K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài Tập 1: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước các câu sau

1. [ ] Trước khi chiếm được Đại đồn Chí Hoà, quân Pháp đã đánh chiếm các tỉnh ĐinhTường, Biên Hoà và Vĩnh Long.

2. [ ] Ngay khi thức dân Pháp xâm lược Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh đã nổi lên phối hợp chặt chẽ với triều đình chống giặc.

3. [ ]Trương Định là người không tuân theo lệnh Triều đình hạ vũ khí mà cương quyết đứng về phía nhân dân chiến đấu chống Pháp.

4. [ ] Giữa năm 1867, thực dân Pháp đã chiếm được các tỉnhVĩnh Long, An Giang, HàTiên mà không tốn một viên đạn.

5. [ ] Trong cuộc kháng chiến của nhân dân sáu tỉnh Nam Kì chống Pháp, có người đã dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Hữu Huân, Phan VănTrị.

II. TỰ LUẬN

1. Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

2. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?

3. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược ?

4. Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính sách Kinh tế mới của Liên Xô từ năm 1921-1525.

5. Ý nghĩa lịch sử của CM tháng Mười Nga năm 1917.

6. Hãy viết một lá thư cho người thân kể về tội ác của chủ nghĩa phát xít đã gây ra cho nhân loại trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

3
17 tháng 2 2021

Bài Tập 1: Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô [ ] trước các câu sau

1. [ S] Trước khi chiếm được Đại đồn Chí Hoà, quân Pháp đã đánh chiếm các tỉnh ĐinhTường, Biên Hoà và Vĩnh Long.

2. [Đ ] Ngay khi thức dân Pháp xâm lược Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh đã nổi lên phối hợp chặt chẽ với triều đình chống giặc.

3. [ Đ]Trương Định là người không tuân theo lệnh Triều đình hạ vũ khí mà cương quyết đứng về phía nhân dân chiến đấu chống Pháp.

4. [ Đ] Giữa năm 1867, thực dân Pháp đã chiếm được các tỉnhVĩnh Long, An Giang, HàTiên mà không tốn một viên đạn.

5. [ Đ] Trong cuộc kháng chiến của nhân dân sáu tỉnh Nam Kì chống Pháp, có người đã dùng văn thơ để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Hữu Huân, Phan VănTrị.

 

17 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

 

II. TỰ LUẬN

1. Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất (1874)?

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

2. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình Huế kí các hiệp ước đầu hàng thực dân Pháp như thế nào?

- Nhân dân vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp và chống triều đình. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong nhân dân được đẩy mạnh hơn, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.

- Quan lại triều đình ờ các địa phương đã phản đối lệnh bãi binh => Là cơ sở để phái chủ chiến trong triều đình đẩy mạnh hoạt động

3. Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược ?

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

=> Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

=> Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

4. Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính sách Kinh tế mới của Liên Xô từ năm 1921-1525.

Hoàn cảnh:

- Sau 7 năm chiến tranh liên miên, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng.

- Tình hình chính trị không ổn định. Các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá gây bạo loạn ở nhiều nơi.

- Chính sách cộng sản thời chiến đã lạc hậu kìm hãm nền kinh tế, khiên nhân dân bất bình.

=> Nước Nga Xô viết lâm vào khủng hoảng.

- Tháng 3/1921 Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện chính sách mới do Lê-nin đề xướng.

 Nội dung:

- Nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực bằng thuế lương thực.

- Công nghiệp: Phục hồi công nghiệp nặng; Phát triển yếu tố kinh tế tư nhân.

- Thương nghiệp: đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn, có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài.

- Đặc điểm: kinh tế nhiều thành phần dưới sự kiểm soát của nhà nước.

5. Ý nghĩa lịch sử của CM tháng Mười Nga năm 1917.

    Với nước Nga.

+   Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

+   Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    Với thế giới:

+ Làm thay đổi cục diện thế giới.

+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

6. Hãy viết một lá thư cho người thân kể về tội ác của chủ nghĩa phát xít đã gây ra cho nhân loại trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

 

Người ta thường nói: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà” – đó là 3 điều cần có để đi tới thành công. Để ngài giải quyết những vấn đề mà thế giới đang đối mặt, thì 3 điều trên càng cần thiết hơn bao giờ hết. Nhưng dẫu cho gặp “thiên thời”, thuận “địa lợi” mà không được “nhân hoà” thì chẳng thế nào thành công được. Do vậy điều tiên quyết là chúng ta cần phải có “nhân hoà”. Vậy “nhân hoà” là gì? Nhân hoà là mọi người hoà hảo, đoàn kết với nhau, không ai tranh giành hơn thua, mọi người đều vì nhau mà sống chan hoà, hợp đạo lí. Thầy của học trò từng dạy:

“Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết - Thành công, thành công, đại thành công”

