Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề
- Giới thiệu câu chuyện THƯỢNG ĐẾ CŨNG KHÔNG BIẾT
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Về hạnh phúc của con người
2. Thân bài: Phân tích và bàn luận vấn đề
a. Phân tích văn bản và rút ra bài học:
- Thượng đế là đấng toàn năng có khả năng “biết hết”, hiểu hết mọi chuyện và tạo nên con người nhưng không thể nào hiểu được “hạnh phúc” là gì nên không thể “nặn” được hạnh phúc để ban tặng cho loài người.
- Con người: được thượng đế trao tặng đầy đủ các bộ phận cơ thể (yếu tố vật chất) nhưng lại không sẵn có hạnh phúc (yếu tố tinh thần), con người phải tự tìm hạnh phúc cho mình.
=> Câu chuyện có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc: Hạnh phúc không bao giờ sẵn có hay là món quà được ban tặng, hạnh phúc của con người do chính con người tạo nên.
b. Bàn luận về hạnh phúc
* Giải thích:
- Hạnh phúc là trạng thái tâm lí vui vẻ, thoải mái, dễ chịu khi thỏa mãn được một ược nguyện, mong muốn nào đó .
- Không sẵn có: Không bày ra để con người chiếm lĩnh dễ dàng và tùy tiện sử dụng.
- Tự tạo ra: Hạnh phúc chỉ có được khi tự mình hình thành và tự mình nỗ lực, cố gắng để đạt được
* Bàn luận
- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống. Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Có thể nhận thấy hạnh phúc gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào đó của mình.
- Hạnh phúc không phải thứ có sẵn hay là món quà được ban phát. Hạnh phúc phải do chính con người tạo nên từ những hành động cụ thể.
- Khi tự mình tạo nên hạnh phúc, con người sẽ cảm nhận sâu sắc giá trị của bản thân và ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Đó cũng chính là thứ hạnh phúc có giá trị bền vững nhất.
- Phê phán lối sống dựa dẫm, ỷ lại trông chờ hoặc theo đuổi những hạnh phúc viển vông, mơ hồ. Bên cạnh đó, có một số người không biết đón nhận hạnh phúc khi mang những suy nghĩ bi quan, tiêu cực.
* Chứng minh: Bằng những dẫn chứng từ thực tế cuộc sống học sinh lấy dẫn chứng phù hợp có phân tích ngắn gọn.
c. Bài học nhận thức và hành động
- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với cuộc sống của bản thân. Biết cảm thông, chia sẻ, hài hòa giữa hạnh phúc cá nhân với hạnh phúc của mọi người.
- Biết vun đắp hạnh phúc bằng những việc làm cụ thể, biết trân trọng, gìn giữ hạnh phúc.
d. Liên hệ bản thân.
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ của bản thân về câu chuyện, thông điệp được gửi gắm.
Bài làm Câu 1 Mình ko biết.Xin lỗi nha.
Câu 2.Câu “Cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”, bé Thu muốn nhờ ba nhưng không chịu nói tiếng “ba”. Việc sử dụng hàm ý của bé Thu không thành công vì tuy hiểu nhưng anh Sáu giả vờ ngồi im.
Câu 3. Qua câu chuyện chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng chúng ta thấy chiến tranh đã đi qua mấy chục năm nhưng với không ít người, dường như nỗi đau vẫn còn đó. Hình ảnh về cuộc chiến đấu với đạn bom, khói lửa giờ đây đã trở thành ký ức nhưng sự mất mát, giọt nước mắt đau thương vẫn lẩn khuất đâu đó trong tim những người ở lại.Biết bao gia đình, bao nhiêu ngôi nhà những con người đáng thương đã là nạn nhân của chiến tranh ,vợ phải xa chồng ,có những đứa trẻ vừa sinh ra đã phải xa bố tình cảm gia đình chia cách.Thật là sự mất mát đến nghẹn lời.
"Hãy tìm hạnh phúc trong chính gia đình của bạn, đừng đi tìm nó ở ngôi vườn của những người xa lạ."
