Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé:
- Tác giả rất tinh tế khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều: tác giả miêu tả chân dung Thúy Vân trước để làm nổi bật vẻ đẹp của Thúy Kiều.
- Với thủ pháp đòn bẩy, tác giả làm nổi bật vẻ của Kiều cả về nhan sắc lẫn tài năng.
Ngay trong câu thơ: “Kiều càng sắc sảo mặn mà” tác giả gợi lên sự sắc sảo về trí tuệ và mặn mà về tâm hồn.
Với bút pháp ước lệ tượng trưng, bức họa về nàng Kiều với đôi mắt trong sáng, long lanh thể hiện tâm hồn trong trắng, trí tuệ sắc sảo của nàng.
Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa ghen, liễu hờn dự báo trước cuộc đời đầy sóng gió của Kiều.
Thúy Vân tác giả tập trung tả về nhan sắc, với Thúy Kiều, tác giả một phần tả sắc và hai phần để tả về cái tài của nàng.
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
- Nghệ thuật so sánh nhân hóa cho thấy cảnh biển hoàng hôn vô cùng tráng lệ, hùng vĩ. Mặt trời được ví như một hòn lử khổng lồ đang từ từ lặn xuống. Trong hình ảnh liên tưởng này, vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ, những lượn sóng là then cửa. Chi tiết Mặt trời xuống biển có thể gây ra sự thắc mắc của người đọc vì bài thơ tả cảnh đoàn thuyền đánh cá ở vùng biển miền Bắc, mà ở bờ biển nước ta, trừ vùng Tây Nam thường chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển chứ không thể thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Thực ra hình ảnh mặt trời xuống biển là được nhìn từ trên con thuyền đang ra biển hoặc từ một hòn đảo vào lúc hoàng hôn, nhìn về phía tây, qua một khoảng biển thì vẫn có thể thấy như là mặt trời xuống biển. Với sự quan sát tinh tế nhà thơ đã miêu tả rất thực chuyển đổi thời khắc giữa ngày và đêm.
Tham khảo nhé
Trong khổ thơ đầu của bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá", Huy Cận đã cho ta thấy bức tranh tươi sáng về hình ảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. HIện lên trong bức tranh ấy là cảnh hoàng hôn xinh đẹp. Hình ảnh mặt trời là hình ảnh thật gần gũi, ấn tượng. Nhân hóa "xuống biển" cùng so sánh "như hòn lửa" trong câu thơ đã gợi ra bước đi của thời gian. Thiên nhiên đang dần buông và màn đêm bao trùm lên cảnh vật. Bước đi của thời gian được tô đậm rõ nét hơn trong câu thơ sau "Sóng đã cài then, đêm sập cửa". Trong câu thơ này,ta hình dung, biển là một ngôi nhà rộng lớn và sóng là then cài. Huy Cận sử dụng hình ảnh nhân hóa thật tài tình. Đặc biệt, ông tô đậm hình ảnh con thuyền ra khơi càng làm bức tranh thêm phần sống động. Phó từ "lại" giúp ta thêm hiểu về công việc quen thuộc của người ngư dân. Họ cùng lao động, cùng nỗ lực trong hành trình ra khơi. Ẩn dụ câu hát trong câu thơ sau lại là hình ảnh liên tưởng đầy thi vị. Câu hát là khí thế, là nỗi lòng của những người ngư dân ra khơi đánh cá. Niềm vui như nhân lên, căng tràn cùng gió, cùng niềm hạnh phúc trong người ngư dân
Xin anh chị đăng tách ra dùm em
Mặt trời xuống biển như hòn lửa => Phép so sánh
Tác dụng: tăng giá trị gợi hình gợi cảm cho câu thơ, giúp đặc tả được cảnh mặt trời xuống biển như thế nào. Qua đó làm câu thơ hay và hấp dẫn hơn.
Sóng đã cài then, đêm sập cửa. => Phép nhân hóa
Tác dụng: làm cho sự vật thiên nhiên có mối gắn bó với làng chài trở nên gần gũi hơn với người dân ở quê hương tác giả, qua đó làm tăng giá trị gợi hình và gợi nên cảm xúc thân thiết với đọc giả.
