Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH HUYẾT ÁP CAO
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Kết quả điều tra
STT | Chủ hộ | Tổng số người trong gia đình | Số người mắc bệnh huyết áp cao |
1 | Nguyên Văn A | 6 | 1 |
2 | Nguyên Văn B | 5 | 1 |
3 | Nguyên Văn C | 6 | 0 |
4 | Nguyên Văn D | 4 | 1 |
5 | Nguyên Văn E | 5 | 1 |
… | … | … | … |
Tổng | 26 | 4 |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao
- Tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao là: 4/26 = 15%.
- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao: Tỉ lệ người mắc bệnh huyết áp cao ở địa phương em khá cao. Nhóm tuổi mắc bệnh huyết áp cao thường là người cao tuổi hoặc những người trung tuổi thường xuyên sử dụng chất kích thích. Tỉ lệ trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh thấp.
3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh huyết áp cao
- Có chế độ ăn uống khoa học; hạn chế sử dụng thức ăn mặn, dầu mỡ; tăng cường rau xanh và hoa quả.
- Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu, bia.
- Luyện tập thể dục, thể thao vừa sức, kiểm soát cân nặng.
- Tránh lo âu, căng thẳng, nghỉ ngơi hợp lí.
Câu 1. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh COVID-19 là đại dịch toàn cầu từ thời điểm nào?
a) Ngày 01/04/2020.
b) Ngày 23/01/2020.
c) Ngày 11/3/2020.
d) Ngày 01/02/2020.
Câu 2. Theo Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 01/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc công bố dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam, đường lây của dịch bệnh COVID-19 là đường nào?
a) Lây truyền qua đường hô hấp từ người sang người.
b) Lây truyền qua đường máu từ người sang người.
c) Lây truyền qua đường tiêu hóa từ người sang người.
d) Lây truyền qua đường hô hấp, đường máu và đường tiêu hóa từ người sang người.
Câu 3. Người mắc bệnh COVID-19 có triệu trứng lâm sàng nào dưới đây?
a) Triệu chứng hay gặp là sốt, ho khan, mệt mỏi và đau cơ. Một số trường hợp đau họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu, ho có đờm, nôn và tiêu chảy.
b) Các biểu hiện nặng bao gồm: viêm phổi, viêm phổi nặng cần nhập viện…Tử vong xảy ra nhiều hơn ở người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và mắc các bệnh mãn tính.
c) Một số trường hợp không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nào.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 4. Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm thì hành vi nào dưới đây bị nghiêm cấm?
a) Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời các trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.
b) Cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm.
c) Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 5. Những trường hợp nào sau đây phải thực hiện cách ly y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Người mắc bệnh COVID-19, nghi ngờ mắc bệnh COVID-19.
b) Người mang mầm bệnh COVID-19; Người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh COVID-19.
c) Nguời nhập cảnh.
d)Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 6. Theo Công điện số 600/CĐ-BCĐ ngày 5/5/2021 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 thì người phải thực hiện cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phải thực hiện cách ly trong thời gian bao nhiêu lâu?
a) Cách ly 07 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
b) Cách ly 10 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
c) Cách ly 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
d) Ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm COVID-19 và tiếp tục thực hiện cách ly y tế tại nhà 7 ngày sau khi kết thúc cách ly tập trung và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 vào ngày thứ 7 (tính từ ngày kết thúc cách ly tập trung).
