K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 11 2021

Tham khảo:

a. Bóng (bóng ngả trăng nghênh): hình ảnh, "gương'" phản chiếu của sự vật (bóng ánh trăng).

b. Bóng (bóng lăn):  vật thể có dạng tròn, hình cầu được dùng trong thể thao, với mục đích hoạt động để con người tung hứng, đá,...

c. Bóng (đánh véc-ni thật bóng): sự bóng bẩy, hào nhoáng, trau chuốt, sáng bóng.

4 tháng 2 2023

 Giải thích các từ “bóng” trong ba câu được cho:

 

a. Bóng (bóng ngả trăng nghênh): hình ảnh, “gương'” phản chiếu của sự vật (bóng ánh trăng).b. Bóng (bóng lăn):  vật thể có dạng tròn, hình cầu được dùng trong thể thao, với mục đích hoạt động để con người tung hứng, đá,…c. Bóng (đánh véc-ni thật bóng): sự bóng bẩy, hào nhoáng, trau chuốt, sáng bóng.
19 tháng 12 2023

- Giải thích nghĩa của từ “bóng” trong các câu: 

a. 

- “Lờ đờ bóng ngả trăng chênh”: bóng là hình ảnh của vật do phản chiếu mà có. 

b. 

- “Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc”: bóng là quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao. 

c. 

- “Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng”: bóng là nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mựt gương. 

→ Như vậy từ “bóng” trong cả 3 câu đều có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau. Vì vậy “bóng” là từ đồng âm. 

13 tháng 11 2018

- Giải thích:

a, Đồ thường làm bằng gỗ,có mặt phẳng và chân đỡ,dùng để bày đồ đạc hay để làm việc,nơi ăn uống v.v

b, Lần tính được,thua trong trận đấu bóng

c, Trao đổi ý kiến về việc gì hoặc vấn đề gì

- Đều là từ nhiều nghĩa vì có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển.

10 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Mỗi khi nhắc đến thành phố Huế nên thơ này, bên cạnh các đền đài, lăng tẩm cổ kính, người ta nghĩ ngay đến điệu hò mái nhì với âm điệu trầm mặc, trữ tình, sâu lắng, có lẽ do điệu hò này diễn tả được chân xác nhất chiều sâu tâm hồn của người dân xứ Huế giữa khung cảnh thơ mộng của miền núi Ngự sông Hương. Hàng loạt các địa danh được liệt kê ra cho thấy sự giàu có của mảnh đất cố đô. Đó là chợ Đông Ba nằm về phía Bắc sông Hương, từ chợ Đông Ba xuôi về Đập Đá và dạy qua miền quê Vĩ Dạ đầy mộng mơ đã gợi ra trước mắt chúng ta bao cảnh vật nên thơ, hữu tình. Những địa danh gợi nên sự hồn hậu của con người xứ Huế với dòng sông Hương đầy thơ mộng gợi nên những đặc sắc riêng biệt của dải đất miền Trung nhiều nắng gió mà chan chứa nghĩa tình. Bài ca dao vừa thể hiện sự nên thơ của cảnh vật vừa cho thấy tình cảm. Điệu hò có nhịp điệu tự do, chậm rãi, giai điệu nhẹ nhàng, êm ái cứ miên man, dàn trải, tỏa ra xa mãi, xa mãi trên mặt sông phẳng lặng. Những tiếng đệm hò, ơ... kéo dài tưởng như bất tận, cứ mãi níu kéo lòng người trong nỗi niềm tâm sự day dứt khôn nguôi...
Câu 1 Từ phức gồm bao nhiêu tiếng?A. Một.       C. Nhiều tiếngB. Hai.       D. Hai tiếng trở lênCâu 2 Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần?A. Một bông hoa.B. Cô gái ấy.C. Tất cả những bông hoa trong khu vườn ấy.D. Đoàn xe của .Câu 3 Sách Ngữ văn 6 tập I giải thích: Sơn Tinh: thần núi; Thủy Tinh: thần nước. Là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào?A. Dùng từ...
Đọc tiếp

Câu 1 Từ phức gồm bao nhiêu tiếng?

