Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khảng định: Thừa nhận một cách chắc chắn là có, là đúng
- Lan khẳng định rằng Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.
Khẳng khái: Có khí phách cứng cỏi và kiên cường, không chịu khuất phục
-Cô ấy là một con người khẳng khái.
Lao đao (mình nghĩ là từ lao đao chứ không phải lao đảo): Ở trong cảnh phải ứng phó vất vả với khó khăn từ nhiều phía
-Anh ấy lao đao với tình hình kinh tế gia đình.
Lảo đảo: Ngã nghiêng, muốn ngã do mất thăng bằng
-Cúc lảo đảo bám vào cái cây bên cạnh khi bị một người đàn ông xô trúng.
Dằn mặt: Làm cho sợ ngay từ đầu để ngăn ngừa sự chống đối, chống chọi lại về sau
-Hoa luôn dằn mặt Thanh.
Dằn vặt(mình nghĩ là dằn vặt chứ không phải là rằn vặt): Làm cho phải đau đớn, khổ tâm một cách dai dẳng
-Tên sát nhân dằn vặt cả đời vì việc mà bản thân đã làm.
Khi nhìn thấy chị Cốc, tôi nghĩ ra trò hay liền sang rủ Dế Choắt chơi cùng. Nhưng Dế Choắt là một tên nhát gan nên liền van xin tôi đừng dại dột mà trêu vào chị ta. Tôi nghe vậy mà trong lòng cảm thấy bực tức. Bỏ ngoài tai lời nói của Dế Choắt, tôi cứ trêu chị Cốc. Nghe tiếng trêu, chị ta trợn tròn mắt, giương cánh lên, như sắp đánh nhau. Lúc đó tôi cảm thấy sợ hãi nên vội chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh. Tôi chẳng mảy may nghĩ rằng Dế Choắt tội nghiệp sẽ phải chịu tội thay mình.
Trong câu truyệnThạch Sanh em thích nhất là đoạn cứu công chúa .
Lúc đó Thạch Sanh đi đốn củi về thấy ai đó bị đại bàng cắp đi . Cậu
liền ra tay bắn tên cung vào cánh đại bàng. Lí Thông đến và kể đầu đuôi
câu truyện cho Thạc Sanh nghe . Thạch Sanh đi theo vết máu đén hang
ổ của đại bàng . Lí Thanh bảo Thạch Sanh xuống cứu công chúa .
Thach Sanh đồng ý và xuống . Xuống đến nơi đại bàng xông ra và định giết
Thạch Sanh nhưng đã rất nhanh né được đòn của đại bàng . Thạch Sanh liền
dùng rìu giết đại bàng , đại bàng chết . Đó là chiến công của Thạc Sanh mà em thích .
bn ơi phải có từ đc sử dụng với nghĩa chuyển và giải thích nghĩa của từ cơ
bn lạc đề r
Mỗi người chúng ta đều có mẹ, mẹ như vầng dương chói lòa, soi bước chân con trên mọi nẻo đường đời. Khi nghĩ về mẹ, biết bao nhiều cảm xúc ngập tràn trong tôi, từ thuở thơ bé đến khi lớn khôn.
Qua bao thời gian, giờ đây, mẹ đã ngoài 30 tuổi nhưng hình như vẫn còn rất trẻ. Mẹ không cao lắm. Dáng người đầy đặn. Cái dáng của mẹ là dáng của người phụ nữ đã qua tuổi đôi mươi, trải qua nhiều năm tháng vất vả. Thời gian thật tốt bụng . Nó đã giữ cho tóc mẹ một màu hạt dẻ, trông rất trẻ trung, năng động. Mái tóc được uốn xoăn gọn gàng, phù hợp với gương mặt mẹ. Da mẹ không trắng nhưng rất ưa nhìn. Chẳng hiểu sao, khuôn mặt trái xoan của mẹ luôn tạo nên sự gần gũi, thân thiện. Bởi vậy, trong công việc, hầu như ai cũng yêu quý mẹ. Nét mặt của mẹ rất hài hòa. Ngay từ lần đầu gặp mặt, bố đã bị thu hút bởi đôi mắt long lanh như biết nói của mẹ. Với đôi lông mày rậm, mẹ thật cá tính, mạnh mẽ. Cùng với đó là đôi mắt to, đen láy như chứa bao điều tâm sự luôn nhìn đàn con với vẻ trìu mến, đầy yêu thương. Đôi môi dày, đỏ thắm lúc nào cũng cười tươi để lộ hàm răng trắng muốt, đều tăm tắp. Cũng không thể quên được đôi bàn tay đầy vết chai sạn; đã dạy cho tôi những nét chữ đầu tiên, dìu dắt tôi bước đầu trên đường đời.