Vậy hạnh phúc là gì và có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ, thoải mái khi chúng ta được thỏa mãn một điều gì đó. Trừu tượng như vậy nhưng ta có thể tìm được hạnh phúc trong những điều gần gũi và giản đơn vô cùng: một lời khen của cô giáo, một bức tranh nguệch ngoạc mà đứa trẻ lên ba dành tặng mẹ hay một bàn thắng vào khung thành đối phương… Hoặc lớn lao hơn, đó là niềm hân hoan rạo rực khi ta làm nên những điều kì diệu, thỏa ước mơ cháy bỏng bấy lâu: đạt được tấm huy chương vàng ở đấu trường quốc tế, đỗ vào ngôi trường mơ ước hay mua được căn nhà đẹp đẽ. Nhưng dẫu là gì chăng nữa, hạnh phúc vẫn mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Nó mang tới cho tâm hồn sự thoải mái, thanh thản, là nền tảng vững chắc để ta chinh phục những hoài bão lớn hơn. Tương tự, ở một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao, con người sẽ gắn bó với nhau hơn, tỉ lệ tội phạm cũng nhờ vậy mà giảm bớt. Do vậy, thế hệ trẻ cần nhận thức rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc và phấn đấu hết sức để đạt được hạnh phúc, trước là cho bản thân và sau là cho cả cộng đồng. Muốn làm được điều này, mỗi người phải không ngừng bồi dưỡng trí tuệ, tạo lập nhân cách để có thể vững vàng trên “con đường kiếm tìm và chia sẻ hạnh phúc”. “Mỗi người đều là kiến trúc sư hạnh phúc cho riêng mình”. Vậy nên hãy sống hết mình với những điều mình muốn và bạn sẽ tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình.
- "Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":
- Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.
- Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.
- Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ.
- "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.
-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.
- "Đối với những người ở quanh ta, ...không bao giờ ta thương.":
- Không thể nhìn cái vẻ bề ngoài "gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi,..." để đánh giá con người mà phải "cố tìm mà hiểu họ".
- Phải đem hết tấm lòng của mình, đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để tìm hiểu, xem xét họ một cách đầy đủ, toàn diện, sâu sắc để hiểu được tâm tư, tình cảm của họ, phát hiện ra những vẻ đẹp đáng quý của họ.
- Nếu không "cố tìm mà hiểu họ", ta dễ trở thành tàn nhẫn, lạnh lùng; nếu chỉ nhìn phiến diện thì sẽ có ác cảm hoặc có sự nhận xét sai lầm về người khác.
- Cần phải hiểu được "Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa" và "cái bản tính tốt của người ta" thường bị "che lấp" bởi "những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ"; bởi thế cần có sự cảm thông với họ.
- "Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận": cách ứng xử bao dung, độ lượng bằng tình thương, lòng nhân ái.
-> Đây là một quan niệm đúng đắn về cách nhìn người, thể hiện một phương diện của chủ nghĩa nhân đạo.
Cái thiện và cái ác là hai khái niệm gắn liền với quy luật phát triển của đời sống, trong mọi lĩnh vực của đời sống đều tồn tại hai mặt đối lập tốt - xấu, thiện - ác. Sự tồn tại của thiện và ác chính là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa chúng, bản chất của cuộc chiến tranh này là quy luật tất yếu và góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của xã hội. Tuy cuộc đấu tranh này sẽ không bao giờ có hồi kết nhưng kết cục chung nhất vẫn là cái thiện luôn chiến thắng cái ác.
Để có thể hiểu về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, trước hết ta phải hiểu được thế nào là cái thiện và thế nào là cái ác. Cái thiện, việc thiện là đại diện cho những những việc làm, hành động đúng với công lý, đạo đức, đem lại lợi ích chính đáng, những điều tốt đẹp. Trái ngược với cái thiện là cái ác, việc ác đại diện cho những việc làm, hành động sai trái, phạm pháp, vi phạm chuẩn mực đạo đức và công lý, gây ra những hậu quả xấu, nghịch lý và bất công. Trước khi chúng ta có mặt, vốn cái thiện và cái ác đã luôn tồn tại, cho đến khi ta có nhận thức mới nhận ra được cái thiện và cái ác. Hai phạm trù này hoàn toàn trái ngược nhau song tồn tại song song với nhau, luôn công kích và cạnh tranh triệt tiêu lẫn nhau. Mọi mặt trong đời sống đều có mặt tốt - mặt xấu, mặt hay - dở, thiện và ác cũng tương tự, cái sai ác luôn tìm cách đè nén, phủ nhận cái thiện, tuy nhiên cái thiện sẽ luôn có cách để trừng trị cái ác, chiến thẳng và dẹp trừ cái ác. Từ những câu chuyện cổ tích xa xưa, ta đã được làm quen với sự tồn tại song song và đối lập nhau giữa thiện và ác, tiêu biểu là các câu chuyện Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Tấm đại diện cho cái thiện thì Cám đại diện cho cái ác, có Thạch Sanh thì lại có Lý Thông.
