Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
Câu 2: Lí do để nhân vật tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương đó là lời nói của ba: Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương.”
Câu 3: Việc tác giả trích câu “Khi ngươi dạy con trai mình, tức là ngươi dạy con trai của con trai ngươi.” trong Kinh Talmud có ý nghĩa:
- Khi chúng ta dạy cho con cái mình những điều tốt đẹp, chúng sẽ mang những điều tốt đẹp đó để cư xử với tất cả mọi người xung quanh và dạy dỗ thế hệ sau.
- Những điều tốt đẹp ấy sẽ lan tỏa, có sức ảnh hưởng tích cực đến muôn đời sau.
- Làm tăng ý nghĩa, tính triết lí cho văn bản.
- Làm tăng sức thuyết phục, tin cậy cho nội dung mà tác giả muốn gửi gắm.
Câu 4:
- Trong cuộc đời mỗi người luôn có nhiều người thầy nhưng cha mẹ luôn là người thầy đầu tiên của con.
- Mỗi chúng ta sẽ cảm thấy ấm áp và hạnh phúc vô cùng khi được học những điều bình dị từ chính người cha yêu quý của mình. Cha luôn là người dành cả tình yêu thương và tấm lòng bao la của tình phụ tử thiêng liêng để chỉ bảo ta trên đường đời.
- Bài học từ người thầy đầu tiên ấy là điều vô cùng quý giá, sẽ để lại dấu ấn sâu sắc và gợi nhiều kỉ niệm để nhớ về trên chặng đường sau này.
câu1
Biển đảo – Nơi mà hàng triệu người đang luôn bảo vệ. Biển đảo là một phần máu thịt của Tổ quốc, vì vậy có muôn vàn trái tim ngày đêm hướng về biển đảo, dành tình yêu cho những người lính biển cùng các chiến sĩ, các lực lượng ngày đêm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước nhà. Những tưởng biển đảo bình yên với những con sóng nhẹ xô bờ, thế nhưng những ngày tháng này cả nước vẫn đang chống chịu với cơn sóng ngầm, bão giông, sóng gió chưa bao giờ lặng im trên mảnh đất xanh của Tổ quốc … Là một học sinh, bản thân em luôn mang trong tim tình yêu biển đảo, tình yêu và lòng khâm phục tới những người lính biển, những ngư dân chân chất nơi đảo xa. Có chút chạnh lòng, xót xa, lo lắng khi biển xanh dậy sóng,… em mong rằng biển đảo sẽ bình yên, rạng rỡ nụ cuoiw
Để bảo vệ chủ quyền biển đảo, trước hết thanh niên và thanh niên học sinh nói riêng phải xác định phải giữ biển đảo bằng tri thức về chủ quyền biển đảo. Chúng ta cần nghiên cứu và nhận thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng chủ quyền biển đảo và giá trị to lớn chủ quyền mà ông cha ta đã đổ xương máu để xây dựng; về lịch sử Việt Nam đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo, về lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa… tìm hiểu rõ chính sách ngoại giao nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề biển Đông. Thanh niên cần hưởng ứng và tích cực tham gia các diễn đàn hợp pháp trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên internet, khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên các diễn đàn, đồng thời kịch liệt lên án và đấu tranh tham gia ngăn chặn các hành vi xâm phạm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Thanh niên là hậu phương chỗ dựa tình cảm vững chắc đối với các lính biển đảo, bằng những việc làm thiết thực như gửi thư đến các lính hải đảo để chia sẻ động viên và tiếp sức cho các anh thêm nghị lực để trông giữ biển đảo. Điều quan trọng, thanh niên cần không ngừng tu dưỡng phẩm chất người Việt Nam mới, tích cực tham gia xây dựng đất nước giàu mạnh, có định hướng lý tưởng yêu nước và đoàn kết để tạo nên sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển đảo. Bên cạnh đó, mỗi người chúng ta cần sẵn sàng chuẩn bị tinh thần tham gia trực tiếp vào công cuộc giữ gìn biển đảo quê hương bằng tất cả những gì mình có thể.
