Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trả lời:
https://vndoc.com/bieu-cam-ve-nu-cuoi-cua-me/download
bạn vào link và tham khảo
học tốt
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
Chúc bạn học tốt ~
Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc.
Hai câu thơ đầu trong bài thơ tả cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Trăng càng về đêm càng sáng. Ánh trăng lan toả bao phủ khắp mặt đất. Đêm vắng, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Cảm nhận của Bác thật tinh tế, nghe suối chảy mà cảm nhận được mức độ xanh trong của dòng nước. Tiếng suối trong đêm khuya như tiếng hát xa dịu êm vang vọng, khoan nhạt như nhịp điệu của bài hát trữ tình sâu lắng. Đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh, tiếng suối rì rầm êm ả, vắng lặng trong đêm chiến khu. Tiếng suối và tiếng hát là nét vẽ tinh tế gợi tả núi rừng chiến khu thời máu lửa mang sức sống và hơi ấm của con người:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Sáu trăm năm trước trong bài thơ Bài ca Côn Sơn Ức Trai đã có cảm nhận cực kỳ tinh tế về dòng suối Côn Sơn:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bền tai
Tiếng suối nghe sao mà êm đềm thơ mộng đến thế. Nó như những giọt của cây đàn cầm vang vọng bên tay. Đầu thế kỉ XX Nguyễn Khuyến đã từng viết về dòng suối như sau:
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo...
Mỗi một vần thơ, mỗi một khung cảnh, âm thanh của suối chảy được cảm nhận tinh tế khác nhau. Sau tiếng suối nghe như tiếng hát xa kia là trăng chiến khu. Ánh trăng chiến khu sao mà sáng và đẹp thế. Tầng cao là trăng, tầng giữa là cổ thụ, tầng thấp là hoa - hoa rừng. Cả núi rừng Việt Bắc đang tràn ngập dưới ánh trăng. Ánh trăng bao phủ khắp không trung mát dịu, len lỏi xuyên qua kẽ lá, tán cây, ánh trăng như âu yếm, hoà quyện cùng thiên nhiên cây cỏ. Ánh trăng như xoáy và lồng vào những tán lá. Và trên mặt đất những đoá hoa rừng đang ngậm sương đêm cùng với bóng cổ thụ đan xen trên mặt đất. Đêm thanh, trên không trung dường như chỉ có vầng trăng ngự trị. Đêm vắng, trăng thanh mặt đất cỏ cây như ngừng thở để đón đợi ánh trăng mát lạnh dịu hiền mơn man ôm ấp:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng như người mẹ hiền đang tiếp cho muôn vật trần gian dòng sữa ngọt ngào. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn. Chữ lồng gợi cho ta nhớ đến những câu thơ sau trong Chinh phụ ngâm:
Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông,
Nguyệt hoa hoa nguyệt trùng trùng...
Trong câu có tiểu đối trăng lồng cổ thụ / bóng lồng hoa tạo sự cân xứng trong bức tranh về trăng, ngôn ngữ thơ trang trọng, điêu luyện tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp tràn đầy chất thơ. Cảnh khuya trong sáng, lung linh huyền ảo. Đọc vần thơ ta nghe như có nhạc, có hoạ, bức tranh cảnh núi rừng Việt Bắc thơ mộng biết bao. Người xưa từng nói thi trung hữu hoạ, thi trung hữu nhạc quả thật không sai. Đối với Bác trăng đã trở nên tri âm tri kỉ nên làm sao có thể hờ hững trước cảnh đẹp đêm nay. Trong ngục tối bị giam cầm, trước ánh trăng tuyệt đẹp Bác Hồ cũng đã có những vần thơ tuyệt diệu:
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ...
(Ngắm trăng)
Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà:
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Nước nhà đang bị giặc xâm lăng giày xéo, biết bao đồng chí đang bị gông cùm xiềng xích. Cuộc đời còn lầm than cơ cực, bao năm Bác bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ lầm than. Nay nước nhà còn đang chìm trong khói lửa đạn bom lòng Bác sao có thể ngủ yên giấc được. Chưa ngủ không hẳn chỉ vì cảnh đẹp đêm nay mà chưa ngủ vì nỗi nước nhà.
