K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 9 2019

Câu 2:Câu này rất hay, và nó cũng giống như một câu đối có hai vế vậy. Câu này rất đúng nếu dành cho những người bất hiếu. Nhưng trong thực tế có rất nhiều người con hiếu thảo với cha mẹ ông bà đấy chứ.
(trùng với tao rùi,kiếm câu khác đi)

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa."

a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Hãy xác định phép lập luận mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn là gì?

c) Phương pháp lập luận chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

đ) Thông qua đoạn văn trên, tác giả muốn chuyển đến  người đọc nội dung gì?

Mn giúp mk vs, mk đg cần gấp! Ai lm nhanh nhất mk sẽ tik cho 3 tik! Mơn mn trc!

1
5 tháng 4 2019

Mn giúp mk vs!

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa."

a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Hãy xác định phép lập luận mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn là gì?

c) Phương pháp lập luận chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

đ) Thông qua đoạn văn trên, tác giả muốn chuyển đến  người đọc nội dung gì?

Mn giúp mk vs, mk đg cần gấp! Ai lm nhanh nhất mk sẽ tik cho 3 tik! Mơn mn trc!

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 4 2019

a. Đoạn văn sử dụng phương thức nghị luận (có kết hợp biểu cảm)

b. Phép lập luận được sử dụng là phân tích.

c. Phương pháp lập luận: Tác giả dùng lí lẽ và đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực để tạo nên sự lay động trong tâm thức người đọc.

d. Thông điệp mà người viết muốn gửi đến người đọc là: Hãy hiếu thảo với cha mẹ.

 Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện ( Huyện Tĩnh Gia )đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :         ..." Lời ru dịu sóng dòng sông   đưa con về với ruộng đồng ca dao           Lời ru êm ả ngọt ngào  đôi tay mẹ cũng dạt dào nhịp đưa       Bồng con ấm lạnh bao mùa  tay gầy, gầy những sớm trưa vhoongf chèo     bồng con một thủa gieo neo tay gầy là nắng mưa gieo thắm...
Đọc tiếp

 Đề thi giao lưu học sinh giỏi cấp huyện ( Huyện Tĩnh Gia )

đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi :  

       ..." Lời ru dịu sóng dòng sông

   đưa con về với ruộng đồng ca dao

           Lời ru êm ả ngọt ngào

  đôi tay mẹ cũng dạt dào nhịp đưa

 

      Bồng con ấm lạnh bao mùa

  tay gầy, gầy những sớm trưa vhoongf chèo

     bồng con một thủa gieo neo

 tay gầy là nắng mưa gieo thắm đồng

 

    Tay gầy cho lúa đơm bông

 cho con lơn giữa biển lòng mẹ yêu

   dốc Bồng Con ngập ngừng chiều

 trưng rưng nhớ... nhớ mẹ nhiều ... mẹ ơi".

câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

câu 2 : em hiểu thế nào là " lời ru dịu sóng dòng sông / Đưa con về với ruộng đòng ca dao " ?

câu 3 : xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?

câu 4 : nội dung của đoạn trích trên là gì ?

 cần gấp lắm !!! mấy bạn chuyên văn giúp hộ mình với 

 

1
13 tháng 2 2020

câu 1 : xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Biểu cảm
câu 2 : em hiểu thế nào là " lời ru dịu sóng dòng sông / Đưa con về với ruộng đòng ca dao " ?

Đó là lời ru của mẹ dịu dàng, thân thương với những câu hát ca dao thân thuộc gắn bó với quê hương. 
câu 3 : xác định biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích và nêu tác dụng ?

Điệp " lời ru" : Nhấn mạnh lời ru ấy chính là tình cảm mà mẹ dành cho con sâu nặng, thắm thiết bộc lộ qua những câu hát ru ngọt ngào.

