Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Các chiều đại TRung Quốc có chính sách đối ngoại chung là luôn muốn xâm chiếm các khu vực khác để mở rộng lãnh thổ
Hok
Tốt!!!!!!!!
HT
Dù Trung Quốc có lãnh thổ rất rộng lớn , nhưng chúng vẫn muốn xâm chiếm để có tài nguyên khoáng sản nên ở biển Đông luôn gặp những rắc rối lớn.
Xin k
Nhớ k
HT
Cái này trl tách ra thành từng ý nhỏ nhé!!!
Ý 1:
Đầu thế kỉ XVI, triều Lê sơ suy sụp. Sau khi vua Lê Hiến Tông chết, các vua Uy Mục, Tương Dực không còn quan tâm đến việc triều chính, chỉ lo ăn chơi, sa đoạ. Quan lại, địa chủ nhân đó hoành hành, hạch sách nhân dân, chiếm đoạt ruộng đất. Nhân dân khổ cực đã nổi dậy đấu tranh ở nhiều nơi. Một số thế lực phong kiến cũng họp quân, đánh nhau, tranh chấp quyền hành. Nổi trội hơn cà là thế lực của Quốc công Thái phó Mạc Đăng Dung. Sau khi dẹp yên các thế lực phong kiến khác, nhận thấy được sự bất lực và suy sụp của dòng họ Lê, năm 1527 Mạc Đăng Dung bắt vua Lê nhường ngôi và thành lập triều đại mới - triều Mạc.
Trong những năm đầu thống trị, nhà Mạc xây dựng lại chính quyền theo mô hình cũ của nhà Lê, tổ chức thi cử đều đặn để tuyển lựa quan lại. Đồng thời, nhà Mạc cố gắng giải quyết vấn đề ruộng đất, tạo điểu kiện ổn định lại đất nước. Nhà Mạc tập trung xây dựng một đạo quân thường trực mạnh để đối phó với mọi tình hình có thể xảy ra. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau, triều đình nhà Mạc suy thoái dần.
Giữa lúc đó, nhà Mạc lại phải chịu sức ép từ hai phía. Ở phía nam, một bộ cựu thần nhà Lê tập hợp lực lượng nổi dậy chống nhà Mạc. Ở phía bắc, biết được Đại Việt đang trong tình trạng không ổn định, vua Minh cho quân tiến xuống, phao tin xâm chiếm nước ta. Nhà Mạc lúng túng, đã buộc phải dâng sổ sách cho quân Minh, chịu thần phục để yên mặt Bắc. Vương triều Mạc không còn được sự tin tưởng của nhân dân.
Ý 2:
Triều đình nhà Lê càng suy yếu thì sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến càng diễn ra quyết liệt.
Mạc Đăng Dung vốn là một võ quan. Lợi dụng xung đột giữa các phe phái, Mạc Đăng Dung đã tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành, cương vị như Tể tướng. Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, lập ra triều Mạc.
Năm 1533, một võ quan triều Lê là Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá, lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lấy danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc", sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (nhà Mạc ở phía bắc).
Hai tập đoàn phong kiến này đánh nhau liên miên, dai dẳng hơn 50 năm. Suốt một vùng từ Thanh - Nghệ ra Bắc đều là chiến trường. Làng mạc điêu tàn, xơ xác. Mãi đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng, chiến tranh Nam - Bắc triều mới chấm dứt
Ý 3:
Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay năm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng được cử vào trấn thủ Thuận Hoá, Quảng Nam.
Đầu thế kỉ XVII, cuộc chiến tranh giữa hai thế lực bùng nổ.
Trong gần nửa thế kỉ (từ năm 1627 đến năm 1672), họ Trịnh và họ Nguyễn đánh nhau bảy lần. Vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh ngày nay trở thành chiến trường
ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là Đàng Ngoài (từ sông Gianh trở ra) và Đàng Trong (từ sông Gianh trở vào).
ở Đàng Ngoài, từ năm 1592, cuộc xung đột Nam - Bắc triều kết thúc về cơ bản. Trịnh Tùng xưng vương, xây dựng vương phủ bên cạnh triều đình vua Lê. Họ Trịnh nắm toàn quyền thống trị, nhưng vẫn phải dựa vào danh nghĩa vua Lê, nhân dân gọi là "vua Lê - chúa Trịnh", ở Đàng Trong, con cháu họ Nguyễn cũng truyền nối nhau cầm quyền, nhân dân gọi là "chúa Nguyễn".
Tình trạng chia cắt kéo dài đến cuối thế kỉ XVIII, gây bao đau thương cho dân tộc và tôn hại cho sự phát triển của đất nước.
* Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789
Thời gian | Sự kiện |
Đầu năm 1771 | Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai). |
Tháng 9-1773 | Chiếm được phủ thành Quy Nhơn |
Giữa năm 1774 | Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. |
Năm 1777 | Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. |
Tháng 1-1785 | Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm. |
Tháng 6-1786 | Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong |
Ngày 21-7-1786 | Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. |
Giữa năm 1788 | Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc. |
Tháng 12-1788 | Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. |
Năm 1789 | Quang Trung đại phá quân Thanh. |
* Niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789
Thời gian | Sự kiện |
Đầu năm 1771 | Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai). |
Tháng 9-1773 | Chiếm được phủ thành Quy Nhơn |
Giữa năm 1774 | Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam. |
Năm 1777 | Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong. |
Tháng 1-1785 | Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Xiêm. |
Tháng 6-1786 | Hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong |
Ngày 21-7-1786 | Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. |
Giữa năm 1788 | Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống cũng trốn sang Kinh Bắc. |
Tháng 12-1788 | Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc. |
Năm 1789 | Quang Trung đại phá quân Thanh. |
A
A