Nỗi nhớ nhà lo cho nước nhà làm cho trái tim Bác luôn thổn thức. Bác thức trong đêm khuya trằn trọc băn khoăn không sao ngủ được. Lòng yêu nước sâu sắc mãnh liệt xiết bao. Đã có biết bao đêm Bác Hồ của chúng ta cũng mất ngủ như vậy:
Một canh, hai canh, lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng thành
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh
(Không ngủ được)
Hình ảnh sao vàng chính là tự do độc lập, niềm thao thức mơ ngày mai ánh hồng soi đất nước hoà bình. Một tâm hồn nghệ sĩ thanh cao lồng trong cốt cách người chiến sĩ cộng sản kiên trung. Cảm hứng thiên nhiên chan hoà với cảm hứng yêu nước tha thiết của Bác.
Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng... như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.
GOOD!
Viết về bạn là một đề tài thường gặp của các thi nhân xưa. Có lẽ sâu sắc hơn cả là tình bạn của Nguyễn Khuyến giành cho Dương Khuê khi ông qua đời. Và đặc biệt hơn trong bài Bạn đến chơi nhà tình cảm ấy lại được biểu lộ thật thân thiết và đáng kính trọng biết bao. Đồng thời Nguyễn Khuyến cùng bày tỏ một quan điểm về mối quan hệ giữa vật chất và tình cảm:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đày, ta với ta.
Bạn hiền khi gặp lại nhau thì ai mà chẳng vui. Ở đây Nguyễn Khuyến cũng vui mừng xiết bao khi lâu ngày gặp lại bạn cũ. Lời chào tự nhiên thân mật bỗng biến thành câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cách xưng hô bác, tôi tự nhiên gần gũi trong niềm vui mừng khi được bạn hiền đến tận nhà thăm. Phải thân thiết lắm mới đến nhà, có lẽ chỉ bằng một câu thơ - lời chào thế hiện được hết niềm vui đón bạn của tác giả như thế nào? Sau lời chào đón bạn, câu thơ chuyển giọng lúng túng hơn khi tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Cách nói hóm hỉnh cho thấy trong tình huống ấy tất yếu phải tiếp bạn theo kiểu “cây nhà lá vườn” của mình. Ta thấy rằng Nguyễn Khuyên đã cường điệu hoá hoàn cảnh khó khăn thiêu thôn của mình đến nỗi chẳng có cái gì để tiếp bạn:
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Ta hiểu vì sao sau lời chào hỏi bạn, tác giả nhắc đến chợ, chợ là thể hiện sự đầy đủ các món ngon để tiếp bạn. Tiếc thay chợ thì xa mà người nhà thì đi vắng cả. Trong không gian nghệ thuật này chúng ta thấy chỉ có tác giả và bạn mình (hai người) và tình huống.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Đến cả miếng trầu cũng không có, thật là nghèo quá, miếng trầu là đầu câu chuyện cá, gà, bầu, mướp... những thứ tiếp bạn đều không có. Nhưng chính cái không có đó tác giả muốn nói lên một cái có thiêng liêng cao quý - tình bạn chân thành thắm thiết. Câu kết là một sự “bùng nổ” về ý và tình. Tiếp bạn chẳng cần có mâm cao cỗ đầy, cao lương mĩ vị, cơm gà cá mỡ, mà chỉ cần có một tấm lòng, một tình bạn chân thành thắm thiết.