Có thể thấy, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác là một cuộc đấu tranh mang tính quy luật tất yếu của xã hội, chính việc giải quyết mâu thuẫn giữa thiện ác là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Thực tế vẫn luôn chứng minh được cái thiện luôn chiến thắng cái ác, dù có phải trải qua nhiều khó khăn, gian nan và đánh đổi mất mát thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về cái thiện. Tuy nhiên cuộc đấu tranh giữa thiện và ác mang bản chất một cuộc đấu tranh không có hồi kết, giải quyết xong mâu thuẫn giữa thiện - ác của vấn đề này lại nảy sinh mâu thuẫn ở nhiều vấn đề khác. Chính vì vậy mà xã hội chúng ta không ngừng phải đấu tranh, biểu hiện cụ thể nhất chính là công việc của các chú công an, cảnh sát, họ đại diện cho chính nghĩa, công lý và bảo vệ cho cái thiện đấu tranh với những sai phạm, bất công và trái ngược đạo lý của cái ác. Chính nhờ có lực lượng trấn áp các tội phạm xã hội mà cuộc sống của người dân mới được yên ổn, ấm no và hạnh phúc. Bản thân mỗi chúng ta đều không muốn có những cái ác, không muốn làm điều ác, tuy nhiên vốn trong cuộc sống vẫn cần có sự tồn tại của cái ác, một mặt cái ác khẳng định tính chính nghĩa của cái thiện, mặt khác nhờ có cái ác mà con người ta có thể biết mà tránh xa, hướng đến những cái thiện. Con người phải là yếu tố phân minh, phân giải và quyết định tính đúng sai của cuộc đấu tranh này. Trong bản thân mỗi người cũng cần nhận thức rõ đâu là việc ác đâu là việc thiện để bỏ ác làm thiện, diệt trừ những mầm mống của cái ác xung quanh cuộc sống của mình.
Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác không bao giờ kết thúc, chính vì vậy sự can thiệp của con người cũng không thể ngơi nghỉ, hãy chung tay dẹp trừ cái ác, lan tỏa cái thiện. Trách nhiệm trong cuộc đấu tranh này thuộc về tất cả cá nhân, tập thể và xã hội, mỗi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn về cái thiện - cái ác và dù trong hoàn cảnh nào vẫn luôn đứng về phía cái thiện, tranh đấu đến cùng bảo vệ cho cái thiện.
Trong cuộc sống muôn màu và vô cùng phức tạp này, có những ranh giới thật mong manh. "Giữa thiện - ác, tốt - xấu nhiều khi chỉ là một “sợi tóc” (Thạch Lam). Nếu không có lập trường vững vàng và bản lĩnh kiên cường, con người rất dễ trượt chân vào vực xoáy của cuộc đời. Làm việc gì, dù lớn hay nhỏ, đều phải chú ý đến bản chất của sự việc đó, “đừng thấy việc thiện nhỏ mà không làm, đừng thấy việc ác nhỏ mà làm”.
Câu nói trên đề cập đến một mối quan hệ phổ biến của hiện thực cuộc sống, đó là mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng: việc thiện hay ác không phụ thuộc vào mức độ lớn hay nhỏ mà phụ thuộc vào bản chất của nó. Đã là việc ác thì dù lớn hay nhỏ cũng là ác. Ăn trộm một cây rau hay một chiếc xe máy vẫn bị gọi là thằng ăn trộm. Đã là việc thiện thì dù nhặt được cây kim trả người đánh mất, chỉ đường cho người lạc hay cứu một mạng người cũng là việc thiện. Vì vậy khi làm một việc gì đó nên có thái độ dứt khoát, chỉ làm việc thiện, không làm điều ác, dù lớn hay nhỏ. Câu nói này có ý cảnh báo mỗi người hãy cảnh giác với những suy nghĩ có tính chất ngụy biện của chính mình. Khi muốn làm một điều gì đó, nhất là những việc không biết có nên làm hay không, con người thường tự biện hộ cho mình. Chặt một cây xanh thấy không ảnh hưởng gì nhưng mười lần anh làm thế anh sẽ đốn đi cả một vạt rừng. Làm việc ác cũng vậy, thấy không đáng gì thì tặc lưỡi làm đại, đến khi hậu quả xảy ra mới nghĩ mình làm sai thì đã muộn.
Việc thiện là việc làm mang đến lợi ích chính đáng cho mình và những người xung quanh. Việc thiện bao giờ cũng xuất phát từ sự thống nhất về quyền lợi của số đông. Việc có ích cho cộng đồng được coi là việc thiện, cho dù lợi ích đó lớn hay nhỏ.
Việc ác là những việc làm gây nên những hậu quả tiêu cực cho mọi người xung quanh. Làm việc ác có thể có lợi lớn cho mình nhưng lại ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh. Khi hành động, thông thường mỗi người đều có khả năng nhận thức được việc làm của mình là thiện hay ác. Ai cũng có thể xác định được mục đích và tính chất của việc mình làm. Tất nhiên cũng có người do vô tình hay do thiếu hiểu biết mà có những hành động sai trái. Song đó chỉ là những trường hợp cá biệt.
Xã hội tồn tại và phát triển bao giờ cũng có sự song hành giữa thiện và ác. Không bao giờ có thể xoá hết cái ác, song nếu mỗi người luôn ý thức được rằng chỉ nên làm điều thiện không nên là điều ác thì chắc rằng xã hội sẽ ngày càng tiến bộ hơn.