Vì thế trong những vấn đề trên, vấn đề xây dựng lại khối đoàn kết LHQ là cần thiết nhất. Ngài cần phải tìm ra được những điểm khác biệt giữa 5 uỷ viên thường trực LHQ. Từ đó phân tích từng điểm một, làm cho những điểm khác đó trở nên giống nhau, xích lại gần nhau, tạo ra được điểm chung đồng thuận giữa 05 người này. Làm cho 5 người này trở thành anh em, bạn hữu, đồng chí cùng nhau quyết tâm xây dựng một thế giới an ninh, thịnh vượng. Để cho nhân loại hoà hợp bỏ qua những khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc, ngôn ngữ … xoá tan đi mọi hận thù, buông bỏ những tham vọng bá chủ,… để hiểu nhau, cùng nhau sống hạnh phúc dưới nền hoà bình vĩnh cửu. Tạo ra một trái đất đáng sống nhất vũ trụ.

Nếu được như thế nhân loại sẽ nhớ đến ngài như một vị Thánh, vị Bồ tát, chúa Giê su, hay một đấng cứu thế vĩ đại. Hãy đem lại hạnh phúc cho mọi người cũng là đem lại hạnh phúc cho chính mình vậy, ngài Antonio nhé!

Cuối thư xin chúc ngài cùng gia đình một mùa Noel ấm áp, an lành và hạnh phúc. Mong cho thế giới dưới bàn tay của ngài sẽ là một thế giới nhân hoà, ấm no và bình đẳng.

 
1. Thực dân pháp đánh chiếm Băc Kì lần II (1882)? Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì thực dân Pháp đã làm gì?? Thái độ của triều đình ntn?? Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?? Em có nhạn xét gì về tình hình Việt nam giai đoạn này?2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến Pháp? Thực dân pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?? Diễn biến quá...
Đọc tiếp

1. Thực dân pháp đánh chiếm Băc Kì lần II (1882)

? Sau khi chiếm các tỉnh Nam Kì thực dân Pháp đã làm gì?

? Thái độ của triều đình ntn?

? Hậu quả của các chính sách đó đối với kinh tế, xã hội Việt Nam?

? Em có nhạn xét gì về tình hình Việt nam giai đoạn này?

2. Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng chiến Pháp

? Thực dân pháp đã tiến hành kế hoạch đánh chiếm Bắc Kì như thế nào?

? Diễn biến quá trình đánh chiếm Bắc Kì của Pháp?

? Quân triều đình đã đánh trả ntn? Kết quả?

? So sánh lực lượng , tương quan giữa Pháp và ta lúc này?

? Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thất bại? Haauk quả?

3. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Nhà nước phong kiến VN sụp đổ (1884)

? Trước sự xam lược của Pháp, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Bắc như thế nào?

? Trong thời kì này quân và dân Hà Nội đã lập nên chiến thắng điển hình nào? Em biết gì về chiến thắng đó?

? Chiến thắng này có ý nghĩa gì?

? Trước phong trào đấu tranh lên cao của Bắc Kì, triều đình Huế đã làm gì?

? Tại sao triều đình lại kí hiệp ước với GIáp Tuất? 

GIÚP MIK VỚI Ạ!!!

0
5 tháng 4 2021

C1:Từ năm 1858-1884 triều đình huế kí với pháp 4 bản hiệp ước gồm :

-Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862

-Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.

-Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883 -Hiệp ước Patonot kí ngày 6/6/1884.

5 tháng 4 2021

C4: tham khảo

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước
Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh
Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác.

12 tháng 3 2023

Câu 1 :
  Quân ta đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến. Ở Hà Nội, khi quân Pháp nổ súng đánh thành, nhân dân tự đốt nhà, tạo thành tường lửa chặn giặc. Hàng nghìn người dân tụ tập thành đội ngũ, gươm giáo chỉnh tề tại đình Quảng Văn (Cửa Nam) chuẩn bị kéo vào thành đánh giặc nhưng chưa kịp đi thì thành đã mất. Cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra sau đó vô cùng quả cảm. Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp luỹ, lập ra các đội dân dũng, bất chấp lệnh giải tán của triều đình.
Câu 2 : 
  Vì triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.
  

26 tháng 2 2022

tk

câu 1:

 Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862)

- Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)

- Hiệp ước Hácmăng (Qúy Mùi) (25/8/1883)

- Hiệp ước Patơnôt (6/6/1884)

=> thái độ nhu nhược , bán nước hại dân chỉ lo cho bản thân mình 

câu 2:

Cuộc kháng chiến ở Bắc Kì lần thứ nhất có những điểm đáng chú ý:

- Về lãnh đạo: triều đình phong kiến, đại diện là Nguyễn Tri Phương.

- Về lực lượng tham gia: toàn thể quần chúng nhân dân Bắc Kì.

 

- Về quy mô: phong trào diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp, giành được thắng lợi lớn (trận Cầu Giấy), nhưng diễn ra còn phân tán, thiếu thống nhất.