Điệp " Bồng con" : Thể hiện hành động yêu thương cho con, đó là tình cảm yêu thương chân thành, nâng niu, sự hi sinh lớn lao của người mẹ, 1 tình yêu vượt qua mọi khó khăn, đau khổ.

câu 4 : nội dung của đoạn trích trên là gì ?

Nói về tình cảm của người mẹ  dành cho con cũng như nỗi nhớ của con về mẹ trong kí ức.

1.

Uống nước nhớ nguồn.


Câu tục ngữ rất ngắn gọn, và đơn giản. Ý muốn nói chúng ta phải luôn biết ơn những người đã mày công sinh thành và dưỡng dục chúng ta như: ông, bà, cha mẹ.


2.

Chim có tổ người có tông


Câu tục ngữ này có nghĩa là Ai cũng có tổ tiên, nguồn cội của mình, hãy luôn ghi nhớ điều đó.


3.

Cây có cội, nước có nguồn.


Đây là câu tục ngữ nói về sự thủy chung được nêu lên một cách giản dị và dễ hiểu, muốn nhắn nhủ con cháu phải nhớ ơn ông bà tổ tiên, không được vong ơn bội nghĩa.


4.

Nước có nguồn, cây có gốc.


Giống với câu ở trên, câu tục ngữ này cũng nhắn nhủ chúng ta phải nhớ ơn tổ tiên, ông bà.


5.

Mạch trong nước chay ra trong, thế nào đi nữa còn dòng cũng hơn.


Câu tục ngữ dùng biết pháp hoán dụ, dùng hình ảnh mạch nước cùng dòng để chỉ hình ảnh con người phải biết ơn nhớ về quê hương cội nguồn.


6.

Đàn anh có mả, kẻ cả có dòng.


Ai cũng có dòng họ, ai cũng được sinh ra từ cha mẹ, và cha mẹ được sinh ra từ ông bà tổ tiên, … câu này muốn nhắn nhủ luôn nhớ về cội nguồn nơi mình được sinh ra và lớn lên.


7.

Con người có cố có ông
Như cây có cội như sông có nguồn.


Câu này có ý nhắc ta nhở chúng ta nhớ đến tổ tông nòi giống và còn rộng lớn hơn nữa


8.

Cây kia ăn quả ai trồng
Sông kia uống nước hỏi dòng từ đâu.


Hai câu ca dao thể hiện sự biết ơn, dùng hình ảnh cây và sông để chỉ hình ảnh “ai trồng” “dòng”, ý muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết ơn công lao của những người tạo ra thành quả cho chúng ta sử dụng.

9.

Ai về Phú Thọ cùng ta
Vui ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.


Câu này muốn nhẳn nhủ tất cả người Việt Nam, dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này, cứ đến ngày Giỗ Tổ là hàng triệu người con mang trong mình dòng máu Lạc Hồng cùng nhau hành hương hoặc hướng về đất Tổ, thắp nén tâm hương, nhớ về nguồn cội, tri ân tổ tiên với tất cả tấm lòng thành kính của mình.

10.

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày gỗ tổ mùng mười tháng ba.


Từ ngàn đời nay, Giỗ Tổ Hùng Vương luôn là ngày lễ trọng của dân tộc Việt Nam, những người mang trong mình dòng máu Rồng Tiên. Những ngày này, là người Việt Nam, ai cũng mong được hành hương về miền đất Tổ, được lên đỉnh núi thiêng Nghĩa Lĩnh để thành kính dâng nén hương thơm, tỏ lòng tri ân công đức tổ tiên.

11.

Tháng ba nô nức hội đền
Nhớ ngày giổ tổ bốn nghìn năm nay.


Bốn nghìn năm qua, dân tộc Việt Nam mãi mãi ghi tạc công lao các Vua Hùng, từ việc nhỏ nhất như dạy dân cày ruộng, đi săn; đến những công trạng lẫy lừng trong công cuộc chinh phục thiên nhiên, đắp đê trị thủy, đánh đuổi ngoại xâm, giữ yên bờ cõi. Khuyên chúng ta luôn biết ơn đến những người đã hy sinh cho chúng ta hạnh phúc hôm nay.

