Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ cá thể này sang cá thể khác.
+ Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo các con đường:
- Lây qua đường tiêu hóa: qua thức ăn, nước uống,…
- Lây qua đường hô hấp: vi sinh vật gây bệnh lơ lửng trong không khí, đi vào cơ thể qua hô hấp.
- Lây qua đường sinh dục: quan hệ tình dục không an toàn.
- Qua các vết xước ở da, niêm mạc: vi sinh vật gây bệnh thông qua các vết xước để vào cơ thể.
Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không gây bệnh, nhưng khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì chúng trở thành gây bệnh, bệnh do vi sinh vật gây ra gọi là bệnh cơ hội. Vi
sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.
– Một số vi sinh vật ở điều kiện bình thường thì không gây bệnh nhưng khi cơ thể bị suy yếu hoặc hệ thống miễn dịch bị suy giảm thì chúng lại trở thành tác nhân gây bệnh. Những vi sinh vật đó được gọi là vi sinh vật cơ hội, bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh cơ hội.
– Hiện nay nhiễm HIV/AIDS được coi là bệnh đại dịch toàn cầu, AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, người bị nhiễm HIV không phải bị chết vì virut HIV mà do các bệnh cơ hội khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy giảm.
Câu 1: Bệnh truyền nhiễm là
A. Là bệnh do cá thể này tạo nên cho cá thể khác
B. Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác
C. Là bệnh do vi sinh vật gây nên
D. Cả A, B và C
Câu 2: Điều nào sau đây là đúng khi nói tác nhân gây bệnh truyền nhiễm?
A. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, virut
B. Gồm vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh, virut
C. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật, virut
D. Gồm vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh, côn trùng chứa virut
Câu 3: Bệnh HIV/AIDS truyền từ mẹ sang con theo con đường
A. Truyền dọc, do động vật trung gian mang virut HIV từ mẹ truyền sang con
B. Truyền dọc, HIV từ mẹ truyền sang thai qua nhau thai
C. Truyền dọc, HIV từ mẹ truyền sang con qua sữa mẹ hoặc do tác động gì đó khi mẹ sinh con
D. Cả A, B và C
Câu 4: Điều nào sau đây là đúng khi nói về các bệnh truyền nhiễm ở người?
A. Cúm, viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng, cảm lạnh, bệnh SARS là những bệnh truyền nhiễm đường hô hấp
B. Viêm gan, gan nhiễm mỡ, quai bị, tiêu chảy, viêm dạ dày – ruột là những bệnh truyền nhiễm đường tiêu hóa
C. Bệnh hecpet, bệnh HIV/AIDS, mụn cơm sinh dục, ung thư cổ tử cung, viêm gan B, viêm gan A là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường tình dục
D. Viêm não, viêm màng não, bại liệt là những bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường thần kinh.
Câu 5: Miễn dịch là
A. Khả năng không truyền bệnh cho các cá thể khác
B. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh
C. Khả năng khỏi bệnh sau khi bị nhiễm bệnh
D. Cả A, B và C
Câu 6: Miễn dịch không đặc hiệu có đặc điểm nào sau đây?
A. Có tính bẩm sinh
B. Là miễn dịch học được
C. Có tính tập nhiễm
D. Là miễn dịch tập nhiễm nhưng không bền vững, sinh vật chỉ có khả năng kháng bệnh một thời gian ngắn sau khi bị bệnh
Câu 7: Miễn dịch đặc hiệu
A. Có tính bẩm sinh
B. Có tính bẩm sinh hoặc tập nhiễm tùy từng loại
C. Có tính tập nhiễm
D. Không đòi hỏi có sự tiếp xúc trước với kháng nguyên
Câu 8: Điều nào sau đây là đặc điểm riêng của miễn dịch thể dịch?
A. Đều là miễn dịch không đặc hiệu
B. Có sự hình thành kháng nguyên
C. Tế bào T độc tiết ra protein độc có tác dụng làm tan tế bào bị nhiễm virut
D. Có sự hình thành kháng thể
Câu 9: Có hiện tượng, trong môi trường sống của một người có nhiều vi sinh vật gây một loại bệnh nhưng người đó vẫn sống khỏe mạnh. Giải thích nào sau đây là đúng với hiện tượng này?
A. Con đường xâm nhập thích hợp của loại vi sinh vật đó đã bị ngăn chặn
B. Số lượng vi sinh vật gây bệnh vào cơ thể của người đó không đủ lớn
C. Người đó có khả năng miễn dịch đối với loại bệnh do vi sinh vật đó gây ra
D. Cả A, B và C
Câu 10: Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây?
A. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường thần kinh
B. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục
C. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua da
D. Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, con đường thần kinh qua da
Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ tri, bọ rày...) một số lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết xây xát do dụng cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra.