Câu 7. Đối tượng nào dưới đây phải thực hiện cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định COVID-19.
b) Người nhập cảnh .
c) Cùng nhóm: du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp ... với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 8. Người cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 phải tuân thủ những quy định nào dưới đây?
a) Không ra khỏi nơi ở, nơi lưu trú trong suốt thời gian cách ly.
b)Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân, đeo khẩu trang, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn khác. Không dùng chung các đồ dùng vật dụng cá nhân: bát, đũa, thìa, cốc, bàn chải đánh răng, khăn mặt...
c) Không ăn chung, không ngủ chung cùng với những người khác trong gia đình, nơi ở, nơi lưu trú.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 9. Thành viên trong hộ gia đình, nơi ở, nơi lưu trú phải thực hiện quy định nào dưới đây khi có người thực hiện cách ly y tế tại nhà để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Hạn chế tiếp xúc với người được cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu 2 mét khi cần tiếp xúc.
b) Lau nền nhà, bề mặt dụng cụ, tay nắm cửa ở nơi ở, nơi lưu trú hàng ngày bằng các chất tẩy rửa thông thường hoặc dung dịch khử trùng.
c) Cung cấp xuất ăn riêng cho người được cách ly.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 10.Trong thời gian diễn ra dịch bệnh COVID-19, nếu bản thân có các dấu hiệu ho, sốt, đau họng, khó thở... học sinh cần làm gì?
a) Thông báo với cha mẹ, giáo viên chủ nhiệm.
b) Sử dụng riêng đồ dùng cá nhân như cốc uống nước, bát đũa.
c) Thực hiện tốt thông điệp 5K của Bộ Y tế.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH
LIÊN QUAN ĐẾN HỆ BÀI TIẾT NƯỚC TIỂU TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp/ chủ hộ | Tổng số người trong lớp/ gia đình | Số người mắc bệnh về hệ bài tiết |
1 | Nguyễn Văn A | 6 | 3 |
2 | Trần Văn B | 5 | 2 |
3 | … | … | … |
4 | … | … | … |
5 | … | … | … |
Tổng | … | … |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh
- Tỉ lệ mắc các bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Số người mắc bệnh/ tổng số người được điều tra (học sinh tự tính dựa trên số liệu thu được).
- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Học sinh tự nhận xét dựa trên số liệu thu được (tỉ lệ người mắc bệnh là cao hay thấp/ độ tuổi mắc bệnh phổ biến là bao nhiêu).
3. Đề xuất một số cách phòng tránh
Một số biện pháp phòng tránh bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí: hạn chế thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều muối, hạn chế uống nước giải khát có gas.
- Uống đủ nước.
- Rèn luyện thể dục, thể thao phù hợp.
- Không nhịn tiểu và giữ vệ sinh hệ bài tiết.
- Khám sức khỏe định kì, không tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
- Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ, tránh tiếp xúc với mầm bệnh.
* Tham khảo kết quả điều tra sau:
Tên bệnh, tật | Số lượng người mắc | Nguyên nhân | Biện pháp phòng chống |
Bệnh đái tháo đường | 2/100 | Rối loạn chuyển hóa đường trong máu do: - Tuyến tụy bị phá hủy gây giảm hoặc không tiết insulin (tiểu đường tuýp 1). - Tuyến tụy tiết đủ insulin nhưng lại giảm, hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu (tiểu đường tuýp 2). - Mang thai (tiểu đường thai kì). | - Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;… - Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên. - Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì. - Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,… - Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu. |
Bệnh bướu cổ | 2/100 | - Do sự thiếu hụt một lượng iodine nhất định trong cơ thể hoặc ăn các loại thức ăn, sử dụng một số loại thuốc khiến chức năng tổng hợp hormone tuyến giáp bị ức chế. - Do rối loạn hoạt động tuyến giáp bẩm sinh,…. | - Có chế độ dinh dưỡng hợp lí, đảm bảo đủ lượng iodine bằng cách sử dụng các loại thức ăn giàu iodine như cá biển, nước mắm, muối biển,… - Kiểm tra sức khỏe định kì. |
Hội chứng Cushing | 1/100 | - Do dùng một loại thuốc giống như cortisol quá mức như prednisone hoặc một khối u tạo ra hoặc dẫn đến việc tuyến thượng thận sản xuất quá nhiều cortisol. | - Không tự mua dùng các thuốc kháng viêm giảm đau không có toa, không rõ nguồn gốc. - Có chế độ ăn hợp lí, giảm mỡ, tăng cường rau xanh. - Tăng cường vận động. - Khám sức khỏe định kì. |
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH SÂU RĂNG
TRONG TRƯỜNG HỌC
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp/ chủ hộ | Tổng số người trong lớp/ gia đình | Số người mắc bệnh sâu răng |
1 | Lớp 8A | 36 | 1 |
2 | Lớp 8B | 35 | 1 |
3 | Lớp 9B | 33 | 0 |
4 | Lớp 7A | 34 | 2 |
5 | Lớp 6C | 32 | 3 |
Tổng | 170 | 7 |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh sâu răng
- Tỉ lệ mắc bệnh sâu răng là: 7/170 = 4,1%.
- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh sâu răng: Tỉ lệ học sinh trong trường mắc bệnh sâu răng khá cao, có 7 người mắc trên tổng số 170 người được điều tra. Tỉ lệ sâu răng ở các lớp 6, 7 có xu hướng cao hơn các lớp 8, 9.
3. Đề xuất một số cách phòng tránh bệnh sâu răng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, lấy sạch mảng bám trên răng.
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh, khoa học: hạn chế ăn đồ nóng, lạnh đột ngột; giảm đồ ăn ngọt; tăng cường ăn rau, củ, quả.
- Khám răng định kì 4 – 6 tháng 1 lần.
1. Có một hay nhiều nhóm OH-
2. Các dung dịch base gồm 1 cation kim loại và anion OH-
3. Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH-
4. Quy tắc gọi tên các base: Tên kim loại (kèm hoá trị đối với kim loại có nhiều hoá trị) + hydroxide.
Tên base Ca(OH)2: Calcium hydroxide.
Trả lời:
1. Công thức hoá học của các acid đều có chứa nguyên tử H.
2. Dạng tồn tại của acid trong dung dịch đều chứa cation (ion dương) H+.
3. Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+.
1. Đều có nguyên tử H
2. Dạng tồn tại đều chưa ion H+
3. Acid là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. Khi tan trong nước, acid tạo ra ion H+
- Học sinh chọn 1 bệnh liên quan đến hệ nội tiết thường gặp như bướu cổ, đái tháo đường,… rồi tiến hành điều tra và báo cáo tỉ lệ mắc bệnh tại địa phương.
- Câu trả lời tham khảo:
BÁO CÁO
DỰ ÁN ĐIỀU TRA TỈ LỆ NGƯỜI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TẠI ĐỊA PHƯƠNG
1. Kết quả điều tra
STT | Tên lớp/ chủ hộ | Tổng số người trong lớp/ gia đình | Số người mắc bệnh về hệ bài tiết |
1 | Nguyễn Văn A | 6 | 1 |
2 | Trần Văn B | 5 | 0 |
3 | … | … | … |
4 | … | … | … |
5 | … | … | … |
Tổng | … | … |
2. Xác định tỉ lệ mắc bệnh
- Tỉ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương: Học sinh tính dựa trên số liệu thu được bằng cách sử dụng công thức tỉ lệ người mắc bệnh = số người mắc bệnh/ tổng số người được điều tra.
- Nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương: Học sinh nhận xét về tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở địa phương theo số liệu thu được (tỉ lệ mắc bệnh cao hay thấp, độ tuổi nào có tỉ lệ mắc bệnh cao).
3. Đề xuất một số cách phòng tránh
Một số biện pháp phòng tránh bệnh đái thái đường:
- Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp: hạn chế chất bột đường, chất béo; tăng cường ăn các loại rau quả tốt cho sức khỏe;…
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Kiểm soát cân nặng của cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
- Không hoặc hạn chế tối đa việc sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu bia,…
- Thường xuyên kiểm tra lượng đường máu.
