Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+ Người ta có thể dùng đường với hai mục địch khác nhau (nuôi cấy vi sinh vật và ngâm quả ) là vì: các chất cacbon hữu cơ như đường có thể là nguồn dinh dưỡng năng lượng cho vi khuẩn, nhưng nếu nồng độ quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở sinh vật, làm chúng không thể phát triển.
+ Hợp chất có vai trò tương tự: muối NaCl.
Có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (Ví dụ E.coli triptôphan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptôphan hay không vì:
Vi khuẩn khuyết dưỡng tryptôphan là vi khuẩn không tổng hợp được tryptôphan. Nếu thực phẩm có tryptôphan thì vi khuẩn sinh trưởng bình thường, nếu không có tryptôphan vi khuẩn sẽ không thể sinh sống.
- Sự khác nhau giữa nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục
- Giải thích có sự khác biệt đó: do bản chất của 2 kiểu nuôi cấy
+ Nuôi cấy không liên tục – môi trường không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất, sự sinh trưởng của vi khuẩn bao gồm 4 pha cơ bản: pha tiềm phát, pha lũy thừa, pha cân bằng và pha suy vong.
+ Nuôi cấy liên tục: trong môi trường nuôi cấy liên tục thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và loại bỏ các sản phẩm trao đổi chất, vi sinh vật không cần pha tiềm phát do đã có sẵn enzyme để thích ứng với nguồn chất dinh dưỡng được bổ sung thêm, và không có sự suy vong.
Khi muối chua, thực phẩm không bị các vi sinh vật khác phân hủy và có thể bảo quản được lâu hơn vì:
- Khi muối chua, thời gian đầu nhờ tỉ lệ muối 5 – 6 % trong dung dịch muối chua giúp ức chế các vi sinh vật gây hư hỏng thực phẩm nhưng vẫn đảm bảo cho các vi khuẩn lên men lactic hoạt động tốt.
- Thời gian sau, khi các vi khuẩn lên men lactic hoạt động mạnh, sinh ra nhiều acid lactic, tạo môi trường có độ pH thấp nên ức chế được các vi sinh vật gây hư hỏng khác.
- Hai chủng vi khuẩn lactic 1 và 2 là hai vi khuẩn khuyết dưỡng bố trợ cho nhau đối với 2 nhân tố sinh trưởng là axit folic và phênylalamin nên khi cùng nuôi 2 chủng vi sinh vật này trên môi trường không có hai nhân tố sinh trưởng này thì chúng không thể phát triển được.
- Tuy nhiên nếu nuôi lâu 2 chủng vi khuẩn này trên môi trường đầy đủ dinh dưỡng thì chúng có thể hình thành cầu tiếp hợp giữa 2 chủng vi khuẩn, tạo ra chủng nguyên dưỡng đối với 2 nhân tố sinh trưởng axit folic và phêninalanine. Khi đem chủng lai này nuôi trên môi trường thiếu axit folic và phêninalanin thì chúng có thể phát triển được.
Khi nuôi cấy không liên tục vi khuẩn cần thời gian để làm quen với môi trường (các hợp chất của môi trường cảm ứng để hình thành các enzim tương ứng), còn trong nuôi cấy liên tục thi môi trường ổn định
vi khuẩn đã có enzim cảm ứng nên không cần thiết phải có pha tiềm phát.
Ví dụ và phân tích:
+ Nhiệt độ: Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, sử dụng nhiệt độ cao đè thanh trùng: đun sôi để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.
+ Độ ẩm: Bảo quản thực phẩm bằng cách phơi khô vì thực phẩm chứa nhiều nước là môi trường thuận lợi cho sự sinh trưởng cùa vi sinh vật.
+ Độ pH: Trong sữa chua, dưa chua có độ pH thấp ức chế sự sinh trưởng của mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh.
+ Ánh sáng: Nhà ở có đủ ánh sáng thì sạch vì ánh sáng diệt khuẩn
+ Áp suất thẩm tháu: Dùng muối ướp vào cá, thịt gây co nguyên sinh ức chế sinh trưởng của vi sinh vật, thịt cá được bảo quan lâu hơn.
- Đường dùng nuôi cấy vi sinh vật vì đường là nguồn dinh dường năng lượng cho chúng. Nhưng, nếu nồng độ đường quá cao sẽ gây co nguyên sinh ở sinh vật. - Hợp chất có vai trò tương tự đường là muối.