Câu 2. Virut thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ tri, bọ rày...) một số lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết xây xát do dụng cụ bị nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virut chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra
- Kháng nguyên: là chất lạ khi vào cơ thể có khả năng kích thích cơ thể tổng hợp chất đáp ứng miễn dịch (tức là hình thành kháng thể). Kháng nguyên có thể là chất lạ như protein lạ, chất độc thực vật, chất độc động vật (nọc rắn, nọc ong), các loại enzim, các chất có trọng lượng phân tử lớn hơn 10000 Dal, các cơ quan tử của tế bào.
- Kháng thể: Là các globulin trong máu người và động vật có khả năng liên kết đặc hiệu với kháng nguyên đã kích thích sinh ra nó. Mỗi loại tế bào limpho chỉ sản xuất ra một loại kháng thể.
- Vì cơ thể có hệ miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu. Chỉ khi nào hệ thống miễn dịch này bị suy giảm lúc đó cơ thể mới mắc bệnh
- Kháng nguyên là một yếu tố lạ mà khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây nên sự phản ứng để chống lại - những phản ứng đó được gọi là "sự đáp ứng miễn dịch" để tự bảo vệ. Ví dụ như Vi khuẩn gây bệnh, Virus gây bệnh, Độc tố của Vi khuẩn hoặc Vi nấm ...là những kháng nguyên đồng thời là mầm bệnh
- Kháng thể là một yếu tố dịch thể được hình thành trong máu người sau khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, có tác dụng chống lại kháng nguyên, làm mất khả năng gây bệnh của chúng - do vậy cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả năng miễn dịch chóng lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao . Tiêm Vac xin chính là biện pháp chủ động đưa Kháng nguyên (đã xử lý để không còn khả năng gây bệnh nhưng vẫn còn khả năng kích thích miễn dịch) vào cơ thể để giúp cơ thể tạo ra kháng thể phòng vệ , ngăn chặn sự gây nhiễm của VI khuẩn và Virus
Xung quanh và trên cơ thể chúng ta có rất nhiều vi sinh vật gây bệnh mà chúng ta không bị mắc bệnh:
- Do cơ thể có cơ chế bảo vệ cơ thể đa lớp, giúp cơ thể ngăn ngừa được hầu hết các kháng nguyên gây hại thông thường.
- Khi một kháng nguyên vào được trong cơ thể, các bạch cầu và đại thực bào sẽ nuốt trửng chúng.
Kháng nguyên nào thoát được cửa ải thứ nhất này sẽ bị các tế bào tiết kháng thể chữ Y vô hiệu hóa các kháng nguyên.
- Kháng nguyên nào lại tiếp tục thoát ra, gây đầu độc một tế bào nào đó, lúc đó tế bào lympho T sẽ truyền protein đặc hiệu, gây tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh.
Do hệ thống phòng thủ lợi hại thế, nên hầu như không có giặc kháng nguyên nào xâm nhập và gây hại được cho cơ thể.
Khi một tế bào thực vật bị nhiễm bệnh, bệnh sẽ di chuyển đến các tế bào lân cận qua cấu sinh chất và lan truyền đến tất cả các tế bào của thực vật.
- Ở điều kiện bình thường, một số vi sinh vật thường không thể gây bệnh.
- Khi cơ thể yếu, khả năng miễn dịch bị suy giảm thì các vi sinh vật này sẽ gây bệnh. Bệnh này gọi là bệnh cơ hội. Vi sinh vật gây bệnh gọi là vi sinh vật cơ hội.
Bệnh truyền nhiễm
- Khái niệm: Là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
vi sinh vật có thể lan truyền qua các con đường :
a. Truyền ngang:
- Qua đường hô hấp: sol khí bắn ra hoặc do hắt hơi.
- Qua đường tiêu hóa: vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
- Qua tiếp xúc trực tiếp: qua vết thương, quan hệ tình dục, qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt…
- Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
b. Truyền dọc:
- Là phương thức truyền từ mẹ sang con qua nhau thai, khi sinh nở hay qua sữa mẹ.
- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây từ người này sang người khác. Tác nhân gây bệnh rất đa dạng có thể là vi khuẩn, nấm, động vật nguyên sinh hoặc virut...
- Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có thể lan truyền theo các con đường khác nhau, có thể lan truyền theo 2 con đường:
+ Truyền ngang:
• Qua sol khí (các giọt keo nhỏ nhiễm vi sinh vật bay trong không khí bắn ra khi ho hoặc hắt hơi.
• Qua đường phân - miệng: Vi sinh vật từ phân vào cơ thể qua thức ăn, nước uống bị nhiễm.
• Qua tiếp xúc trực tiếp: Qua vết thương, qua quan hệ tình dục, hôn nhau hay qua đồ dùng hằng ngày...
• Qua động vật cắn hoặc côn trùng đốt.
+ Truyền dọc.
Truyền từ mẹ sang thai nhi qua nhau thai, nhiễm khi sinh nở hoặc qua sữa mẹ.