A. Một.       C. Nhiều tiếng

B. Hai.       D. Hai tiếng trở lên

Câu 2 Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần?

A. Một bông hoa.

B. Cô gái ấy.

C. Tất cả những bông hoa trong khu vườn ấy.

D. Đoàn xe của .

Câu 3 Sách Ngữ văn 6 tập I giải thích: Sơn Tinh: thần núi; Thủy Tinh: thần nước. Là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào?

A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.

B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.

C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

D. Không theo ba cách trên.

Câu 4 Có bao nhiêu cụm động từ trong đoạn văn sau:

“Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.”

A. Ba.        B. Bốn.        C. Năm.        D. Sáu.

3
25 tháng 3 2020

1 : D

2 : C

3 : C

4 : A

                                                                                                         HC TỐT NHÉ . NHỚ  K  CHO MK NHA

25 tháng 3 2020

Câu 1: Từ phức gồm bao nhiêu tiếng?

A. Một.       C. Nhiều tiếng

B. Hai.       D. Hai tiếng trở lên

Câu 2: Trong các cụm danh từ sau, cụm nào có đủ cấu trúc ba phần?

A. Một bông hoa.

B. Cô gái ấy.

C. Tất cả những bông hoa trong khu vườn ấy.

D. Đoàn xe của .

Câu 3: Sách Ngữ văn 6 tập I giải thích: Sơn Tinh: thần núi; Thủy Tinh: thần nước. Là đã giải thích nghĩa của từ theo cách nào?

A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.

B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích.

C. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

D. Không theo ba cách trên.

Câu 4: Có bao nhiêu cụm động từ trong đoạn văn sau:

“Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi.”

A. Ba.        B. Bốn.        C. Năm.        D. Sáu.

Câu 1: Trong truyện Bánh chưng bánh giầy, vì sao vua lại chọn lễ vật của Lang Liêu để tế Trời, Đất và Tiên Vương?Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:       (…) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh....
Đọc tiếp

Câu 1: Trong truyện Bánh chưng bánh giầy, vì sao vua lại chọn lễ vật của Lang Liêu để tế Trời, Đất và Tiên Vương?

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

       (…) Thủy Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo đòi cướp Mị nương. Thần hô mưa, gọi gió làm thành dông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.

 a. Đoạn văn trên đây được trích từ một văn bản trong sách Ngữ văn lớp 6 (tập một), nhưng một học sinh viết sai một số danh từ riêng, em hãy chỉ ra lỗi viết sai và viết lại  cho đúng.

 b. Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.

Câu 3: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

      Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân…

                                                              ( Sơn Tinh, Thủy Tinh – Ngữ văn 6 tập I)

a. Tìm những động từ chỉ hành động của Sơn Tinh trong đoạn văn.

b. Những động từ ấy giúp em cảm nhận được vẻ đẹp nào của thần núi?

c. Viết câu văn có sử dụng một tính từ miêu tả sức mạnh của Sơn Tinh.

Câu 4: Tìm lượng từ trong câu sau và cho cho biết nghĩa của các lượng từ đó có gì khác nhau:

a. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng ngọn núi....( Sơn Tinh, Thủy Tinh)

b. Một hôm, bị giặc đuổi. Lê Lợi và các tướng lĩnh rút lui mỗi người một ngả. ( Sự tích Hồ Gươm).

Câu 5: Viết đoạn văn ngắn (8- 10 câu) chủ đề tự chọn trong đó có sử dụng ít nhất một danh từ, động từ, tính từ. Gạch chân dưới danh từ, động từ, tính từ đã sử dụng.

Câu 6:  Lập dàn ý cho đề văn: Kể một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân

1
14 tháng 3 2020

1. Vì hai thứ bánh của Lang Liêu có nhiều ý nghĩa: Bánh hình tròn là tượng Trời. Bánh hình vuông là tượng Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong ngụ ý đùm bọc nhau.