Mẹ tôi tần tảo sớm hôm chăm lo cho tôi và gia đình nhỏ, mỗi khi đi làm về dù rất mệt nhưng mẹ vẫn phải nấu cơm. Nhìn mẹ thật khổ nhưng tôi cũng chỉ có thể giúp mẹ những việc có thể làm được, hình ảnh của mẹ mỗi khi làm việc lúc nào cũng in sâu trong tâm trí tôi. Tôi nhớ nhất một hôm, lúc nào đó vào buổi tối, mẹ bảo tôi đi ngủ, tôi chỉ lên gường và giả vờ ngủ. Vì mẹ tôi là kế toán nên lúc nào cũng làm việc với máy tính, đôi tay mẹ điêu luyện nhấn từng phím. Bỗng nhiên mẹ đứng dậy, tôi tưởng mẹ đã xong việc nhưng không phải, mẹ đứng dậy là để đắp lại chăn cho em rồi mẹ lại ngồi vào bàn làm việc. Một lúc sau bỗng thấy mẹ cười, đang thắc mắc thì một ngọn gió lướt qua như muốn trả lời em: “Mẹ cười vì mẹ đang vui đấy” Câu trả lời này lại càng làm em thắc mắc:” Mẹ vui vì việc gì nhỉ” Lần này thì cây bàng rung rung muốn nói “Mẹ vui vì được chăm sóc em đấy, cô bé”.
Nghĩ về mẹ, là nhớ về tình yêu thương ấm áp bao la như biển Thái Bình. Trong đầu tôi vẫn ngân vang câu thơ ngày nào:
“Dù con lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt đời , lòng mẹ vẫn theo con”
-Tham khảo:Bài văn mẫu lớp 6: Kể về người mẹ của em - Tập làm văn 6 (11 mẫu bài)
Năm tháng trôi qua bên khung cửa nhỏ, giờ đay tôi đã trưởng thành còn mẹ tôi đã già đi khá nhiều vì bao lâu nay mẹ tần tảo vì tôi và vì gia đình nhỏ của mình. Hình ảnh người mẹ vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi với bao kỉ niệm đẹp đẽ.