Biển đảo Việt Nam là một phần lãnh thổ thiêng liêng không thể tách rời của Tổ quốc được cha ông truyền lại. Trách nhiệm của tuổi trẻ nói riêng là ra sức gìn giữ toàn vẹn phần lãnh thổ này như lời Bác Hồ năm xưa đã dặn “các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ nước
Câu 2
Truyện ngắn “ Vợ nhặt” của Kim Lân được sáng tác sau cách mạng tháng Tám nhưng lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945. Đặt trong bối cảnh ra đời của tác phẩm, nhà văn đã làm toát lên tấm long yêu thương, đùm bọc lẫn nhau và khát vọng hạnh phúc của những người người khổ. Vẻ đẹp nhân bản ấy được tác giả xây dựng thành công ở hình tượng nhân vật “bà cụ Tứ” – mẹ anh Tràng- người “nhặt vợ”.Bà cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “long khòng”, khẽ mắt “lèm nhèm “,”khuôn mặt bủng beo, u ám “. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”,”chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật:, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “ cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”.
Trong tác phẩm, bà cụ Tứ chỉ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách.
Trong người mẹ già nua, đói khổ ấy có một tình yêu thương dành cho con cái sâu sắc. Cụ thương người con trai của mình “cảm thấy ai oán xót thương cho số phận đứa con mình”. Trong kẽ mắt kèm nhàm của cụ rỉ ra hai dòng nước mắt. Cụ đã sớm lo lắng cho cuộc sống tương lai của đứa con mình” không biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói này không”. Bà còn dành tình yêu thương cho người con dâu mới của mình. Bà nhìn thị nghĩ :”Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này người ta mới lấy con mình, con mình mới có vợ được”. Đó là tấm lòng người mẹ không khinh rẻ mà tỏ ra thông cảm thấu hiểu hoàn cảnh con dâu, thậm chí bà còn cho đó là may mắn của con trai mình, gia đình mình khi có con dâu mới. Điều đo chứng tỏ bà cụ Tứ rất hiểu mình, hiểu người. Tình yêu thương còn thể hiên qua những lời nói của bà cụ dành cho con “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…". Bà nói với con dâu bằng lời của một người từng trải – vừa lo lắng, vừa thương xót, đồng thời động viên con bằng triết lý dân gian”ai giàu ba họ ai khó ba đời, hướng con tới tương lai tươi sáng. "… Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…". Câu nói thể hiện tấm long thương xót cho số phận của những đứa con. Và để ngày vui của các con thêm trọn vẹn, sáng hôm sau cụ” xăm xắn quét tước nhà cửa”. Hành động giản dị thôi nhưng thể hiện tấm lòng người mẹ tuy nghèo nhưng hết lòng thương yêu con. Và thế là đám cưới không nghi lễ, không đón đưa của đôi vợ chồng trẻ được chan đầy bằng tình yêu thương và tấm long lo lắng của người mẹ nghèo.