2. 

a. Lỗi viết sai: Mị Nương, Phong Châu, 

b. Các từ láy: đùng đùng, cuồn cuộn, lềnh bềnh.

3. 

a. Động từ chỉ hành động của Sơn Tinh: bốc, dời, dựng, ngăn chặn, đánh nhau.

b. Vẻ đẹp dũng mạnh, không nao núng trước khó khăn.

c. Sơn Tinh kiên cường đánh bại từng đòn của Thủy Tinh.

4. 

a. từng, từng -> miêu tả chi tiết quá trình đấu tranh.

b. các -> số lượng tướng lĩnh nhiều

Câu 1: “ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau....
Đọc tiếp

Câu 1:

“ ... Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Tre là cánh tay của người nông dân: Cánh đồng ta năm đôi ba vụ Tre với người vất vả quanh năm...”

                                                                                                                                                              (Trích Ngữ văn 6, tập 2)

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào, của ai? Xác định thể loại của văn bản có đoạn trích trên. Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.

b. Đặt 1 câu nêu nội dung chính của đoạn trích rồi phân tích các thành phần của câu đó.

c. Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy.

d. Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam ?

Câu 2: a. Chép chính xác 2 khổ thơ đầu bài thơ “Lượm” của Tố Hữu.

b. Em hãy đặt một câu trần thuật đơn giới thiệu về hình ảnh Lượm và phân tích cấu tạo của câu.

Câu 3 : Cho câu văn sau: ‘‘Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín.”

a. Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu, chỉ rõ.

b. Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy.

Câu 4: Viết đoạn văn 8-10 câu miêu tả một vật nuôi mà em yêu quý, trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn có là ( gạch chân và chỉ rõ)

1
4 tháng 8 2020

Câu 1:

a) - Đoạn văn trên được trích trong văn bản "Cây tre Việt Nam" của tác giả Thép Mới.

    - Văn bản thuộc thể loại kí.

    - Hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm: Bài "Cây tre Việt Nam" là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của dân tộc ta.

b) Tre / mang lại cho con người vô vàn lợi ích.
    CN                           VN

c) Trong đoạn trích trên, tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa trong câu "Tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp". Việc sử dụng biện pháp tu từ này nhằm nhấn mạnh sự gắn bó lâu đời của tre - người bạn thân của nông dân Việt Nam với đời sống của nhân. Ngoài ra, Thép Mới còn sử dụng biện pháp nghệ thuật này trong câu văn "Tre là cánh tay của người nông dân". Tác giả ví "tre" là "cánh tay của người nông dân". Cách so sánh bằng được dùng giúp cho bạn đọc hiểu được vai tro quan trọng, to lớn của tre với nông dân Việt Nam.

d) Để góp phần giữ gìn, bảo vệ nền văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam, em cần:

    + Không vứt rác bừa bãi

    + Tuyên truyền với mọi người không chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, trái phép

    ...

Câu 2:

a) Ngày Huế đổ máu
    Chú Hà Nội về
    Tình cờ chú, cháu
    Gặp nhau Hàng Bè

    Chú bé loắt choắt
    Cái sắc xinh xinh
    Cái chân thoăn thoắt
    Cái đầu nghênh nghênh

b) Lượm / là một chú bé liên lạc dũng cảm và gan dạ.
      CN                                   VN

Câu 3:

a) Biện pháp nghệ thuật nhân hóa: nhân hóa sự vật "tre" với động từ "giữ"

b) Việc sử dụng biện pháp nhân hóa nhằm nhấn mạnh vai trò hữu ích của tre đối với những người nông dân Việt Nam. Tre như một người lính dũng cảm đứng hiên ngang ở đầu làng bảo vệ làng xóm, chăm đồng lúa chín, canh giữ nước nhà. Biện pháp tu từ độc đáo này đã giúp cho hình ảnh cây tre hiện lên trong tâm trí người đọc một cách sâu sắc và đẹp nhất. Tre chính là biểu tượng tuyệt đẹp của đất nước Việt Nam ta từ xưa cho tới tận ngày nay.