Mẹ tôi cũng như bao người mẹ khác, thương con và sẵn sàng hi sinh, đánh đổi cả cuộc đời mình cho con. Nhưng đối với tôi, mẹ tôi đặc biệt hơn một chút, cũng có thể vì tình yêu thương, quý trọng của tôi dành cho mẹ mà tôi nhận thấy sự khác biệt đó. Mẹ tôi có cuộc sống vất vả, gian truân hơn bất kể người mẹ khác, bố tôi đi làm xa nên chuyện gia đình, công việc, con cái đều một tay mẹ tôi gánh vác, cáng đáng. Mẹ tôi chỉ là một người nông dân nghèo, ngày ngày đầu tắt mặt tối với công việc đồng áng. Nhất là vào những ngày mùa, mẹ tôi bận rộn, lúc nào cũng luôn chân luôn tay, khi đi gặt, lúc phơi thóc, phơi rơm rồi khi thóc đã khô mẹ tôi lại cần mẫn rê từng thúng thóc, sao cho nó sạch bong và không bám bụi đất nữa. Với tôi ,mẹ không chỉ là một người nông dân chăm chỉ cần lao, mẹ còn là một người phụ nữ tuyệt vời. Mẹ chăm lo rất nhiều cho gia đình mà luôn im lặng một mình gánh vác tất cả. Từ khi tôi còn bé, mẹ chăm sóc tôi từng chút một, không bao giờ để tôi phải đói hay ốm đau, cho tôi những thứ tôi đòi hỏi mà không trách mắng một lời. Tôi thấy lúc ấy mình thật ích kỷ khi không nghỉ đến mẹ vất vả như thế nào. Khi lớn dần, tôi luôn nhắc bản thân phấn đấu để không phụ công sinh thành của mẹ. Mẹ là người luôn bên cạnh tôi những lúc khó khăn, động viên tôi những lúc tôi buồn. Mẹ luôn quan tâm đến chị em chúng tôi, vì vậy dù chỉ là một biểu hiện mệt mỏi, một chút chán nản thì mẹ tôi sẽ đều nhận ra ngay. Như khi tôi buồn vì được điểm thấp môn toán, dù đã chạy ra mái hiên để khóc, tôi không muốn mẹ đi làm cực nhọc mà lại phải lo lắng gì cho tôi nữa. Nhưng khi đang chìm vào nỗi buồn của bản thân ấy thì một cánh tay dịu dàng đặt lên vai tôi, bàn tay khác thì ôm tôi vào lòng mà vỗ về.Mẹ hỏi tôi có việc gì xảy ra, lúc ấy tôi cảm thấy tủi thân vô cùng, tôi òa khóc trong lòng của mẹ và nói ra mọi chuyện. Mẹ không những không trách mắng tôi mà an ủi tôi rất nhiều, mẹ nói được điểm thấp thì lần sau cố gắng lên là được, vì khóc cũng không giải quyết được vấn đề gì. Và câu nói làm tôi cảm động nhất của mẹ, đó là: “Mẹ tin con gái của mẹ sẽ làm được”. Mẹ tôi tin tưởng tôi như thế, tại sao tôi chỉ luôn làm mẹ thấy vọng, tôi tự hứa với mình là phải luôn cố gắng, nỗ lực để không phụ niềm tin ấy của mẹ.
Giờ tôi đã lớn khôn, tình yêu dành cho mẹ đã nuôi dưỡng tôi, để tôi thành công như chính hôm nay. Mẹ lúc nào cũng nói với tôi rằng:” Đối với mẹ, niềm hành phúc nhất là khi nhìn thấy con thành công và hạnh phúc”. Câu nói ấy luôn vang trong tâm trí tôi mãi không nguôi.
Từ đầu đến giờ, các bạn đã được nghe nhiều về thành phố lớn, về một thị xã du lịch. Các bạn cũng đã được bạn Hoài kể cho nghe về một vùng quê yên bình, hiếu học và cũng rất đẹp nữa. Bây giờ, các bạn hãy nghe mình kể về một buôn làng thuộc một vùng núi - nơi mình được sinh ra và lớn lên ở đó nhé.
Mình sinh ra và lớn lên tại buôn Chư Lênh thuộc vùng Tây Nguyên. Cũng như bao nhiêu buôn làng khác ở núi rừng Tây Nguyên, buôn Chư Lênh của mình thuộc vùng rừng núi. Quê mình đẹp lắm. Nơi ấy có rừng xanh bạt ngàn. Mỗi mùa thiên nhiên lại có một vẻ đẹp khác nhau. Mùa xuân, trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi nảy lộc. Hội xuân tổ chức rất vui. Người người trong những bộ quần áo nhiều màu sắc cùng đổ về căn nhà sàn của buôn để vui hội. Mùa hè, trời không nắng gắt. Cây cối nhiều đã đem lại bóng mát cho con người. Mùa đông, trời tiết có lạnh hơn, nhưng bếp lửa hồng và ché rượu cần đã sưởi ấm lòng người. Vui nhất, hạnh phúc nhất, trang trọng nhất là ngày buôn mình đón cô giáo đến mở trường học cho buôn mình. Mới sáng sớm, căn nhà sàn người đã chật ních như đi hội. Trưởng buôn đứng ở giữa nhà để đón cô giáo người khách quý sẽ đem cái chữ về cho dân làng. Buổi đón tiếp thật giản dị mà cảm động. Ai cũng háo hức để được gặp cô giáo. Mình rất yêu buôn Chư Lênh của mình. Sau này, lớn lên, mình sẽ làm cô giáo để về buôn dạy cái chữ cho các bạn nhỏ của quê hương.