Nhân vật bà cụ Tứ bị đặt trong hoàn cảnh éo le, qua đó ta thấy được tinh thần lạc quan của người mẹ già yếu, tuy sắp đến độ gần đất xa trời nhưng luôn hướng về tương lai thể hiện qua những hành động và lời nói. Cụ tin vào triết lý dân gian: ai giàu ba họ ai khó ba đời- lạc quan về một ngày mai tươi sáng.Cụ đồng tình khi thấy Tràng thắp đèn mặc dù cụ biết lúc đó dầu rất đắt, dầu là thứ xa xỉ. Nếu để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất xa trời”này lại là người nói về tương lai nhiều nhất” cụ nói toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau. Đó không đơn thuần chỉ là niềm lạc quan của người lao động mà còn là ước mơ về cuộc sống có phần tươi sáng hơn cho các con. Bà cụ trông cũng” tươi tỉnh khác hẳn ngày thường”. Chính tâm trạng vui tươi phấn khởi của người mẹ già đã làm sáng lên cái không gian u ám và góp phần vào ngày vui trọng đại của cuộc đời người con trai. Sáng hôm sau cụ xăm xắn quét dọn nhà cửa, đó là những công việc sinh hoạt thường ngày nhưng đặt trong hoàn cảnh này, hành động quét dọn làm nhà cửa trông sạch sẽ, tinh tươm hơn giống như cụ đang muốn tự tay quét đi những tăm tối của ngày cũ và đón chờ những điều tươi sáng hơn. Và hình ảnh người mẹ già, cười đon đả: “Cám đây mày ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử ăn mà xem. Xóm ta khối nhà chả có cám mà ăn đấy", cứ quẩn quanh, ám ảnh tâm chí người đọc. Cái lạc quan không những không bị mất đi mà lại càng trở nên mãnh liệt hơn trong mưa nắng cuộc đời. Trong buổi sáng đầu tiên đón tiếp nang dâu mới, nồi cháo cám “ chát xít, nghẹn bứ trong miệng” mà ngon ngọt trong long, ngọt bởi tâm lòng người mẹ nghèo đang cố xua đi cái không khí ảm đạm bằng thái độ lạc quan và sự tươi tỉnh động viên con cố gắng vượt qua hoàn cảnh. Nhưng sự thật là vị đắng ngắt của cháo cám và tiếng thúc thuế từ xa vọng lại đã không làm niềm vui nhỏ của những con người nghèo khổ cất cánh lên được.
Bằng tài năng và tấm lòng đồng cảm sâu sắc, Kim Lân đã dựng lên “hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong trận đói khủng khiếp năm 1945". Nhân vật bà cụ Tứ được khắc họa chủ yếu qua sự vận động trong nội tâm nhân vật. Ngoài ra, qua những lời nói, cử chủ, hành động của nhân vật ta cũng có thể cảm nhận được tấm lòng yêu thương con sâu sắc. Ở bà cụ Tứ thấp thoáng hình ảnh của nhân vật lão Hạc, của mẹ Dần, vợ chồng Dần ( Nam Cao) những người nông dân nghèo nhưng chỉ sống vì con, hết lòng yêu thương con. Dẫu chỉ là một nhân vật phụ nhưng bằng tài năng, và tình cảm thiết tha trừu mến đối với tấm lòng người mẹ nghèo, Kim Lân đã khắc họa được chân dung nhân vật vừa sinh động, chân thực, vừa cảm động, day dứt với người đọc. Chính những hành động, lời nói của cụ, nụ cười trên khuôn mặt bủng beo u ám đã làm sáng bừng thiên truyện sau cái tối tăm, cái bế tắc của đói nghèo. Ý nghĩa nhân bản mà nhà văn muốn gửi gắm qua nhân vật này là con người dù có đặt vào hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết nhưng vẫn không mất đi những giá trị tinh thần và phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu thương con người và thái độ lạc quan hi vọng vào tương lai tươi sáng dù cho chỉ có một tia hi vọng mỏng manh. Kim Lân đã khám phá và thể hiện thành công điều đó ở nhân vật bà cụ Tứ. qua đó thể hiện rõ tấm lòng nhân hậu , bao dung, tình yêu thương con của bà cụ Tứ
Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại khi viết về chủ đề người nông dân dưới xã hội cũ, đặc biệt là trong giai đoạn đau thương nhất của đất nước. Tuy nhiên trong tác phẩm nội dung chính mà tác giả muốn đề cập đến không phải là phản ánh, tố cáo hiện thực mà là tấm lòng trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp trong tâm hồn con người, cùng với sức mạnh của tình người, tình thân trong gia định đã trở thành cơ sở cho những khát vọng sống, niềm hy vọng và tin tưởng vào tương lai mãnh liệt ngay trong những hoàn cảnh khốn cùng nhất. Bên cạnh hai nhân vật là Tràng và thị với những nét phẩm chất riêng, thì nhân vật cụ Tứ lại hiện lên với vẻ đẹp của tình mẫu tử, thương con sâu sắc.