Bác đến chơi đây, ta với ta
Lần thứ hai chữ bác lại xuất hiện trong bài thơ thể hiện sự trìu mến kính trọng. Bác đã không quản tuổi già sức yếu, đường xá xa xôi, đến thăm hỏi thì còn gì quý bằng. Tình bạn là trên hết, không một thứ vật chất nào có thể thay thế được tình bạn tri âm tri kỉ. Mọi thứ vật chất đều “không có” nhưng lại “có” tình bằng hữu thâm giao. Chữ ta là đại từ nhân xưng, trong bài thơ này là bác, là tôi, là hai chúng ta, không có gì ngăn cách nữa. Tuy hai người nhưng suy nghĩ, tình cảm, lý tưởng sống của họ hoàn toàn giống nhau. Họ coi thường vật chất, trọng tình cảm, họ thăm nhau đến với nhau là dựa trên tình cảm, niềm gắn bó keo sơn thắm thiết. Tình bạn của họ là thứ quý nhất không có gì sánh được. Ta còn nhớ rằng có lần khóc bạn Nguyễn Khuyến đã viết
Rượu ngon không có bạn hiền
Không mua không phải không tiền không mua
Câu thơ nghĩ, đắn đo muốn viết
Viết đưa ai, ai biết mà đưa?
Giường kia, treo những hững hờ
Đàn kia, gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn
Có thể trong bài thơ: này chính là cuộc trò chuyện thăm hỏi của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê. Tình bạn của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê gắn bó keo sơn. Trong đoạn thơ trên ta thấy rằng khi uống rượu khi làm thơ... Họ đều có nhau. Không chỉ có bài thơ Khóc Dương Khuê.
Một số vần thơ khác của Nguyễn Khuyến cũng thể hiện tình bạn chân thành, đậm đà:
Từ trước bảng vàng nhà sẵn có
Chẳng qua trong bác với ngoài tôi
(Gửi bác Châu Cầu)
Đến thăm bác, bác đang đau ốm ,
Vừa thấy tôi bác nhổm dậy ngay
Bác bệnh tật, tôi yếu gầy
Giao du rồi biết sau này ra sao
(Gửi thăm quan Thượng Thư họ Dương)
Bài thơ này viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, niêm, luật bằng trắc, đối chặt chẽ, hợp cách. Ngôn ngữ thuần nôm nghe thanh thoát nhẹ nhàng tự nhiên. Ta có cảm giác như Nguyễn Khuyến xuất khẩu thành thơ. Bài thơ nôm khó quên này cho thấy một hồn thơ đẹp, một tình bằng hữu thâm giao. Tình bạn của Nguyễn Khuyến thanh bạch, đẹp đẽ đối lập hẳn với nhân tình thế thái “Còn bạc còn tiền còn đệ tử - Hết cơm hết rượu hết ông tôi” mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã kịch liệt lên án. Hai nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm và Nguyễn Khuyến sống cách nhau mấy trăm năm mà có chung một tâm hồn lớn: nhân hậu, thủy chung, thanh bạch. Tấm lòng ấy thật xứng đáng là tấm gương đời để mọi người soi chung.
Gia đình là một phần rất quan trọng của cuộc sống hàng ngày của chúng tôi. Nó giúp chúng ta trong việc cải thiện nhân cách của chúng tôi. Nó cũng giúp chúng ta trong việc định hình cuộc sống của chúng tôi. Nó dạy cho chúng ta giá trị của tình yêu, tình cảm, chăm sóc, trung thực, tự tin và cung cấp cho chúng ta công cụ và gợi ý đó là cần thiết để có được thành công trong cuộc sống. Gia đình là nơi bạn có thể là chính mình. Đó là một nơi mà bạn được chấp nhận cho những gì bạn đang có. Đây là nơi bạn hoàn toàn căng thẳng miễn phí và tất cả mọi người ở đó để giúp bạn. Gia đình khuyến khích bạn khi bạn được bao quanh bởi các vấn đề. Nó giúp bạn sống sót qua thời điểm khó khăn và mang lại niềm vui và hạnh phúc vào cuộc sống.Hôm nay, hầu hết mọi người không nhận ra tầm quan trọng của gia đình. Họ thích dành phần lớn thời gian của họ với bạn bè của họ. Nhưng khi chúng được bao quanh bởi các vấn đề, đó là gia đình của họ đã giúp họ thoát khỏi vấn đề. Vào thời điểm đó, khi ngay cả người bạn tốt nhất của chúng tôi từ chối giúp chúng ta, đó là gia đình của chúng tôi rằng đã đến giúp đỡ chúng tôi. Vì vậy, nó là rất quan trọng đối với mỗi cá nhân để cung cấp cho trọng gia đình của họ trên bất cứ điều gì khác và thích dành thời gian với các thành viên trong gia đình.