12.

Sống thì con chẳng cho ăn
Chết thì xôi thịt, làm văn tế ruồi.


Câu này Chỉ con cái khi cha mẹ còn sống không hết lòng phụng dưỡng, sau khi cha mẹ qua đời lại làm đáng tang thật to, nhằm khoe khoang sự giàu có và hiếu thảo của mình.

13.

Nhớ về Ông Nội ngày xưa
Lưng còng,tóc bới, tuổi vừa bảy mươi
Cháu Ông chưa đến tuổi mười
Nhớ cây gậy chống, Ông cười gỏ con


Nhớ hoài ngày tháng vẫn còn
Đầu con Ông gỏ, làm con nhớ hoài
Ông cười tay nắm bàn tay
Hôn trên chỗ gỏ, mắt cay Nội nè


Thương cho cháu Nội Ông ghê
Ba con vất vã mọi bề nghe không
Đi làm nuôi cháu cả Ông
Làm tròn hiếu đạo nặng lòng Ba con


Bây giờ Ông mất đâu còn
Ba con cũng bỏ cả con đi rồi
Một mình như đứa mồ côi
Nhớ về năm tháng Nội Tôi một thời


Nhớ hoài ! nhớ mãi Nội ơi !
Nhớ cây gậy gỗ,nhớ đời còn đây
Tóc sương muối bạc giờ này
Đầu con Nội gõ, còn đây nhớ hoài ....!!


Đây là bài thơ về ông nội, một người cháu nhớ lại hình ảnh ông nội khi còn sống và qua đó thể hiện nỗi nhớ da diết cùng với lòng biết ơn đến ông nội của mình.


14.

Cháu yêu Bà lắm Ngoại ơi !
Cháu mong Bà khoẻ, yêu đời tươi vui.
Ngoại như tia nắng mặt trời,
Sẽ chia ánh sáng, rạng ngời Cháu Con.
Đời Ngoại như dốc núi non,
Để cho Con Cháu, lon ton học cùng.
Ngoại là đồi núi ngàn trùng,
Thân cây cổ thụ, ôm cùng Cháu Con.
Ngoại như Biển cả mênh mông,
Tắm mát tất cả, tấm lòng Cháu Con.
Hòn đá nước chảy sẽ mòn,
Tình thương Ngoại tặng, Cháu Con mãi còn.
Trăm năm tuổi Ngoại đã tròn,
Con Ngoại cả tá, nếp lòn cân nhau.
Cháu, chắt, chút, chít cả đoàn,
Buồn, vui quy tụ tập đoàn tươi vui.
Cảm ơn có Ngoại trên đời,
Đã sinh được Mẹ, sinh thời Cháu, Con.
Thương Ngoại nhiều tuổi héo mòn,
Cầu Trời Ngoại khoẻ, Cháu Con vui mừng.


Bài thơ này là một người cháu miêu tả về bà ngoại của mình với những hình ảnh quan sát bà ngoại rất kỹ và dồn hết tâm tư tình cảm dành cho ngoại vào những vần thơ.


15.

Ông ơi! Cháu rất yêu ông!
Có ông cháu thấy trong lòng luôn vui.
Những ngày nghỉ học đi chơi
Theo ông câu cá, đi bơi sông nhà.
Tuy Ông tuổi cũng đã già
Nhưng sao cháu thấy thật là trẻ trung.
Cháu cùng ông hay chơi chung
Cầu lông, cờ tướng, bắn thung, đá gà…
Nhìn ông cười cứ như là
Ông Bụt trong truyện Cổ mà cháu ưa.
Ông thường hay kể chuyện xưa
Những ngày lam lũ sớm trưa nhọc nhằn.
Ông vẫn bám mảnh đất cằn
Tảo tần cày xới, bón phân, làm mùa.
Quê nghèo nắng sớm, chiều mưa
Ông nuôi Bố lớn, Bà vừa ra đi
Một thân gà trống sá gì
Hy sinh vun đắp cho đời cháu con.
Công lao Ông tựa núi non
Cháu không biết lấy chi đền ơn Ông.
Cháu thường ấp ủ trong lòng
Mong sao khôn lớn nuôi Ông tuổi già.
Ông phải sống thật lâu nha!
Cháu sẽ phụng dưỡng Bố và cả Ông.