Giữa nạn đói hoành hành năm 1945, hàng triệu đồng bào ta phải chịu chết đói, nhiều người phải lìa xa quê cha đất tổ đi tha hương cầu thực nơi xứ người, mẹ con bà cụ Tứ là một trong số đó. Bà cụ là một phụ nữ nông dân nghèo khổ, có lẽ rằng cả cuộc đời bà đã phải chịu nhiều đắng cay vất vả, bởi lẽ cả cuộc đời bà nằm trọn trong những ngày tháng đất nước chất chứa nhiều đau thương, lầm than dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. Cả cuộc đời bà dành để kiếm từng đồng, từng hào chắt bóp nuôi con khôn lớn, cho đến khi tuổi đã gần đất xa trời, bà cụ tội nghiệp vẫn không được hưởng những ngày tháng sung sướng. Thay vào đó cụ vì già cả, ốm yếu phải sống dựa vào đứa con trai là anh Tràng với một công việc bấp bênh, bữa đói bữa no, và bên ngoài kia thần chết đang chực chờ những con người khốn khổ, cùng đường vì cái đói, trong đó có cả hai mẹ con bà cụ Tứ. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt như vậy tình mẫu tử của bà cụ lại càng hiện lên rõ rệt, cả đời làm lụng nuôi con khôn lớn, đến khi Tràng đã lớn khôn thì bà cụ lại sầu khổ vì không kiếm nổi cho con một tấm vợ, một người đàn bà đỡ đần hôm sớm. Tất cả chỉ tại bà nghèo quá, người ta cưới vợ khi có của ăn của để, khi ăn nên làm ra, còn bà lại chẳng có gì trong tay thành thử phải tội con bà cô đơn lẻ bóng. Mà có khi đến lúc mà mất đi thì đứa con trai tội nghiệp lại phải chịu cảnh côi cút một mình trên đời. Điều ấy làm bà cụ Tứ tủi phận nhiều lắm.
Cho đến một hôm thấy Tràng dẫn một người phụ nữ lạ mặt về nhà, trong lòng bà cụ nổi lên biết bao nhiêu là cớ sự thắc mắc, thế nhưng bà không hề tỏ ra bối rối mà quay sang nhìn con tỏ ý không hiểu, để chờ Tràng giải thích, để cho Tràng có cơ hội được phân trần câu chuyện, chứ không lên tiếng trách móc. Đó là tấm lòng của một người mẹ trải đời, thương con bằng một tình thương dịu dàng, săn sóc. Rồi đến khi đã rõ sự mười mươi, bà cụ "hiểu ra bao nhiêu là cớ sự" rồi thì bà im lặng, những dòng suy nghĩ chảy trôi, quẩn quanh liên tục bên ngoài cái sự việc con bà lấy vợ, một người vợ theo không. Nhưng không chần chừ quá lâu, bà cụ Tứ đã sống trên cuộc đời này ngót nghét vài chục năm trời đằng đẵng, có cái khổ, cái sự lạ nào mà bà không hiểu thấu. Đứng trên vai trò là một người mẹ có tấm lòng thương con sâu sắc, bà hiểu được chuyện anh Tràng lấy vợ âu cũng là chuyện hợp tình hợp lý, bởi Tràng đã đến cái tuổi ấy lâu lắm rồi. Thế nhưng vừa nghĩ thông chuyện này thì bà cụ lại chợt nghĩ đến chuyện khác, bao nhiêu mối lo toan bỗng đổ dồn về lòng người mẹ già tội nghiệp, bà thương con "ai oán xót thương cho số kiếp con trai mình", cũng lại tủi cho phận người làm mẹ, nhưng không thể lo nổi cho con một cái đám cưới, dựng vợ gả chồng tử tế cho con, để nó phải tự thân đi kiếm về một người vợ. Càng nghĩ bà lại càng lấy làm buồn lòng, xúc động "trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai hàng nước mắt". Ấy rồi ăn ở với nhau như thế "biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau qua cơn đói khát này không", là những suy nghĩ quẩn quanh trong lòng bà cụ Tứ. Một người mẹ thương con không nề hà, trách mắng con mình tự tiện cưới gả, bởi bà hiểu phận mình và phận con, bà chỉ lo lắng mãi chuyện cuộc sống tương lai