Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu bị động: "Từ ngữ địa phương được dùng nhuần nhuyễn... phong phú".
Mục đích: chỉ ra vai trò của từ ngữ địa phương đối với dân ca xứ Huế.
Biện pháp nghệ thuật : liệt kê
Tác dụng : nêu lên sự phong phú của các làn điệu ca Huế.
Tham khảo:
Biện pháp nghệ thuật : liệt kê
Tác dụng : nêu lên sự phong phú của các làn điệu ca Huế
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.
Tác dụng:
- Thể hiện sự đa dạng, phong phú trong các làn điệu ca Huế, tái hiện được những sắc thái đặc trưng của các làn điệu.
- Thể hiện sự phong phú, tinh tế của tâm hồn người Huế.
-Thể hiện tình cảm yêu mến, say mê và niềm tự hào của tác giả đối với ca Huế nói riêng và nét đẹp văn hóa mảnh đất này nói chung.
- Giúp lời văn thêm sinh động, hấp dẫn hơn.
Tác giả Lý Bạch
- (701-762)
- Nhà thơ nổi tiếng thời Đường.
- Được tôn vinh là Thi tiên.
- Phong cách: tự do, phóng khoáng.
5.
- Thể loại: tùy bút
+ Gần với bút kí, kí sự (ghi lại hình ảnh, hoạt động mà nhà văn quan sát được, trải nghiệm)
+ Thiên về bộc lộ cảm xúc
+ Ngôn ngữ: biểu cảm, trữ tình
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.
6. Đoạn văn trích từ văn bản Mùa xuân của tôi
Biện pháp liệt kê -> khẳng định tình yêu vời mùa xuân là lẽ hiển nhiên.
Tham khảo nhé.
C4
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là một nhà thơ được độc giả biết đến với những bài thơ luôn có những nét mộc mạc, lối suy nghĩ đơn giản, dễ hiểu nhưng bao hàm trong đó là những tình cảm thiết tha, hết lòng vì mọi người. ông đã có những bài thơ rất hay để nói về tình bạn của mình với những lời tâm tình, thể hiện tình bạn trong sáng, hết lòng vì nhau mà không có điều gì ngăn cách. Và trong số những bài thơ ấy, “bạn đến chơi nhà” là minh chứng rõ nhất cho điều đó.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà
Mở đầu bài thơ như một lời tâm tình của tác giả, cũng như một lời nói thân mật của một người bạn dành cho tri kỉ của mình. Trong đó chúng ta cũng cảm nhận được sự thân ái, và thoải mái khi được gặp lại những người có cùng tâm tình của mình trong hoàn cảnh đã rất lâu rồi mới được gặp nhau.
Trẻ thời đi vắng chợ thời xa
Ao sâu, sóng cả khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Cả sáu câu tiếp theo, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật để liệt kê ra hàng loạt những khó khăn hiện tại của mình. Tuy cũng có những sự phóng đại ở đó, nhưng chúng ta không thể phủ nhận được rằng trong hoàn cảnh ấy, gia đình của nhà thơ thực sự không có gì “ra trò” để đãi khách.
Lúc người bạn tới chơi, trong gia đình lúc này chẳng có ai ngoài nhà thơ nghèo cả. Tất cả người trẻ đã đi ra ngoài rồi, không còn ai để nhờ mua đồ tiếp khách được nữa. Có cái chợ là nơi mua bán tất cả những đồ cần thiết thì lại quá xa, khiến cho chủ nhà không biết phải làm như thế nào hết.