Một hôm đang nằm nghỉ tại gốc đa, Thạch Sanh thấy một con Đại Bàng rất to quắp một con người bay qua. Chàng liền lấy cung tên vàng bắn trọng thương con ác điểu; rồi lần theo dấu máu tìm đến hang lạ cuối chân trời xa.
Nhà vua vô cùng đau xót trước tai hoạ: công chúa bị chim lạ bắt mất. Vua truyền lệnh: ai cứu được công chúa sẽ được trọng thưởng và cho làm phò mã. Lý Thông lúc bấy giờ đã là một vị quan to. Hắn tổ chức một lễ hội rất lớn tại Kinh đô kéo dài trong 10 ngày đổ tìm người tài giỏi cứu công chúa. Đến ngày thứ 9, Thạch Sanh mới đến dự hội. Lý Thông gặp lại Thạch Sanh, hắn vô cùng mừng rỡ khi hắn nghe Thạch Sanh kể lại chuyện bắn trúng Đại Bàng và biết rõ hang ổ của nó.
Dẫn Lý Thông đến hang ổ Đại Bàng, Thạch Sanh tay cầm búa thần, vai mang cung tên vàng leo vào hang núi. Còn Lý Thông đứng đợi ngoài cửa hang. Thấy người lạ xuất hiện, Đại Bàng với đôi cánh khổng lồ quạt thành dông bão, với mỏ nhọn vuốt sắc như giáo lao tới Thạch Sanh. Tiếng ác điểu rít lên vô cùng rùng rợn. Chàng dũng sĩ vung búa thần chém vào đầu chim lạ. Đại Bàng bay vút qua vút lại, lao vào cắn xé. Hang đá rung chuyển ầm ầm, ào ào. Mắt chim như hai cục lửa to đỏ rực. Thạch Sanh dùng cung vàng bắn gãy cánh Đại Bàng, rồi dùng búa thần chém nát đầu quái vật. Cứu được công chúa, Thạch Sanh dòng dây đưa công chúa ra ngoài cửa hang. Lý Thông vội sai quân lính vần đá to lấp kín cửa hang để hãm hại "đứa em kết nghĩa".
Hang bị lấp, Thạch Sanh đi sâu vào mọi ngóc ngách. Chàng ngạc nhiên khi nhìn thấy một thanh niên tuấn tú đang bị nhốt trong cũi sắt. Thạch Sanh phá tan cũi sắt cứu được Hoàng tử con vua Thúy Tể. Hoàng tử ân cần mời chàng dũng sĩ đến thăm Thủy cung để được đền ơn đáp nghĩa.
