Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Tả vẻ đẹp và màu sắc tự nhiên của biển
2.Do mây, trời và ánh sáng tạo nên
3.
Từ ghép: mây mưa, dông gió, giận dữ
Từ láy: ầm ầm, lạnh lùng, sôi nổi, xám xịt, mơ màng, gắt gỏng,nặng nề, hả hê
4.
CN: Trời—Biển
VN: rải mây trắng nhạt—mơ màng dịu dàng hơi sương
==> Câu ghép
5.
So sánh— Nhân hoá.
Phép tu từ so sánh bị đảo ngược: vế B (một con người biết buồn vui) được đảo ngược lên trước vế A ( biển ... gắt gỏng) cùng với từ so sánh ( Như)
b) Qua Đoạn văn, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp và màu sắc tự nhiên của biển cùng với những sự vật tạo nên vẻ đẹp ấy. Không những thế, nhà văn còn thể hiện cảm xúc của bản thân qua các phép tu từ và từ ngữ miêu tả làm cho em thấy đc cảnh biển thơ mộng, đẹp đẽ biết nhường nào. Đoạn văn thể hiện vẻ đẹp lạ lùng của biển, vẻ đẹp muôn màu muôn sắc ấy cũng là nhờ có mây, trời và ánh sáng tạo nên . Biển cũng giống như con người, lúc buồn thì giận dữ, lúc vui thì dịu dàng . Qua hình ảnh đó đã gợi lên cho em nhiều cảm xúc kì lạ, khó tả. Một vẻ đẹp tự nhiên mà thiên nhiên đã tạo ra cho chúng ta nhưng mấy ai hiểu được vẻ đẹp đó của biển cả. Nhờ có đoạn văn này của tác giả mà em thêm yêu quê hương, yêu Tổ quốc hơn và đặc biệt là tình yêu biển cả...
Câu 1: (4 điểm): Cho đoạn văn sau:
"Rừng núi còn chìm đắm trong màn đêm. Trong bầu không khí đầy hơi ẩm và lành lạnh, mọi người đang ngon giấc trong những chiếc chăn đơn. Bỗng một con gà trống vỗ cánh phành phạch và cất tiếng gáy lanh lảnh ở đầu bản. Tiếp đó, rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran. Mấy con gà rừng trên núi cùng thức dậy gáy te te."
Láy âm đầu : không khi , râm ran .
Láy vần : thung lũng
Láy cả âm lẫn vần : lành lạnh , phành phạch , lanh lảnh , te te .
Câu 2: (4 điểm): Hãy tìm nghĩa của từ "đánh" trong các cụm từ sau:
đánh đàn : dùng tay gẩy nhẹ dây đàn .
đánh tiếng : ko biết
đánh giày : cầm cái bàn chải để quết chất đen lên đôi giày cho nó mới , sáng bóng
đánh cờ : chơi bộ bàn cờ
đánh cá : bắt con vật ở dưới biển gọi chung là cá
đánh chén : ăn
Câu 3: (4 điểm): xác định bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a, Dưới ánh trăng,/ dòng sông // sáng rực lên.
Trạng ngữ / Chủ ngữ // Vị ngữ
b, Khi mẹ về, / cơm nước // đã xong xuôi.
Trạng ngữ / Chủ ngữ // Vị ngữ
c, Đêm ấy, bên bếp lửa hồn,/ cả nhà//ngồi trông nồi bánh, chuyện trò đến sáng.
Trạng ngữ / Chủ ngữ // Vị ngữ
d, Buổi sáng, / núi đồi, thung lũng, làng bản //chìm trong biển mây mù.
Trạng ngữ / chủ ngữ // Vị ngữ
Câu 4: (4 điểm): Đặt dấu phẩy vào những chỗ cần thiết trong các câu sau:
Mùa xuân ,cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Chào mào sáo sậu sáo đen... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau trêu ghẹo nhau trò chuyện ríu rít... Hết mùa hoa chim chóc cũng vãn.
Câu 5: (9 điểm): Trong bài "Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ" nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết:
"Em cu tai ngủ trên lưng mẹ ơi!
Em ngủ cho ngoan, đừng rời lưng mẹ
Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tim hát thành lời ..."
Em hiểu thế nào là "Những em bé lớn trên lưng mẹ"? Những cảm xúc của em khi đọc đoạn thơ trên?
Câu cuối ko bt
Hk tốt
1.
a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".
b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.
c. Câu (1) là câu ghép.
Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.
CN VN CN VN
2.
a. dòng lửa
b. vội vàng
c. mùa đông
d. dập dờn
3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:
Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.
TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ
1. C
VD: Mặt trời mọc đằng Đông.
2. B
VD: Đá đông hết rồi.
3. A
VD: Các bạn đến rất đông
4. D
VD: Mùa đông năm nay lạnh quá
Chị nói thật là dàn ý này đủ chi tiết để em tự làm được. Em nên tự viết văn đi chứ lên lớp cao hơn chép trên mạng còn bị thiếu ý chứ nữa là. Văn học vẫn nên được viết bằng ngôn từ của chính mình thì mới khá lên được.