của hai vợ chồng Tràng, sợ con chịu khổ cực, rồi đương không lại liên lụy cả người khác nữa. Cái đám cưới chớp nhoáng khác thường này đem đến cho cụ niềm vui có dâu con, nhưng cũng lại mang đến cho bà biết bao nhiêu trăn trở, rối rắm. u cũng là lòng người mẹ yêu thương và suy nghĩ cho con trăm bề. Cuối cùng sau khi đã đi qua những xúc động, buồn tủi, bà cụ Tứ đã nhanh chóng vực lại tinh thần, thông suốt mọi vấn đề rằng "Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mấy lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được. Thôi bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con...Chẳng may ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?". Bà nhanh chóng thấu hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh đáng thương của thị, đồng thời lòng bà đã dấy lên những tình cảm thương yêu người con dâu mới về. Bà nhẹ nhàng giục thị ngồi xuống, rồi nhỏ nhẹ khuyên giải, nhắc nhở động viên, vun vén vào cho hai vợ chồng Tràng, dặn dò họ cách ăn ở với nhau bằng những lời phấn khởi "Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?". Mặc dầu rằng trong lòng bà vẫn còn trăm mối tơ vò cảm xúc, nhưng không vì thế mà bà làm các con bối rối, mất vui, bà quyết giữ cho riêng bà những lo lắng, những buồn tủi để cho đôi tân nhân một sự động viên trước khi bước vào cuộc đời mới.
Sau đêm tân hôn của vợ chồng Tràng, căn nhà tàn tạ dưới đôi bàn tay của mẹ chồng nàng dâu bỗng trở nên sáng sủa lạ thường, thấy được những đức tính tốt đẹp, sự cẩn thận chu đáo của thị và cụ mừng lắm "cái mặt bủng beo u ám của bà rạng rỡ hẳn lên". Trong bữa cơm sáng, dẫu rằng mâm cơm ngày đói kém trông thật thảm hại với mớ rau chuối thái mỏng và cháo loãng thế nhưng không khí trong nhà vẫn rất vui vẻ đầm ấm. Bà cụ thương con, thương dâu, thành thử bà cố xua đi cái nghèo đói đang hiện hữu trước mắt cặp tân nhân bằng cách liên tục kể những chuyện vui, kế hoạch làm ăn, nuôi gà, mở ra trước mắt những tương lai tốt đẹp đầy hy vọng. Đặc biệt người mẹ nghèo khó còn chiêu đãi con trai và con dâu bằng một nồi "chè khoán", mà thực tế đó là là cháo cám để mừng tân hôn. Dù vị của món ăn này vô cùng cùng khó ăn thế nhưng đó là cả tấm lòng của một người mẹ thương con, bà cụ tội nghiệp vì nghèo xác xơ không lấy gì để làm cỗ làm bàn, thế nên chỉ còn cách cố kiếm cho được ít cám về nấu làm món ăn đổi bữa. Ở một nét suy diễn sâu xa nào đó thì nồi cháo cám còn mang ý nghĩa là lời nhắc nhở của cụ Tứ dành cho các con về những ngày gian khó đang chờ đợi trước mắt, hy vọng rằng vợ chồng Tràng vẫn được vững lòng như ngày hôm nay, ăn nồi cháo cám đắng ghét, nghẹn ứ nơi cổ họng mà vẫn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc.
Nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt là một hình tượng tiêu biểu cho những bà mẹ Việt Nam xưa, cả cuộc đời hy sinh sinh vì con cái, yêu thương con sâu sắc bằng những tình cảm thấu hiểu, bao dung và vị tha. Dù rằng bà sống trong cảnh nghèo khó tột cùng, thế nhưng với sự từng trải của mình bà vẫn giành lấy được những sự lạc quan, vui vẻ trong cuộc sống, trở thành kim chỉ nam hướng vợ chồng Tràng đến một tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn.
Chị Nguyệt auto lm đc 100%
nhường hết cho Minh Nguyệt