Là một nhà thơ xuất sắc, Xuân Quỳnh đã có những tác phẩm vô cùng ấn tượng tiêu biểu phải kể đến là Chuyện cổ tích về loài người. Ngay từ tiêu đề, tác giả đã như muốn gợi dẫn về việc đưa chúng ta theo dòng thời gian đi từ khi được sinh ra ở những vùng đất sơ khai, dần dần trưởng thành cho tới khi cuộc sống phát triển văn minh từng ngày. Ở khổ thơ đầu tiên, khi ấy sự sống mới chỉ bắt đầu, trái đất còn hoang sơ “trụi trần”, chưa có màu xanh, “không dáng cây ngọn cỏ”. Thế nhưng trải qua năm tháng ở những khổ thơ tiếp theo, cuộc sống ngày một thay đổi khi mặt trời chiếu rọi ánh sáng khắp trái đất, đem lại sự sống cho muôn loài. Con người ngày càng trở nên đông đúc, cha mẹ, ông bà yêu thương và nuôi dưỡng trẻ em để chúng lớn lên trong những lời ru ngọt ngào. Gia đình ngày càng hoàn thiện, trí tuệ, sự hiểu viết của loài người, của thế giới “trẻ em” đi lên một bước tiến mới. Nhờ “bố bảo”, “bố dạy” mà trẻ em “biết ngoan”, “biết nghĩ”. Vạn vật xung quanh càng ngày càng trở nên rõ ràng và tươi sáng bởi chính những điều ấy, khi dần dần phát triển tiếng nói, chữ viết, có nền giáo dục. Đi theo đó là những trường lớp đào tạo và dạy dỗ trẻ em, rồi bàn, ghế, cái bảng, cục phấn, chữ viết, thầy giáo,.. Cuộc sống thay đổi diệu kì biết bao, loài người trên trái đất từng bước đạt được nền văn minh hoàn chỉnh. Bên cạnh việc khéo léo kể về sự phát triển của loài người, lòng yêu trẻ của tác giả được thể hiện trong bài thơ “Chuyện cổ tích về loài người” hết sức đằm thắm, nồng hậu. Trẻ em được mẹ sinh ra trong “tình yêu và lời ru”, được “bế bồng chăm sóc”. Trẻ em được “bố bảo cho biết ngoan – bố dạy cho biết nghĩ”. Trẻ em được đến trường học tập, và mọi điều tốt đẹp nhất đều dành cho trẻ em. Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu chúng ta được dẫn dắt tìm hiểu về khởi nguồn của loài người với những hình ảnh vô cùng đát giá. Hóa ra, mọi vật xuất hiện trên trái đất đều là để làm cho cuộc sống của trẻ em, của con người trở nên tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó là lời khéo léo nhắn nhủ: hãy chăm sóc, thương yêu, dạy dỗ trẻ em và dành cho thế giới tuổi thơ mọi điều tốt đẹp nhất
Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu sinh năm 1933 tại xã Phước Thọ, Huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chị được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Chị Võ Thị Sáu tên thật Nguyễn Thị Sáu có cha tên Võ Văn Hợi và mẹ tên là Nguyễn Thị Đậu, người ở xã Phước Thọ, quận Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa nay thuộc xã Phước Long Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Giống như các anh mình, chị đã tham gia vào các hoạt động bí mật ở địa phương.
Mới 14 tuổi, chị đã đi theo anh trai tham gia hoạt động cách mạng trốn lên ở trên chiến khu. Năm 1949, chị tham gia đội Công an xung phong Đất Đỏ làm liên lạc, tiếp tế. Năm 1950 tại Trận chiến Đất Đỏ, chị bị chính quyền Pháp bắt sau khi đã ném lựu đạn tại chợ Đất Đỏ, giết chết cai tổng Tòng và gây thương tích cho 20 thường dân. Tại phiên tòa đại hình, tuy mới 16 tuổi, nhưng chị Võ Thị Sáu đã hiên ngang khẳng định: "Yêu nước chống bọn thực dân xâm lược không phải là tội". Và khi quan tòa rung chuông ngắt lời chị, tuyên án: "Tử hình, tịch thu toàn bộ tài sản", chị đã thét lớn: "Tao còn mấy thùng rác ở khám Chí Hòa, tụi bây vô mà tịch thu!. Tiếp đó là tiếng hô: "Đả đảo thực dân Pháp! Kháng chiến nhất định thắng lợi!".