Đối với những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên trên quê hương thì sẽ không thể nào không có những kí ức tuyệt đẹp gắn liền với dòng sông. Tôi cũng là một trong số những đứa trẻ như thế. Có lẽ tôi có kỉ niệm với dòng sông nhất đó là cảnh buổi chiều trên sông.
Những buổi chiều hè trên dòng sông quê tôi là đông đúc nhất. Bởi khi ấy lũ trẻ chúng tôi đều được nghỉ học rủ nhau ra bờ sông chơi. Chúng tôi nghịch cát trên bãi bồi ven sông, xây thành những hình thù kì quặc, rồi ném cát trêu đùa nhau. Những ngày sông cạn lũ chúng tôi rủ nhau đi bắt trai về nấu. Mò dưới những viên đá lớn là những con trai to bự. Chúng tôi còn kháo nhau chọn ra con nào to nhất con nào sẽ có ngọc.
Rồi có cả những ngày chiều chúng tôi đứa nào đứa đấy rủ nhau ra sông tắm. Lúc ấy dòng sông lại ôm chúng tôi vào lòng hiền hòa che chở như một người mẹ ôm ấp con vào lòng. Nước sông mát rượi trong veo như đã được lọc qua một cái bể lớn nào đó. Nhưng có lẽ ấn tượng với tôi nhất chính là những buổi chiều được ngắm hoàng hôn trên sông cùng lũ bạn là Khi ánh hoàng hôn dần buông xuống, những đám mây xanh nhường chỗ để hoàng hôn xuất hiện. Lúc này dòng sông được nhuốm một màu đỏ cam. Chúng tôi thường kháo nhau lúc ấy là dòng sông máu.
Thế rồi chúng tôi cũng chả ai bảo ai chọn cho mình một chỗ để ngồi ngắm dòng sông. Thỉnh thoảng những cơn gió nhẹ thổi làm dòng sông lăn tăn gợn sóng trông thật tuyệt. Màu hơi sáng của hoàng hôn khiến chúng tôi nhận ra những chiếc ca nô đang trở về bến sau một ngày làm việc mệt mỏi. Những chiếc thuyền làm cho dòng sông gợn những cơn sóng mệt mỏi vì dường như dòng sông giờ đây đã thấm mệt. Tiếng những chiếc ca nô ngày một gần và cuối cùng cũng đã cập bến dường như chúng cũng đã thấm mệt nên nằm yên trên bến mỏi. Đó cũng là lúc những người dân đi mò trai mò ốc mới trở về.
Tiếng mọi người cười nói vui vẻ hỏi han nhau xem hôm nay có thu hoạch được nhiều không khiến cho khung cảnh yên tĩnh bỗng sôi động hẳn lên. Tiếng người nói sôi động một lúc rồi cũng tắt dần vọng ở phía xa kia rồi tắt dần trong im lặng. Những đàn cá lúc này vội vã trở về nhà bơi thật nhanh làm xao động cả một mặt nước. Còn buổi tối cũng thật là đẹp nhất là những đêm trăng sáng. Trăng sáng ngồi tròn vành vạnh như một chiếc đĩa vàng soi bóng xuống dòng sông. Dòng sông nhận được những ánh sáng dìu dịu của trăng trở nên bàng bạc lấp lánh. Gió thổi lồng lộng mát mẻ vô cùng.
Đối với tôi dòng sông là một người bạn dễ thương dịu dàng chứ không lộng lẫy kiêu sa. Sông luôn đem đến sự vui thích cho tôi. Dù có đi đâu xa tôi cũng không thể nào quên được nơi gắn liền với tuổi thơ tôi.
22. Bài văn tả dòng sông quê hương số 21
Quê tôi nằm ngay bên cạnh sông Thương. Con sông hiền hòa đúng như cái tên của nó. Làng quê tôi nghèo và lam lũ nhưng hàng ngàn đời nay nó vẫn yên bình và đặc biệt rất nên thơ. Tôi nhớ, tôi đã từng say sưa suốt cả ngày trên cánh đồng rợp màu xanh của ngô, của lúa. Nhưng có lẽ, đọng lại da diết nhất trong trái tim của tuổi thơ tôi là vẻ đẹp dòng Thương.
Sông Thương không ồn ã như những con sông khác. Sáng nào cũng vậy, khi ông mặt trời cùng chú trống choai gõ cửa mọi nhà, tôi lại có thói quen chạy lên bờ đê để ngắm dòng sông đang uốn mình trôi mềm mại. Những gợn nước nhỏ li ti cứ thế đuổi nhau liên tiếp chẳng biết đang đuổi theo những cơn gió nhẹ hay theo những tia nắng mặt trời. Gió từ dưới sông lúc ấy thổi lên mát rượi làm tung mấy lọn tóc mềm nhưng vàng hoe trên cái trán nhỏ xíu của tôi. Cái cảm giác nhỏ ti nhưng ngây ngất ấy, sau này đi xa chỉ cần tưởng tượng lại là tôi đã thấy bồi hồi và xao xuyến lắm rồi!