Câu 4: (bạn có thể viết thêm nhé)

Mun / là tên của chú chó nhà em. Nó / đã gắn bó với gia đình trong suốt gần 2 năm qua. Nó / khoác trên mình bộ lông màu vàng tuyệt
 CN                  VN                         CN                                     VN                                        CN                              VN
đẹp. Bộ lông ấy mềm, mượt, khiến em cứ mê mẩn vuốt ve chú cún mãi! Cái đuôi của Mun cứ suốt ngày ve vẩy một cách nhẹ nhàng. Mỗi khi em đi học về, chó Mun lại chạy ra ríu rít lấy chân em. Cái đuôi lúc đó lại ngoe nguẩy liên tục. Nghĩ lại mà thấy đáng yêu làm sao... 

31 tháng 10 2018

Trả lời :

- Bàn trong trường hợp 1 chính là danh từ bàn ở trong trường hợp này cấu tạo của nó hàm chứa một mặt phẳng nằm ngang (gọi là mặt bàn) có tác dụng dùng để nâng đỡ cho những vật dụng hay vật thể mà người dùng muốn đặt lên mặt bàn đó.

- Bàn trong trường hợp 2 chính là động từ . Trường hợp này bàn có nghĩa là trao đổi ý kiến với nhau trong buổi vệ sinh lớp học .

Từ "Bàn" trong "Cái bàn" là danh từ chỉ đồ dùng thường bằng gỗ, mặt phẳng, có chân đứng, dùng để bày đồ đạc hay để làm việc, làm nơi ăn uống, v.v.

Từ "Bàn" trong "Đang bàn" là động từ chỉ việc trao đổi ý kiến về việc gì hoặc vấn đề gì đó.

Bài 1: Cho những kết hợp sau : Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, sen sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười.Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy, kết hợp hai từ đơn Bài 2: Cho từ ' giáo' :A. Tìm các tiếng có thể kết hợp với từ trên (...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho những kết hợp sau : 

Vui mừng, nụ hoa, đi đứng, cong queo, vui lòng, sen sẻ, giúp việc, chợ búa, ồn ào, uống nước, xe đạp, thằn lằn, tia lửa, nước uống, học hành, ăn ở, tươi cười.

Hãy xếp các kết hợp trên vào từng nhóm: Từ ghép có nghĩa tổng hợp, từ ghép có nghĩa phân loại, từ láy, kết hợp hai từ đơn

 Bài 2: Cho từ ' giáo' :

A. Tìm các tiếng có thể kết hợp với từ trên ( có nghĩa )

B. Giải nghĩa các từ vừa tìm được.

Bài 3: Giải nghĩa và xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong các trường hợp sau: 

A. Trùng trục như con chó thui

Chín mắt chín mũi chín đuôi chín đầu

B. Mũi thuyền ta đó mũi tấn công

C. Quân ta chia làm ba mũi tấn công

D. Tôi đã tiêm phòng ba mũi 

Bài 4 .Chữa lồi dùng từ trong các trường hợp sau:

A. Tính nó rất ngang tàng

B. Nó đi phất phơ ngoài phố

2
19 tháng 8 2020

Bài 1:

Từ ghép tổng hợp là: Đi đứng, ăn ở, học hành

Từ ghép phân loại là: Vui mừng , cong queo , vui lòng , san sẻ , vụ việc , ồn ào , uống nước , xe đạp , thằn lằn , chia sẻ , nước uống

Từ láy là: San sẻ, ồn ào, thằn lằn

Từ kết hợp hai từ đơn là: Đi đứng, ăn ở, vui mừng, vui lòng, uống nước, nước uống

19 tháng 8 2020

Bài 2: 

A. Giáo mác, giáo viên, giáo xứ,...

B. -Giáo mác là Binh khí thời xưa nói chung.

    -Giáo viên là người giảng dạy, giáo dục cho học viên, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học

    -Giáo xứ là một cộng đoàn và đơn vị địa giới trong một giáo phận.