Tội nghiệp người con gái bé nhỏ
Tòa án binh Pháp kết án tử hình chị vào tháng 4 năm 1951. Sau gần ba năm tra tấn, giam cầm, quân Pháp đưa chị ra giam ở Côn Đảo. Dù các luật sư biện hộ cho chị đã phản đối án tuyên này với lý do chị chưa đủ 18 tuổi. Trước khi bị đưa ra hành án, chị bị đày qua các nhà tù Chí Hòa, Bà Rịa và Côn Đảo. Vì quân Pháp không dám công khai thi hành bản án đối với chị, họ đã lén lút đem chị đi thủ tiêu. Một giai thoại kể khi nhóm đao phủ bảo chị quỳ xuống, chị đã quát lại: "Tao chỉ biết đứng, không biết quỳ!".
Tạm biệt người đồng đội
Vào 7 giờ sáng ngày 23 tháng 1 năm 1952, Chị bị xử bắn tại Côn Đảo. Biết sắp bị hành hình, suốt đêm 22, chị hát những bài ca cách mạng: Lên đàng, Tiến quân ca, Cùng nhau đi hùng binh... Khi lắng nghe thấy bước chân đao phủ giải chị Sáu đến nơi hành hình, tất cả anh em đồng chí trong ngục cùng đứng dậy hát vang bài Chiến sĩ ca - bài hát dành để bày tỏ lòng cảm phục, tiếc thương và tiễn đưa những người đồng đội ra pháp trường.
Hiên ngang trước họng súng
Trước khi bị bắn, viên cố đạo làm lễ rửa tội,hắn nói:"Hãy để cha rửa tội cho con.". Chị gạt phắt lời viên cha cố: "Tôi không có tội. Chỉ có kẻ sắp hành hình tôi đây mới là có tội.". Cố đạo kiên nhẫn thuyết phục: "Trước khi chết, con có điều gì ân hận không?". Chị nhìn thẳng vào mặt ông ta và mặt tên chánh án, trả lời: "Tôi chỉ ân hận là chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước". Ra đến pháp trường, chị nói: "Không cần bịt mắt tôi. Hãy để cho đôi mắt tôi được nhìn đất nước thân yêu đến giây phút cuối cùng và tôi có đủ can đảm để nhìn thẳng vào họng súng của các người!". Nói xong, chị bắt đầu hát bài Tiến quân ca. Khi lính xử bắn lên đạn, chị ngừng hát và hô vang những lời cuối cùng "Đả đảo bè lũ thực dân Pháp. Việt Nam độc lập muôn năm. Hồ Chủ tịch muôn năm!"
Võ Thị Sáu sinh năm 1933, là con ông Võ Văn Hợi và bà Nguyễn Thị Đậu. Về nguyên quán, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu ca dao đã bàn về vai trò của tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương trợ lẫn nhau của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Xét theo nghĩa đen, “một cây” vốn dĩ chỉ là cô độc mình nó, không thể chống chọi được hết với giông gió, bão tố , không thể làm nên một ngọn núi non cao. Nhưng nếu là “ba cây chụm lại”, cùng nhau kết hợp vào, chúng có thể vượt qua được bất kỳ tác động nào của thời tiết, thiên nhiên, cùng nhau tạo nên một “hòn núi cao”. Từ đó, đến với nghĩa bóng của ca dao, ta nhận ra ông cha ta đã liên tưởng đến tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của một tập thể, nó là sẽ nguồn sức mạnh to lớn để tập thể ấy vượt lên trên tất cả mọi khó khăn, thử thách, đạt được mục tiêu chung của mình. Qua đó, không cha ta khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu một cá nhân lẻ loi, xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình.
#NPTBài văn mẫu giải thích câu “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”:
Tinh thần đoàn kết, gắn bó luôn là một trong những đạo lý truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay. Điều này cũng được ông cha ta thể hiện rất rõ qua kho tàng ca dao tục ngữ phong phú, và câu Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” chính là một trong số những câu ca dao ấy.