1.
Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.
Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió.
Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kì diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè. Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò "rồng rắn" quanh gốc bàng cổ thật vui...
Gốc bàng xù xì, rễ toả ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái. Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai.
Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín. Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát... Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường. Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!
Lá bàng từ màu vàng nhạt, sậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: "Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?". Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: "Cám ơn bạn, mình không sao đâu. Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!"
Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,... Bàng cựa mình rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xoè rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời...
Vì Chúa không thể lúc nào cũng ở bên cạnh ta, nên người đã tạo ra người mẹ. Vì vậy mà mẹ đã đến bên ta, yêu thương và lo lắng cho ta, từ ngày chúng ta còn tấm bé và cho đến sau này. Tôi cũng là người con như bao nhiêu người con khác trên đời, rất yêu thương vị chúa thứ hai, vị chúa không có đôi cánh này, đó chính là mẹ.
Mẹ tôi năm nay đã hơn 40 tuổi, mặc dù ở cái tuổi không quá già nhưng làn da mẹ đã hằn những vết chân chim của thời gian. Có phải những đêm thức trắng bên giường bệnh của ông bà hay nỗi lo cho cả gia đình khiến mẹ già hơn tuổi. Tôi yêu cả nước da rám nắng vì dãi dầu mưa gió và đôi bàn tay chai sần, thô ráp. Ấy vậy mà mẹ lúc nào cũng tươi cười.Nụ cười của mẹ, ngay từ ngày tôi nhận thức được thì nó đã là nụ cười đẹp nhất thế giới, đẹp hơn tất cả các loài hoa. Mẹ tôi rất vui vẻ và hoạt bát, mẹ luôn là người giúp cho tất cả mọi người trong gia đình lấy lại niềm tin, lấy lại năng lượng sau một ngày căng thẳng mệt mỏi. Tôi đã từng nhìn thật sâu vào đôi mắt mẹ, đôi mắt như ẩn chứa cả thế giới cổ tích mơ mộng và nỗi cay đắng cuộc đời mẹ trải qua. Đôi mắt khiến tôi bao lần bận tâm suy nghĩ và cũng khiến tôi hạnh phúc.
Có thể nói rằng ngày bé, nếu như không có mẹ quan tâm tôi đã trở thành một cô gái nhút nhát hay lo sợ và tự tin về bản thân. Vì cha tôi thường rất ít nói, nên người mà tôi thường chia sẻ bao nhiêu tình cảm cảm xúc chính là mẹ. Dù vui hay buồn, khó chịu hay bực tức, tôi đều luôn nói cho mẹ nghe, và mẹ luôn lắng nghe rất chăm chú, luôn khuyên răn tôi mọi chuyện. Tôi lo sợ một ngày không có mẹ bên tôi, tôi sẽ ra sao với những lo lắng, suy tư không người thấu hiểu.
Có những ngày mẹ vắng nhà vì công tác xa, tôi nhớ mẹ da diết, mặc dù tôi đã không còn ngủ với mẹ từ rất lâu rồi, nhưng không thấy bóng dáng của mẹ lòng tôi thấy trống vắng vô cùng, như thiếu đi một cái gì đó to lớn lắm, không thể nào diễn tả được bằng lời. Tối đến cứ ôm gối đi ra đi vào phòng, trông ngóng mẹ về. Chỉ cần thấy bóng mẹ ngoài cổng, lòng đã vui mừng đến muốn khóc, vậy mà chưa bao giờ dám chạy ra ôm lấy mẹ, hỏi mẹ có mệt không, đi có vui không…mà chỉ ôm gối đi vào phòng và vui vẻ yên giấc đến sáng.
