Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1 : Tác giả : Lý Lan - Văn bản nhật dụng
Câu 2 : " Đêm nay mẹ không ngủ được"
Câu 3 : Tham khảo:
- Người mẹ suy nghĩ và lo lắng cho ngày khai trường đầu tiên của con, đó là ngày rất đặc biệt và thật sự quan trọng đối với một đứa trẻ. (cổng trường rộng lớn đang đợi con, những điều mới lạ đang chờ đón con và ngày mai, ngày khai trường đầu tiên chính là lúc đặt một nền móng, một chân trời mới cho kho tàng tri thức của con)
- Sự chuẩn bị và nghĩ đến ngày khai trường đầu tiên của đứa con làm người mẹ hồi tưởng về kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức mẹ cũng từng có như chính đứa con bây giờ trước ngày khai trường.
- Người mẹ suy nghĩ về những điều sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến con mình, đó là môi trường nhà trường, về một nền giáo dục bởi “nếu sai một li sẽ chệch đi hàng dặm”
*Chi tiết thể hiện ngày khai trường đã để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn người mẹ:
“Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai tiếng đọc bài trầm bổng…… cái thế giới mà mẹ bước vào”. Có thể nói, những cảm xúc đầu tiên về ngày khai trường, đã xếp gọn vào trong miền kí ức của người mẹ trong truyện nói riêng, và cả thực tại mỗi chúng ta.
(từ những chi tiết này bn triển khai thành đoạn văn nha)
a) - Người mẹ không ngủ vì: bận tâm nhiều điều về con, mẹ hiểu tầm quan trọng của buổi lễ khai trường, đó là bước ngoặt lớn của của đời con; mẹ muốn ghi lại trong lòng con cái rạo rực khi nghĩ về ngày khai trường.
b) - Ý nghĩa câu nói của người mẹ:
+ Người mẹ không ngủ được do ngày mai là ngày đi học đầu tiên của con và ngày ấy cũng chính là ngày đầu tiên con trạm đến ước mơ sau này.
+ "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra" câu nói này muốn người con học là một phần của cả đời con nên con phải can đảm và tự lập về việc học cho chính bản thân mình.
+ Mẹ muốn con mình trưởng thành để tự lo cho bản thân bằng việc học thật giỏi.
Bài làm
Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã.
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”.
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”.
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.
c) Nội dung của đoạn trích:Giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nậng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
câu văn trích trong bài cổng trường mở ra
2 từ ghép đẳng lập là cánh cổng, thế giới
l
Cặp từ trái nghĩa: cầm tay >< buông tay
Phương thức biểu đạt: biểu cảm
Con người chúng ta, ai sinh ra đều muốn được đi học vì học tập sẽ giúp cho chúng ta được tiếp thu thêm nhiều kiến thức bổ ích để chúng ta có thể vận dụng nó vào trong cuộc sống hàng ngày của mình , chúng ta sẽ được đổi đời , không còn khổ sở , vất vả nữa . Thật tội nghiệp và đáng thương cho những kẻ không muốn đi học vì nếu như vậy thì cuộc sống của những kẻ đó sẽ không bao giờ khá hơn , thát khỏi hoàn cảnh nghèo khổ được . " Học tập " là hai từ mà mỗi người chúng ta ai cũng phêu phải yêu quý bởi vì nó là hai từ rất có ích cho cuộc sống của chúng ta , nó sẽ cho chúng ta lợi ích chứ không có gì hại cả . Cho dù học giỏi hay học dở gì chúng ta cũng đều phải học giống như câu " học, học nữa , học mãi" vì vạy học sẽ chẳng bao giờ là thừa và chúng ta phải tôn trọng và yêu quý nó !!!
Bài này mình tự làm đó !!! đừng chê nha!!! :) :)
giúp mik với, mai thi rồi, giúp đi mik tích cho
tham khảo
Câu 1 + 2
- Đoạn văn trên trích trong văn bản "Cổng trường mở ra".
- Tác giả văn bản: Lý Lan
- Phương thức biểu đạt: tự sự
Câu 4:
- Em hiểu về câu nói của người mẹ trong đoạn trích:
+ Người mẹ động viên, khích lệ con bước vào một thế giới mới, một chặng đường mới.
+ Người mẹ khẳng định thế giới diệu kì đó thuộc về người con, đang chờ con khám phá và chinh phục.
- Theo em, "thế giới kì diệu" khi bước qua cánh cổng trường là:
+ Thế giới của những tri thức kì thú, hấp dẫn, mới lạ nhưng không ít nhiều khó khăn, thử thách.
+ Thế giới tình cảm trong sáng, đẹp đẽ: tình thầy trò ấm áp, tình bạn bè thân thiết như anh em.
+ Thế giới của hoài bão, ước mơ: nhà trường là nơi chắp cánh cho ta được bay cao bay xa đến những chân trời khát vọng.
+ Thế giới của điều hay, lẽ phải, đạo lí làm người.