- Về tính chất: Cuộc kháng chiến mang tính dân tộc, thuộc phạm trù phong kiến. 

⟹ Nhận xét:

- Triều đình, đại diện là Nguyễn Tri Phương đã kiên quyết chống giặc. Sau đó, triều đình chuyển sang thương thuyết với giặc, không quyết tâm kháng Pháp (mặc dù vẫn còn một số quan quân triều đình kiên quyết chỉ huy nhân dân chống Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản,…).

- Ban đầu là giai đoạn kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của triều đình. Sau chuyển sang giai đoạn mới: nhân dân vừa chống Pháp vừa chống triều đình phong kiến đầu hàng.


 

26 tháng 2 2022

hoàn cảnh dẫn đến phong trào Cần vương . Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương ?

 

20 tháng 3 2023

Câu 1 
- Sau hiệp ước Nhâm Tuất 1862, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến chống Pháp rất sôi nổi:

+ Phong trào ''tị địa'' của nhân dân Đông Nam Kì diễn ra mạnh mẽ

+ Các toán nghĩa binh vẫn không chịu hạ vũ khí mà hoạt động ngày càng mạnh mẽ

- Đánh giá về tinh thần chiến đấu của nhân dân ta:

+ Ngay từ những ngày đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Pháp

+ Mặc dù triều đình đã từ bỏ nhưng nhân dân vẫn tích cực đứng lên đấu tranh để đánh đuổi thực dân Pháp ra khỏi đất nước ta
Câu 2 
  Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ 1 Nhân dân Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì đã kháng chiến như thế nào.
Ngay khi quân Pháp kéo đến Hà Nội, nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến.
-Thấy lực lượng của địch ở Hà Nội tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây. Ngày 21 - 12 - 1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.
-Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
-Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Theo đó, Pháp sẽ rút quân khỏi Bắc Kì, còn triều đình thì chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
-Hiệp ước năm Giáp Tuất đã làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.

 Tại sao triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất.

- Triều đình Huế quá đề cao và sợ thực dân Pháp. Không tin vào sức mạnh của nhân dân và cho rằng khó có thể thắng được quân Pháp.

- Triều đình Huế muốn hoà với Pháp để bảo vệ quyền lợi của dòng họ và giai cấp

- Ảo tưởng dựa vào con đường thương thuyết để giành lại những vùng đất đã mất.

 

17 tháng 5 2022

1.

- Có sự phối hợp của triều đình với nhân dân kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.

- Đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.

17 tháng 5 2022

Tham khảo:)?

24 tháng 3 2023

Câu 1:

+Năm 1884: Bản Hiệp ước Harmand, Bản Hiệp ước Phủ định, Bản Hiệp ước Trung nghĩa.+Năm 1885: Bản Hiệp ước Huế và Bản Hiệp ước Bắc Kỳ.
Hậu quả của bản Hiệp ước này là Việt Nam trở thành thành thuộc địa của Pháp, triều đình nhà Nguyễn mất quyền kiểm soát lãnh thổ và chủ quyền của đất nước bị xâm lược.

Câu 2:
Trong quá trình xâm lược và thôn tính nước Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn đã có thái độ lật đổ và nổi dậy với thực dân Pháp để bảo vệ chế độ sử dụng đất và giữ lại quyền thống trị. Ngược dòng, nhân dân miền nông thôn và quân tình nguyện đã có thái độ kiên cường và quyết tâm phản kháng để bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước và quyền tự do của mình.

Câu 3:
Từ việc làm của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết, ta có bài học rằng phản kháng phản kháng thực dân Pháp cần có thống nhất, quyết tâm và đạo không khôn. Ngoài ra, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa nhân dân và chính quyền để đạt được mục tiêu chung.

Câu 4:
Phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX có đặc điểm là sự liên kết chặt chẽ giữa các dân tộc vùng cao, phù hợp với địa hình, sử dụng thành công chiến thuật "đánh rồi chạy" ", tạo thành sự phản kháng đối với chiến thắng. Tuy nhiên, họ không đủ sức mạnh để chống lại quân đội cường tráng của thực dân Pháp và cuối cùng bị đánh bại.

Câu 5:
Hiệp ước Patonốt (1884) là lời hứa giữa Pháp và Anh, trong đó Anh tuyên bố sẵn sàng tôn trọng lãnh thổ Việt Nam và chấp nhận chế độ phong kiến ​​nhà Nguyễn. Trong khi đó, Hiệp ước Hácmăng (1883) là lễ thuận giữa triều đình Nguyễn và Trung Quốc, trong đó triều đình Nguyễn xác nhận sẵn sàng trở thành bảo vệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, cả hai hiệp ước đều không mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam mà chỉ là những động thái chính sách của các cường quốc trong việc thôn tính đất nước.