Mỗi khi không kìm được cảm xúc của bản thân, đôi khi thấy mình không lễ phép với mẹ, tôi đã cảm thấy vô cùng có lỗi. Đến khi biết mình đã sai, tôi bẽn lẽn đến và ngại ngùng xin lỗi mẹ vì mình đã lỡ vô phép với mẹ, mẹ nghiêm nghị nhìn tôi và răn dạy rằng: “Mẹ tha lỗi cho con, vì mẹ thấy được ở nơi con sự hồi lỗi và ăn ăn, con cũng tự chủ động đến xin lỗi mẹ. Nhưng mẹ muốn con nhờ rằng, chúng ta chỉ có một cuộc đời để sống, thì đừng dùng nó chỉ để xin lỗi người khác vì sai phạm của mình biết không? Lỗi thì phải phạt, chiều nay con phải rửa chén giúp mẹ, biết không?”. Mẹ luôn là vậy, mẹ luôn thưởng phạt phân minh.
Đã một lần trong đời, tôi chưa bao giờ sợ mình mất đi người mẹ thân yêu đến như vậy, chính là một khoảng thời gian mẹ đã ốm rất nặng, đến hai tuần liền mới khỏi. những hoạt động hằng ngày trong gia đình tôi đã bị xáo trộn hết lên, chúng tôi phải vừa tự lo cho bản thân, vừa lo lắng và chăm sóc cho mẹ. Chính vì vậy mà mới hiểu ra mẹ rất quan trọng trong gia đình và mẹ là một nữ siêu nhân. Mẹ vừa có thể chăm sóc chu toàn cho tất cả mọi người trong gia đình và vừa làm tốt công việc của mình ở công ty. Sau khi mẹ khỏi bệnh, tất cả mọi người trong gia đình, không ai bảo ai, đều san sẻ với mẹ tất cả những gì mình có thể làm được, chị em tôi giúp mẹ rửa chén, thái rau, cha tôi giúp mẹ giặt quần áo…mẹ đã cười rất tươi và nói rằng mình bệnh như vậy mà xem ra sướng phải biết.
Tôi rất yêu mẹ, tình yêu ấy không có ai có thể thay đổi được nó, đúng hơn là tình yêu dành cho gia đình tôi mà mẹ đã chiếm một vị trí vô cùng to lớn và quan trọng. Tôi biết rằng mẹ tôi ngày một bị thời gian làm tàn phai tuổi thanh xuân tươi đẹp. Nhưng trong trái tim tôi mẹ luôn là người phụ nữ xinh đẹp nhất, vì vậy ngay từ bây giờ tôi phải sống thật tốt để mẹ luôn luôn vui vẻ và tự hào vì người con như tôi.
“Riêng mặt trời chỉ có một mà thôi
Và mẹ em chỉ có một trên đời”
trong cuộc sống ko ai là ko nhìn thấy nụ cười của mẹ. Mẹ là người cho em cuộc sống và niềm vui.Mở bài
Ôi chao! Nụ cười mới ấm áp làm sao! Ngày qua ngày nụ cười ấy đã lưu vào tâm trí em
Rồi bạn nói về lúc nào mẹ bạn cười và khi nào ko cười và vì sao
Nêu hoàn cảnh và kết bài với từ VD yêu, nhớ, thương
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
“Con ong làm mật yêu hoa
Con cá bơi yêu nước con chim ca yêu trời
Con người muốn sống con ơi
Phải yêu đồng chí yêu người anh em".
Đúng vậy, chắt chiu trong lời ru của mẹ, người mẹ đã khuyên nhủ con rằng trong cuộc sống này không ai có thể sống một mình được, phải có bạn bè anh em thì mới làm nên cuộc sống muôn màu. Vậy đấy, trong cuộc sống của mỗi người nói riêng và mọi người nói chung thì tình bạn có vai trò hết sức quan trọng, bạn là người tri âm tri kỉ nâng đỡ ta giúp đỡ ta dìu dắt ta trong cuộc sống muôn vàn những khó khăn chông gai trắc trở.