Câu 11. Theo Chỉ thị 15/CT-TTg ngày 27/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ, các biện pháp nào sau đây được áp dụng để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Không tụ tập 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.
b) Yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2 m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.
c) Dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 12. Theo Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 31/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ, người dân phải thực hiện những nội dung nào sau đây?
a) Yêu cầu mọi người dân ở tại nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thực sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu.
b) Thực hiện nghiêm giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp.
c) Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 13. Chế phẩm nào trong số các chế phẩm sau đây có thể được dùng để khử khuẩn bề mặt để phòng tránh dịch bệnh COVID-19?
a) Chất tẩy rửa thông thường như chai xịt tẩy rửa đa năng dùng sẵn.
b) Pha dung dịch tẩy rửa bồn cầu gia dụng (chứa khoảng 5% sodium hypochlorite) theo tỷ lệ 10 ml dung dịch tẩy rửa với 1 lít nước.
c) Dung dịch chứa 0,05% clo hoạt tính sau khi pha hoặc Cồn 70%.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 14. Đối với dịch bệnh COVID-19 thì khoảng cách tiếp xúc nào sau đây được xác định là tiếp xúc gần?
a) Tiếp xúc ngoài vòng bán kính 2m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
b) Tiếp xúc trong vòng bán kính 2m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
c) Tiếp xúc trong vòng bán kính 3 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19;
d) Tiếp xúc trong vòng bán kính 4 m với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh COVID-19.
Câu 15. Người sống trong hộ gia đình phải thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân nào sau đây để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà.
b) Thường xuyên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay.
c) Hạn chế ra khỏi nhà khi không cần thiết; hạn chế tụ tập đông người; không khạc, nhổ, vứt rác, khẩu trang bừa bãi; che miệng và mũi khi ho, hắt hơi.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 16. Để phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Tổ trưởng dân phố/Trưởng thôn có trách nhiệm nào sau đây?
a) Hướng dẫn, nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp dự phòng cá nhân và các biện pháp phòng, chống dịch tại hộ gia đình.
b) Yêu cầu chủ hộ gia đình thực hiện nghiêm việc khai báo tạm trú, tạm vắng khi có khách đến lưu trú.
c) Phối hợp với các cơ quan y tế, chính quyền cơ sở, công an sở tại triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19; kiểm tra, theo dõi, giám sát những người phải cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú, những người có biểu hiện sốt, ho, khó thở trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ biến các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 cho người dân.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 17. Nội dung Thông điệp “5K” của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh COVID-19 là gì?
a) Khẩu trang - Khử khuẩn - Không tụ tập - Khai báo y tế - Khoảng cách.
b) Khẩu trang - Không ra khỏi nhà - Không tụ tập - Khai báo y tế - Khoảng cách.
c) Khẩu trang - Khử khuẩn - Không hút thuốc – Khai báo y tế - Khoảng cách.
d) Khẩu trang - Khử khuẩn – Không tụ tập – Không đến nơi đông người - Khoảng cách.
Câu 18. Hãy chọn phương án rửa tay đúng cách theo hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19?
a) Rửa tay nhiều lần trong ngày.
b) Rửa tay trước khi đeo khẩu trang và sau khi tháo khẩu trang.
c) Trước các bữa ăn; trước và sau khi chế biến thực phẩm.
d) Tất cả các phương án đều đúng.
Câu 19. Trong Thông điệp 5K của Bộ Y tế về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19, bạn sử dụng khẩu trang y tế khi nào?
a) Khi đi ra khỏi nhà.
b) Khi đi làm tại công sở.
c) Khi đi đến các cơ sở y tế; khu cách ly.
d) Khi đến siêu thị.
Câu 20. Ứng dụng BLUEZONE có thể cài đặt trên điện thoại thông minh để thực hiện nội dung nào sau đây?
a) Sử dụng truy vết trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
b) Khai báo y tế.
c) Phản ánh thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19.
d) Tất cả các phương án trên đều đúng.