tác ở bệnh viện Hồng Ngọc. Chị gái em hiện là sinh viên năm thứ ba của trường Đại học Ngoại Thương. Còn em, đứa con út trong gia đình đang học lớp Ba trường Giảng Võ. Em rất yêu gia đình mình, bởi em được sống trong vòng tay âu yếm của bố mẹ và tình thương của chị gái.

15 tháng 4 2019

bài 1

 Sáng nay Việt Trinh cũng đi đọc sách đấy à? Ngồi xuống đây với mình một lát, chút nữa thư viện mở cửa, chúng mình cùng vào. À, khi nào rỗi, đến nhà mình chơi! Nhà mình ở gần đây thôi. Ở số nhà 18C, đường Trần Phú, phường 5 đấy! Nghe mình nói, mình có một người bạn mới quen, bạn cùng đọc sách ở thư viện, bạn ấy tên Việt Trinh, vui tính và dễ thương lắm, gia đình mình ai cũng muốn gặp

bạn đấy! Nhà mình chỉ có bốn người: bố mẹ và hai chị em mình. Bố mẹ đều là thầy cô giáo, giảng dạy ở trường Caọ đẳng Sư phạm tỉnh. Chị mình thì đang học đại học năm thứ ba ở Thành phố Hồ Chí Minh, thỉnh thoảng chị mới về thăm nhà. Cả nhà mình thương nhau lắm. Vui nhất là những lúc chị mình về thăm nhà, mẹ mình thường làm những bữa tiệc nhỏ. Những lúc như thế, cả chị và mình đều xúm vào giúp mẹ. Làm việc vừa vui, lại học được ở mẹ cách làm các món ăn. Thích lắm Trinh a! Chủ nhât tuần tới chị mình về, Việt Trinh đến nhà mình chơi nhé!

15 tháng 4 2019

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 2 năm 2005

ĐƠN XIN VÀO ĐỘI

Kính gửi: – Ban Phụ trách Đội Trường Tiểu học Trần Phú.

                –  Ban Chỉ huy Liên đội.

Em tên là: Bùi Thị Thanh Xuân

Sinh ngày: 24 tháng 7 năm 1997

Học sinh lớp 310 Trường Tiểu học Trần Phú

Lúc còn là một học sinh lớp Hai, em cũng đã từng ước ao chiếc huy hiệu măng non lấp lánh trên ngực và chiếc khăn quàng màu đỏ trên vai, tung tăng đến trường. Bây giờ, em đã là một học sinh lớp Ba, được học Điều lệ Đội, biết được Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là một tổ chức tốt nhất, tập hợp những thiếu niên độ tuổi từ chín đến mười bốn để rèn luyện thành những người có ích cho đất nước. Vào Đội là một niềm vinh dự tự hào và cũng là điều kiện giúp em rèn luyện trở thành con ngoan trò giỏi. Vì vậy, em viết đơn này xin được gia nhập vào hàng ngũ Đội. Được vào Đội, em xin hứa:

–      Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ Đội.

–       Ra sức thực hiện 5 lời Bác Hồ dạy.

–     Quyết tâm rèn luyện, phấn đấu trở thành đội viên tốt.

                                                                                     Người làm đơn (kí tên)

                                                                                 Bùi Thị Thanh Xuân

27 tháng 12 2021

BÀI LÀM :

Trên nương, mỗi người một việcNgười lớn thì đánh trâu ra càyCác bà mẹ cúi lom khom tra ngôCác cụ già nhặt cỏ, đốt láMấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

27 tháng 12 2021

trên nương ,mỗi người 1 việc lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lôm khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ , đốt lá mấy chú bé đi bắc bếp nhớ k cho mình nha

Sắp xếp các từ sau thành một câu có nghĩa. 1. giờ/ kể/ Chưa/ mẹ/ bao 2. anh/ Nam/ Việt/ Mẹ/ hùng 3. bầm/ không/ có/ rét/ ơi/ Bầm 4. trắng/ giờ/ Bây/ mẹ/ tóc/ phau 5. láng/ lai/ con/ hồ/ biển/ nuôi/ Mẹ 6. lòng/ Thương/ khi/ thai/ từ/ nghén/ trong 7. lạnh/ trơn/ mưa/ bạc/ Đường/ đầu/ mái/ phơ 8. ra/ đi/ mẹ/ thương/ Biết/ như/ nhau/ một/ bụng 9. mến/ của/ em/ Mẹ/ cô/ giáo/ là/ trường/ ở/...
Đọc tiếp

Sắp xếp các từ sau thành một câu có nghĩa. 

1. giờ/ kể/ Chưa/ mẹ/ bao 

2. anh/ Nam/ Việt/ Mẹ/ hùng 

3. bầm/ không/ có/ rét/ ơi/ Bầm 

4. trắng/ giờ/ Bây/ mẹ/ tóc/ phau 

5. láng/ lai/ con/ hồ/ biển/ nuôi/ Mẹ 

6. lòng/ Thương/ khi/ thai/ từ/ nghén/ trong 

7. lạnh/ trơn/ mưa/ bạc/ Đường/ đầu/ mái/ phơ 

8. ra/ đi/ mẹ/ thương/ Biết/ như/ nhau/ một/ bụng 

9. mến/ của/ em/ Mẹ/ cô/ giáo/ là/ trường/ ở/ thương 

10. ơi!/ mẹ/ khổ/ lắm/ người/ Cơm 

Lưu ý: 1. Nếu câu nào biết thì trả lời, câu không biết thì cố gắng suy nghĩ để trả lời. 2. Không tra trên máy tính hay điện thoại, không hỏi bố mẹ hoặc các thành viên trong gia đình. 3. Đến 20 giờ ngày hôm nay sẽ cho xem đáp án, xem đáp án rồi thì không trả lời lại. 