Hình ảnh người ông được cháu miêu tả rất cụ thể, cháu xem ông như là ông Bụt trong truyện cổ tích, và thể hiện sự hiếu thảo-biết ơn mong rằng sau này lớn khôn sẽ nuôi ông tuổi già.

16.

Ngoại ơi, mỗi sớm khi chiều
Cuộc đời con nhớ thương yêu Ngoại nhiều
Nhạt nhòa bóng Ngoại liêu xiêu
Tháng năm vất vả sớm chiều nắng mưa...
Thương con...xót mấy cho vừa
Một đàn cháu nhỏ còn chưa nên người
Đói no, ấm lạnh, Ngoại ơi
Miếng cơm nhường cháu, mặn mòi cá dưa...
Thân cò lặn lội sớm trưa
Ngược xuôi bóng Ngoại, nắng trưa mưa dầm...
Tảo tần, khuya sớm âm thầm
Cháo rau nuôi cháu lớn dần yêu thương...
Dẫn con đi suốt chặng đường
Mảnh mai bóng Ngoại, trùng dương xa mờ
Tiếng bà ru cháu ầu ơ
Yêu thương còn đến bây giờ Ngoại ơi...
Tâm hương thành kính dâng Người
Một đàn cháu nhỏ nên người hôm nay !
Ngoại ơi xin hãy về đây...
Vui cùng con cháu hôm nay ơn Người !
Bâng khuâng... thoáng bóng Ngoại cười
Yêu thương cùng Mẹ trên trời tiêu dao ?
Ngỡ trong mơ... tưởng ngày nào
Ngoại cùng con cháu vui sao một nhà ?


Bài thơ dành cho người ngoại đã mất của một người cháu. Từng câu thơ đều thể hiện nỗi nhớ da diết của người cháu nhớ ngoại, và cứ tưởng như trong mơ “ngoại” vẫn còn đó.


17.

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ "Hiếu" mới là đạo con.


Bài ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh kì vĩ, vĩnh hằng để so sánh với công lao to lớn của cha mẹ và chỉ có những hình ảnh ấy mới diễn tả nổi.

18.

Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.
Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha
Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con
Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc
Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.


Đây là một bài thơ cực kỳ nổi tiếng, có ý nghĩa là cha mẹ cho chúng ta một cuộc đời, cho chúng ta những bệ phóng để vươn đến trời cao... Cha mẹ cũng luôn là bờ vai yên bình nhất để chúng ta dựa vào những khi thất bại, những khi mệt mỏi trong dòng đời đua chen. Do vậy mà chúng ta cần phải yêu hiếu thảo, yêu thương và kính trọng cha mẹ


19.

Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!


Cái hay của bài ca dao này là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.


20.

Ơn cha nặng lắm ai ơi!
Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang


Bài ca dao thể hiện một cách cảm động về tình cảm gia đình. Ngôn từ giản dị, dễ hiểu. Bài học, về đạo hiếu, đạo làm con được nêu lên sâu sắc. Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm đẹp nhất đối với mỗi chúng ta.


Trên đây là bài viết về Những câu ca dao tục ngữ hay về cha mẹ, bố mẹ, ông bà? Mong rằng bài viết này sẽ giúp những bậc làm con cháu biết nhiều hơn về những câu tục ngữ hay nói về ông bà, cha mẹ cũng như những câu ca dao tục ngữ hay trong kho tàng văn học Việt Nam.

Thanks a lot

28 tháng 8 2019

Ca dao hay

28 tháng 8 2019

4 đoạn thơ trên đều là ca dao tục ngữ của dân tộc Việt Nam