Câu ca dao này đã có từ bao đời nay, vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Vậy thì ông cha ta muốn nhắn nhủ với con cháu muôn đời điều gì? Xuất phát từ hình tượng cái cây, “một cây làm chẳng nên non” tức là ý nói con người trong cuộc sống nếu chỉ biết hoạt động riêng lẻ, độc lập, xa rời với tập thể thì sẽ chẳng thể nào thành công và đạt được điều mà mình mong muốn. Trong khi đó, “ba cây chụm lại nên hòn núi cao” , con người nếu biết gắn mình với tập thể chung, mọi người cùng nhau đoàn kết, gắn bó, tương trợ , giúp đỡ lẫn nhau thì sẽ cùng đạt được mục đích chung, đạt được thành quả. Như vậy, qua câu ca dao trên, ông cha ta đã khẳng định vai trò to lớn của nguồn sức mạnh tập thể, nó sẽ giúp con người ta vượt qua được bất kỳ khó khăn, thử thách nào.
Cuộc sống này không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng, chặng đường đi đến thành công không không bao giờ là trải đầy hoa hồng, có những khó khăn, thử thách mà một mình con người ta không thể nào vượt qua được và cần đến sự tương trợ của những người khác. Khi ấy, bản thân ta không chỉ được giúp đỡ mà còn học hỏi được thêm biết bao nhiêu kinh nghiệm phong phú, bổ ích từ những người xung quanh, giúp trau dồi bản thân mình trở nên tốt đẹp hơn. Tập thể là một nơi mà ở đó, mỗi người có thể nói lên được ý kiến của mình, có sự thống nhất, tập trung giữa mọi ý kiến khác nhau để đi đến một phương pháp hữu hiệu nhất. Cộng thêm đó là nhiệt huyết, quyết tâm của mỗi cá nhân thì việc đạt được thành công, mục đích đã đề ra không phải là điều quá khó khăn.
Khi con người biết sẻ chia, yêu thương, gắn bó, hợp tác với nhau, nó sẽ là nguồn sức mạnh to lớn có thể vượt qua được bất kỳ mọi khó khăn, gian khổ nào mà chưa chắc một cá nhân riêng biệt đã có thể vượt qua. Nó đôi khi lại có thể làm nên được những điều phi thường, giống như kỳ tích U23 Châu Á vừa qua, đội tuyển của chúng ta đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam bằng ý chí, tinh thần thi đấu vì màu cờ sắc áo kiên cường, nhưng hơn tất cả, nếu như không có tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau , liệu đội tuyển U23 có thể làm nên một chiến thắng lẫy lừng dù không phải trên sân cỏ nhưng là trong trái tim người hâm mộ như vậy hay không? Câu trả lời có lẽ sẽ là không, vì chỉ khi có tập thể, con người ta mới có chỗ dựa vững chắc, mới có tinh thần để phát huy hết mọi khả năng của mình. Trong thời chiến, chính khối đoàn kết toàn dân tộc là thứ vũ khí sắc bén nhất để chống đuổi, tiêu diệt kẻ thù xâm lược. Trong thời bình hôm nay, khối đại đoàn kết ấy được thể hiện trong việc toàn Đảng, toàn dân chung tay xây dựng một đất nước vững bền, phát triển về mọi mặt.
Trong khi đó, một cá nhân nếu như xa lánh tập thể, họ sẽ không thể có được cho mình những điều kiện tốt nhất, không thể học hỏi, tiếp thu, không có sự quyết tâm mọi lúc, mọi nơi và dễ dàng bỏ cuộc bất cứ lúc nào. Vậy nên, tinh thần đoàn kết là một điều mà mỗi người chúng ta cần phải trau dồi và phát huy cho chính bản thân mình. Xuất phát từ những điều nhỏ nhặt nhất như trong gia đình, trong một lớp học, trong một cơ quan,.., ai cũng cần biết gắn mình với tập thể, giúp đỡ người khác, không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân mình.
Một đất nước có phát triển hay không phụ thuộc rất lớn vào sự đồng lòng, quyết tâm, hơn hết là đoàn kết, gắn bó của những tập thể trong đất nước ấy, tạo thành một khối đoàn kết vững mạnh. Câu ca dao của ông cha ta thật đúng đắn và sâu sắc làm sao , dù là thời điểm nào, giá trị của nó vẫn luôn còn vững bền.