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Hát rằng: cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi => Phép so sánh và liệt kê
Tác dụng: giúp người đọc hình dung rõ hơn về loài cá thu cá bạc ở biển đông có hình dáng như thế nào, bày tỏ việc hình ảnh những gì thuộc về quê hương tác giả đều nhớ rõ. Qua đó thể hiện cảm xúc nhớ quê sâu sắc của nhà thơ đồng thời tăng giá trị gợi hình cho câu thơ.
Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng.
Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!
Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng,
Ra đậu dặm xa dò bụng biển,
Dàn đan thế trận lưới vây giăng.
Cá nhụ cá chim cùng cá đé,
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng, => Phép liệt kê
Tác dụng: vừa thể hiện sự trù phú của biển cả vừa gợi cảm xúc thiên nhiên đã cho con người quê tác giả những gì tốt đẹp của nó. Qua đó gợi vẻ đẹp của biển và thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé,
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Thông cảm tối hơi lú với không cập nhật được câu trả lời, mình bổ sung:
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long.
Phép nhân hóa
Tác dụng: từ việc thổi sự sống vào cảnh thiên nhiên là đêm" cũng "thở" giúp gần gũi với người đọc, tăng giá trị diễn đạt từ đó làm câu thơ sâu sắc ý nghĩa và hấp dẫn với đọc giả hơn.
Biển cả mênh mông luôn mang lại nguồn cảm hứng vô tận cho các thi nhân. Nếu Xuân Quỳnh cảm nhận những cơn sóng biển dạt dào luôn khao khát yêu thương thì Huy Cận lại nhìn về biển với sức sống mạnh liệt, là một bức tranh kì vĩ, mĩ lệ của thiên nhiên. Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận mang hồn thơ của một sức sống mới, sự hồi sinh của một tâm hồn và một đất nước. Bài thơ khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.
Mở đầu bài thơ là bức tranh về hoàng hôn trên biển rộng. Giữa màn đêm đang dần lấn chiếm không gian bao la của vũ trụ, mặt trời được ví như một hòn lửa khổng lồ, sáng rực dần lặn xuống mặt biển:
Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa
Màn đêm buông xuống như tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là chiếc then cài vững chắc. Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa tạo nên nét huyền diệu, mĩ lệ của thiên nhiên vừa tạo ra sự nhanh chóng, gấp gáp kết thúc một ngày dài. Nhưng đó không phải ngày tàn, u ám như trong bức tranh của tác phẩm Hai đứa trẻ mà là một ngày mới mở ra cho những người con của biển cả. – một ngày lao động trên biển bắt đầu:
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi
Ở khổ thơ tiếp theo, tác giả miêu tả vẻ đẹp của biển với nguồn tài nguyên vô tận, mặt trời lắng và giấc ngủ sâu sau một ngày dài cũng là lúc các sự vật trên biển bừng thức:
Hát rằng : cá bạc biển Đông lặng
Cá thu biển Đông như đoàn thoi.
Nếu như cả bài thơ là một bức tranh sáng tạo về không khí lao động của những người đi biển, thì chi tiết về đàn cá là một sáng tạo đặc sắc. Các biện pháp nghệ thuật ở đây được sử dụng một cách linh hoạt, làm người đọc cảm thấy được sự giàu có của biển cả. Kết hợp giữa bút pháp tả thực và trí tưởng tượng vô cùng phong phú, những luồng cá được ví như đoàn thoi, dệt lên muôn luồng sáng trên tấm lưới khổng lồ. Trong đêm đen giữa biển cả bao la, những luồng sáng vút lên như chứa chan bao hi vọng của người đi biển và đó cũng là sự ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên phong phú của biển cả cho những ngư dân. Không chỉ có cá thu, cá bạc, mà các loài cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song,… cũng đang hòa chung khúc hát, tạo nên khúc ca hùng tráng của biển khơi.