Mình không biết lớp nào nên chọn lớp 3.

8
1 tháng 1 2022

1.Chưa bao giờ mẹ kể.

2.Mẹ Việt Nam anh hùng

3.Bầm ơi bầm có rét không

4.Bây giờ tóc mẹ trắng phau

5.Mẹ nuôi con lai láng biển hồ

6.Thương thai từ khi nghén trong lòng

7.Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ.

1 tháng 1 2022

Mik giải né:

chưa bao giờ mẹ kể

Mẹ Việt Nam anh hùng

Bầm ơi có rét không bầm

Bây giờ tóc mẹ trắng phau

Mẹ nuôi con lai láng biển hồ

Thương từ khi thai nghén trong lòng

Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ

Biết mẹ ra đi như nhau một bụng

Mẹ là cô giáo ở trường thương mến của em

Cơm mẹ khổ lắm người ơi!

Thôi hết rồi, xưng mik với bn cho thân thiện thôi, học lớp 4 đây nek

28 tháng 2 2017

Bà ngoại em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà trông vẫn khỏe mạnh vì bà luôn giữ thói quen tập thể dục vào mỗi sáng. Khuôn mặt bà phúc hậu với những nếp da nhăn nheo đồi mồi. Đôi mắt ngả màu nâu xám của bà lúc nào cũng ánh lên sự hiền từ, ấm áp. Mái tóc bà trắng như cước được búi lên gọn gàng ở đằng sau. Bà hiền dịu, nhân từ, luôn yêu thương con cháu hết mực. Em đã lớn lên cùng lời ru ầu ơ ngọt ngào, với bao câu chuyện cổ tích kì thú bà kể. Bà như bà tiên trong những câu chuyện ấy vậy. Mỗi tối, đôi tay gầy xương, nhăn nheo của bà lại vỗ về em đi vào giấc ngủ. Em rất yêu quý người bà của mình. Em ước mong bà luôn mạnh khỏe để sống vui cùng con cháu.

31 tháng 10 2021

????????

tui ko biết nha

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi: Đôi bạn 1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.    Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời các câu hỏi:

 Đôi bạn 

1. Thành và Mến là đôi bạn ngày nhỏ. Ngày ấy, giặc Mĩ ném bom phá hoại miền Bắc, Thành theo bố mẹ sơ tán về quê Mến. Mĩ thua, Thành lại về thị xã.

    Hai năm sau, bố Thành đón Mến ra chơi. Thành dẫn bạn đi thăm khắp nơi. Cái gì đối với Mến cũng lạ. Ở đây có nhiều phố quá. Phố nào cũng nhà ngói san sát, cái cao, cái thấp, chẳng giống những ngôi nhà ở quê. Mỗi sáng mỗi chiều, những dòng xe cộ đi lại nườm nượp. Ban đêm, đèn điện sáng lấp lánh như ngôi sao sa. 

2. Chỗ vui nhất là công viên. Ở đây, bên cạnh vườn hoa có cầu trượt, đu quay, có cả một cái hồ lớn. Mến rất thích chơi ở ven hồ. Hồ này rộng hơn cái đầm ở làng của Mến nhưng không trồng sen. Nhìn mặt hồ sóng gợn lăn tăn, hai đứa lại nhắc chuyện hồi nào bơi thuyền thúng ra giữa đầm hái hoa. Đang mải chuyện, bỗng các em nghe tiếng kêu thất thanh :

 - Cứu với ! 

Thành chưa kịp hiểu chuyện gì thì đã thấy Mến lao xuống nước. Giữa hồ, một cậu bé đang vùng vẫy tuyệt vọng. Trên bờ, mấy chú bé ướt lướt thướt hốt hoảng kêu la. Mến bơi rất nhanh, chỉ một loáng, em đã đến bên câu bé, khéo léo túm được tóc cậu, đưa vào bờ. 

3. Về nhà, Thành và Mến sợ bố lo, không dám kể cho bố nghe chuyện xảy ra. Mãi khi Mến đã về quê, bố mới biết chuyện. Bố bảo : - Người ở làng quê như thế đấy, con ạ. Lúc đất nước có chiến tranh, họ sẵn lòng sẻ nhà sẻ cửa. Cứu người, họ không hề ngần ngại. 

- Sao sa (sao băng): những vật thể cháy sáng trên nền trời ban đêm, làm ta tưởng tượng như những ngôi sao rơi. 

- Công viên: vườn rộng có cây, hoa,… làm nơi giải trí cho mọi người. 

– Tuyệt vọng: mất hết hi vọng, không còn gì để mong đợi.

Ngày nhỏ, Thành và Mến kết bạn ở đâu ?

A. Ở quê Mến

B. Ở thị xã

C. Ở công viên

1
19 tháng 2 2019

Lời giải:

Hai bạn kết bạn với nhau ở quê Mến.