Cuộc sống là muôn vàn những khó khăn trắc trở, không ai có thể biết điều gì đang chờ đợi ta trước mắt. Có muôn vàn những nẻo đường trong thế giới này. Có những nẻo đường trải đầy hoa hồng nhung lụa và phía cuối con đường là ánh hào quang rực rỡ. Nhưng có những con đường gập ghềnh đầy chông gai không bằng phẳng như chúng ta từng mong đợi và ai biết cái gì sẽ đợi ta cuối con đường đầy sỏi đá đó.
Cuộc sống là vậy, giống như thiên nhiên có mùa ấm áp, có mùa nắng nôi, có mùa bão giông chớp nổi. Nắng đấy trời xanh cao và đẹp đấy nhưng bỗng chuyển mây giông xám xịt được ngay. Cuộc đời con người cũng vậy giống như một con đường dài hun hút mà không biết cái gì sẽ đợi ta trước mắt, vì vậy trong mọi hành trình cuộc sống ta luôn cần có một người bạn thân bên mình luôn quan tâm và chia sẻ.
Vậy bạn là gì và tình bạn là gì? Bạn là người luôn sát cánh bên ta luôn chia sẻ niềm vui và nỗi buồn hoạn nạn và khó khăn, bạn là bờ vai để ta dựa vào khi yếu lòng, là cánh tay dang rộng khi ta sai lầm và biết sửa chữa, là lời khuyên nhủ khi ta sai trái, là người kề cận chia sẻ niềm vui, là đôi cánh nâng đỡ khi ta cảm thấy cuộc sống này mất hết ý nghĩa, bạn là người thầy lớn là tấm gương ta soi vào và học hỏi và hơn hết bạn là người sau cùng luôn kề cận bên ta khi mọi người đã bỏ ta mà ra đi.
Tình bạn chỉ có được ở những trái tim đồng điệu và thành thật không chút giả dối và vụ lợi. Trong cuộc sống này ta có rất nhiều người bạn khác nhau và ở mỗi người bạn ấy ta lại học được thêm những điều mà không ở trường lớp sách vở nào có thể dạy ta. Tình bạn không có một ranh giới nào cả. Bạn có thể là người bạn cùng theo ta từ thuở còn cắp sách tới trường hay đó cũng có thể là những người bạn mà ta bắt gặp trong cuộc sống và công việc.
Không phân biệt tuổi tác địa vị xã hội, giàu sang hay nghèo khó, giới tính và chủng tộc, sắc tộc hay màu da, tình bạn chỉ nảy sinh ở những tâm hồn đồng điệu yêu thương quý mến và thấu hiểu tính cách của nhau. Bạn một từ tuy đơn giản nhưng chứa đựng trong nó những hàm ý vô cùng sâu sắc. Để tìm được một người tri âm tri kỉ trong cuộc sống như những tình bạn nổi tiếng trong lịch sử: Lý Bạch và Mạnh Hạo Nhiên, Các Mác và Ăng ghen, Nguyễn Khuyến và Dương Khuê thì quả thật không phải đơn giản.
Có người cả đời đi tìm một tình bạn chân chính đúng nghĩa nhưng không bao giờ họ có thể tìm ra. Xã hội rất rộng và lòng người cũng rất sâu nên nếu tìm thấy một người bạn tri kỉ trong cuộc đời thì ta đã đang nắm giữ một viên ngọc quý mà không một điều gì có thể đáp đổi. Có rất nhiều câu danh ngôn, ngạn ngữ nói về tình bạn và thế nào là một người bạn tốt.
Tuân Tử ở Trung Quốc đã có một câu nói rất nổi tiếng về tình bạn rất đáng để mỗi chúng ta suy ngẫm: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve nịnh bợ là kẻ thù của ta”. Bạn cũng có rất nhiều kiểu người họ đến với ta với nhiều mục đích khác nhau vì vậy đúng như các cụ ta đã dạy chúng ta cần có một nhãn quan thật là tinh tường để chọn bạn mà chơi.
Nếu tìm được một người bạn tốt xây dựng được một tình bạn trong sáng thì sẽ thúc đẩy ta tiến lên giống như việc học mà tìm được một người thầy giỏi, người đau mắt mà tìm được thuốc chữa sáng mắt, người đi trong đêm tối mà bỗng có ngọn đuốc trong tay.