Mặt trời đã tắt nhưng ánh trăng chiếu rọi luồng sáng trên cao xuống mặt biển dập dìu sóng nước, tạo ra không gian lãng mạn, huyền ảo Sự phối hợp màu sắc của thiên nhiên với màu sắc của các loài cá trên biển tạo nên những màu sắc rực rỡ: lấp lánh, đen hồng, vàng chóe,… đã khiến bức tranh trở nên đa dạng về màu sắc, sinh động, có hồn hơn.Vẻ đẹp thiên nhiên thật đẹp đẽ, tràn đầy hơi thở sự sống: Đêm thở sao lùa nước Hạ Long. Biển cả trù phú, giàu có chính là nguồn sống nuôi dưỡng con người khôn lớn, trưởng thành. Người dân chài gắn liền cuộc đời mình với biển cả, vì thế biển đối với họ thật gần gũi, thân thiết biết bao.
Sau một đêm lao động vất vả, khẩn trương, trời đã trở về sáng. Hình ảnh mặt trời một lần nữa xuất hiện trong bài thơ. Cảnh rạng đông và mặt trời từ từ đội biển nhô lên thật tuyệt diệu. Bình minh lên cũng là lúc người ngư dân trở về bến cảng, với những khoang thuyền đầy ắp cá. Mặt trời và ánh sáng của bình minh tươi đẹp đã chiếu rọi vào đôi mắt cá như khẳng định những thành quả lao động của con người sau bao vất vả. Mặt trời ngày mới như ánh hoàng quang rực rỡ tô điểm cho chiến thắng của những người ngư dân sau một chuyến ra khơi thành công rực rỡ.
Cảnh hoàng hôn và cảnh bình minh trên biển được đặt ở vị trí đầu và cuối bài thơ đã mở ra một không gian rộng lớn là thời gian là nhịp tuần hoàn của vũ trụ, đó cũng là nhịp sinh hoạt của những người ngư dân về một đêm đánh cá trên biển. Cùng với đó, câu hát cũng được những người ra khơi cất lên từ lúc ra đi cho đến trở về. Những câu hát khi trở về thể hiện rõ một niềm hân hoan, phấn khởi. Câu hát mang âm điệu nhẹ nhàng phơi phới diễn tả khí thế hăm hở và sảng khoái vì thành quả tốt đẹp của đêm lao động cật lực. Hình ảnh hoán dụ “mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi” khép lại bài thơ nhưng lại mở ra một trường liên tưởng về một tương lai tốt đẹp, những hi vọng vào một cuộc sống mới đủ đầy cho đất nước hôm nay.
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá đã khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ, thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động. Qua đó, cũng cho thấy khả năng quan sát tỉ mỉ về bức tranh thiên nhiên đầy sinh động, trí tưởng tưởng phong phú cùng sự chắt lọc ngôn từ tinh tế của Huy Cận. Bài thơ đã giúp người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên.
bạn lọc nhé !
a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề.
Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.
Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi
Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.
b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.
Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.
c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:
- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.
=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.
a. Đoạn văn mắc lỗi liên kết nội dung, chủ đề.
Câu (1) đang có ý phê phán cách ăn mặc thiếu giản dị lành mạnh.
Câu (2), (3) lại nói về cách ăn mặc thô kệch, không chịu thay đổi
Câu (4) lại nói về phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai.
=> Giữa các câu văn không có liên kết về chủ đề với nhau.
b. Đoạn văn mắc lỗi liên kết về chủ đề.
Câu (1) nói về cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
Các câu còn lại lại miêu tả khung cảnh thiên nhiên. Giữa các câu không có sự liên kết với nhau.
c. Đoạn văn mắc lỗi liên kết:
- Sử dụng phép liên kết trái nghĩa giữa câu (1) và (2) không hợp lí. Bởi câu (2) đưa ra ý kiến trái chiều ("Nhưng"), còn ở câu (1) không nêu lên nội dung nào hàm ý trái nghĩa cả.
=> Sử dụng sai phép liên kết khiến các câu văn trong đoạn trở nên thiếu logic.