Dòng sông bừng sáng hẳn khi ông mặt trời rực rỡ lên cao. Lúc ấy dòng sông như được dát một thảm thủy tinh lên bề mặt. Khi còn nhỏ, tôi thường hỏi mẹ về những đóa hoa thủy tinh lung linh nhiều màu sắc ấy. Mẹ nói: "Đó là những bông hoa nắng, trời làm duyên cho non nước xứ mình”. Sau này tôi mới hiểu đó không chỉ là vẻ đẹp của dòng sông quê tôi. Nhưng dù sao đó cũng vẫn là một kỷ niệm tuổi thơ sâu sắc lắm!
Những hôm trời trong và ánh dương rực vàng như thế, tôi có thể quan sát dọc hai bên bờ của dòng sông. Ở đó, những bờ cỏ um tùm xen lẫn những đám rành rành với những cánh hoa trắng muốt đang khoe mình trên mặt nước trong veo. Cảnh dòng sông lúc ấy khiến tôi và lũ bạn thích thú vô cùng. Sông Thương đã đẹp và quyến rũ nhưng tôi và cả người dân quê tôi nữa còn phải mang ơn dòng sông nhiều lắm. Sông cho tôm, cho cá nuôi bao thế hệ làng tôi khôn lớn rồi đi xa. Sông lại mang phù sa cho cây cối, cho những cánh đồng, những mùa vụ bội thu.
Mỗi mùa nước lũ dâng lên rồi nước rút, dòng Thương lại trải những thảm phù sa trắng đục lên cả cánh đồng rộng lớn ngoài làng. Dòng sông cứ thế âm thầm bồi đắp những ngày mùa no ấm cho cả làng tôi. Với tôi và cả lũ trẻ con trong xóm, dòng sông còn là dấu ấn khó quên của những buổi trưa hè oi ả ngụp lặn mát lạnh trong dòng nước trong veo, hay những đêm trăng cùng nhau hò hét vui đùa với bao trò chơi thú vị. Những hình ảnh đẹp của dòng sông đã làm nên một phần trong trẻo của tuổi thơ tôi.
Dòng sông đã là bạn của bao người, nay lại thủy chung son sắt với tuổi thơ tôi. Vì thế mà chẳng có gì lạ khi nó trở thành một "mảnh hồn làng" trong trái tim của những người dân quê tha thiết như tôi.
a , Bài vă trên gồm 3 phần ; MB , TB , KB. ; MB : giới thiệu về hồ nước . TB ; tả chi tiết hồ nước . KB ; khẳng định tình yêu của mình với hồ nước. b , Phần thân bài được miêu tả theo trình tư không gian c, sự vật được miêu tả ; chảo lớn , cây rong, đàn cá , con thuyền , chú vịt ,khóm hoa, cay xà cừ ,ghế đá , chiếc cầu , mặt trời , mây , hạt cát . Tac giả quan sát bằng ; thị giác , d, biện pháp nghệ thuật ; nhân hóa e, bạn tự làm nha
a)
→ Bài văn trên gồm 3 phần. ( Mở bài, thân bài, kết bài)
→ Nội dung từng phần:
+ Phần 1 ( Mở bài): Giới thiệu về hồ Thứa
+ Phần 2 ( Thân bài): Tả hồ Thứa ( tả chi tiết mọi vật xung quanh hồ)
+ Phần 3 ( Kết bài): Nêu lên tình cảm, cảm nghĩ về hồ
b)
→ Phần thân bài được miêu tả theo trình tự không gian:
+ Tả từ xa đến gần. Tiếp đến là tả hồ và mọi vật xung quanh hồ ( nước hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, lá xà cừ, vịt, khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời, mặt hồ)
c)
→ Những sự vật được tác giả miêu tả trong phần thân bài là: hồ, nước hồ, mặt hồ, cây rong, đàn cá nhỏ, vài chiếc lá xà cừ, vài chú vịt, những khóm hoa, ghế đá, chiếc cầu nhỏ, ông mặt trời)
→ Tác giả quan sát những sự vật ấy bằng: thị giác.
d)
→ Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong phần thân bài là:
− So sánh:
+ Từ xa nhìn lại , hồ như một cái chảo lớn đầy nước .
+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ , em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.
+ Thỉnh thoảng, vài chiếc lá xà cừ khẽ rơi trên mặt hồ, trông như những con thuyền nhỏ.
++ Mặt hồ như được ai đó rắc lên những hạt cát vàng óng ánh.
− Nhân hoá:
+ Đến gần, nhìn xuống đáy hồ, em thấy những cây rong uốn lượn như múa và từng đàn cá nhỏ đang chơi đùa tung tăng.
#ngocquyen
Chúc bạn học tốt ạ
Tick cho mình nhé
Hoa hồng rực rỡ còn hoa tú cầu màu tím nhạt lại rất dễ thương.
Khi nhưng cơn gió heo may bắt đầu kéo đến tức là mùa thu về.
Gió mùa đông bắc về nên trời trở lạnh.
Buổi sáng, sương phủ trắng, làng bản chìm trong mây mù.
Vì Quỳnh chăm chỉ học tập nên bạn ấy tiến bộ rõ.