Người chủ nhà ấy đã nghĩ ngay tới việc xem trong gia đình mình còn có gì có thể làm để chiêu đãi khách hay không. Không có những đồ đắt giá ở ngoài thì mình sẽ làm cho khách những đồ từ chính cây nhà lá vườn cũng được. ấy vậy mà, tác giả lại vô cùng thất vọng bởi ở nhà cũng chẳng có gì khả thi để dùng được. Hai người già thì sao có thể bắt cá giữa những đợt sóng lớn hay bắt gà ở trong khoảng vườn rất rộng được đây. Ngay cả những món rau dân dã cũng không có sẵn ở trong vườn. Hàng loạt những dẫn chứng của tác giả như lời than trách “cải chửa ra cây”, “cà mới nụ”, “bầu vừa rụng rốn”, “mướp đương hoa”, … Trong đầu của người chủ nhà, dần dần từng thứ được đưa ra, từ những thứ cao sang cho tới những thứ gần gũi và bình dị đối với món ăn thường ngày của mỗi người vậy mà vẫn không có đủ để dành cho bạn.
Cuối cùng, ngay cả tới miếng trầu được mệnh danh là “đầu câu chuyện” cũng chẳng có để đưa cho bạn mình - những thứ vốn được coi là những thứ cơ bản nhất trong những cuộc gặp mặt. Thế nhưng, cho dù có rất nhiều lí do đi chăng nữa thì câu thơ cuối cùng, tất cả lại như được vỡ òa trong cảm xúc và trở thành linh hồn của cả bài thơ.
Bác đến chơi đây ta với ta
Tất cả những thứ vật chất giờ đã không còn quan trọng nữa. chỉ cần có tấm lòng, có sự chân thành là đủ. Đã không còn là hai con người, tác giả và cả người tri kỉ đã giống nhu nhau “ta với ta”. Đó cũng chính là điều đáng quý nhất trong mối quan hệ của con người và con người.
Qua bài thơ trên, ta cảm nhận được một cách sâu sắc về tình bạn của nhà thơ Nguyễn Khuyến và người bạn của mình. Đó là một tình bạn không màng vật chất mà chỉ có sự chân thành và tấm lòng đối xử với nhau. Đó làm một điều rất đáng được trân trọng và học tập trong mối quan hệ của chúng ta.
Câu 1 : Trích từ văn bản : Ca Huế trên Sông Hương.
- Văn bản : Nhật dụng
Câu 2 : Biện pháp tu từ : liệt kê
`->` Tác dụng : đã liệt kê được những bản ca khúc dân ca Huế tạo nên một bầu trời âm nhạc dân gian phong phú.
Câu 3 : ND chính : các bản dân ca Huế và vẻ đẹp của nó.
Câu 4 : Tham khảo :
Ca Huế là một thể loại nhạc cổ truyền xư được lưu giữ và truyền từ đời này sang đời khác. Chủ yếu được làm từ dòng nhạc dân gian bình dị và cung đình nhã nhạc. Các làn điệu và bài ca vô cùng phong phú và đa dạng. Ví dụ có những làn điệu như chèo cạn, bài thai, bài chòi,... hoặc những câu hò như hò lơ, hò ô, xay lúa,... Mỗi làn điệu lại mang những âm hưởng, giai điệu và đăc điểm riêng nhưng lại đều thể hiện lòng khao khát và nỗi mong chờ hoài vọng của tâm hồn Huế. Nhiều loại nhạc cụ độc đáo ; những ngôn ngữ, giọng điệu tài hoa, muôn màu, muôn vẻ. Thường được biểu diễn vào đêm khuya cho đến gần sáng, trên con thuyền rồng bên cạnh vẻ đpẹ thiên nhiên hữu tình thơ mộng. Ca công nhạc công còn rất trẻ với nghệ thuật biểu diễn tài hoa, điêu luyện. Người nghe không chỉ mê đắm trong âm nhạc mà còn say sưa với vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng. Người thưởng thức trực tiếp sẽ cảm thấy không gian như lắng đọng, thời gian như ngừng trôi. Ca Huế phong phú về làn điệu, sâu sắc và thấm thía về nội dung ; mang nét đặc trưng riêng của miền đất và đặc trưng của tâm hồn Huế.