Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Luận điểm 1: giải thích.
- Tự ti: Tự ti là tự đánh giá thấp mình nên không tin tưởng vảo bản thân
Chú ý: Phân biệt tự ti với khiêm tốn: Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự kiêu tự mãn
- Biểu hiện của tự ti:
+ Không tin tưởng vào năng lực, sở trường, hiểu biết, ... Của mình
+ Nhút nhát, luôn tránh những chỗ đông người
+ Không dám mạnh dạn đảm nhận những nhiệm vụ được giao
- Tự phụ: Tự phụ là thái độ đề cao bản thân, tự đánh giá cao tài năng và thành tích của mình hơn mức mình có đến mức coi thường người khác
Chú ý: Phân biệt tự phụ với tự tin: - Tự tin là sự tin tưởng vào bản thân mình không đến mức tự cao tự đại
- Biểu hiện của tự phụ:
+ Luôn đề cao quá mức bản thân mình
+ Luôn tự cho mình là đúng
+ Khi làm được việc gì đó lớn lao sẽ tỏ ra coi thường người khác, huênh hoang, phô trương, khoe mẽ bản thân.
* Luận điểm 2: Tác hại của tự ti và tự phụ
- Tác hại của tự ti:
+ Hiện lên là một con người hèn nhát, yếu đuối
+ Trong mọi việc, người tự ti sẽ là người luôn thất bại
- Tác hại của tự phụ:
+ Nhìn nhận đánh giá sai lầm, lệch lạc giá trị bản thân
+ Khi đề cao quá mức bản thân, trong nhiều công việc cũng sẽ gặp thất bại, không được sự giúp sức của mọi người
* Luận điểm 3: Cần phải chọn một thái độ sống hợp lí
- Phải biết đánh giá đúng bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu
- Cần phải khiêm tốn và tự tin trong cuộc sống
- Phải hoàn thiện mình về cả học thức và nhân cách
a, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti:
- Khái niệm: Tự ti là đánh giá thấp bản thân nên thiếu tự tin
- Biểu hiện:
+ Không dám tin vào năng lực, sở trường, hiểu biết bản thân
+ Nhút nhát, thu mình
+ Không dám đương đầu với nhiệm vụ, thử thách
- Tác hại của thái độ tự ti
b, Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự phụ
+ Luôn đề cao quá mức bản thân
+ Không chịu thừa nhận khả năng, tài năng của người khác
+ Khi làm được điều đó lớn lao thì còn tỏ ra coi thường người khác
- Tác hại của tự phụ
Biện pháp
+ Cần xác định rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để phát huy được những điểm mạnh khắc phục điểm yếu
+ Cần có thái độ sống tự tin và khiêm tốn
+ Hoàn thiện bản thân cả về nhân cách và học thức
Tham khảo:
Hai căn bệnh dễ mắc phải mà ta thường thấy trong xã hội, trong nhà trường là bệnh tự ti và tự phụ. cả hai căn bệnh ấy tuy trái ngược nhau nhưng đều ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và công tác.
Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến.
Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đàng khoa nhất bất hạnh dã' (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ.
Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh
Tham khảo:
Tự ti nghĩa là tự cho mình hèn kém không bằng người. Tự phụ là tự cho mình tài giỏi, tốt đẹp hơn người. Người có bệnh tự ti không dám nói to, sống âm thầm lặng lẽ, không dám nói lên tư tưởng, ý kiến của mình. Người có bệnh tự ti luôn luôn sợ hãi, sợ bị người đời chê về sự hèn kém của mình, lúc nào cũng sống trong vỏ bọc. Trước đám đông, người tự ti rụt rè, mặc cảm. Học thì phải hành, học thì phải hỏi thầy, hỏi bạn để hiểu sâu rộng những điều đã học. Nhưng vì tự ti nên không dám, hoặc ngại bày tỏ ý kiến của mình. Trên lớp trong giờ học, người tự ti thường không dám giơ tay phát biểu ý kiến. Nếu thầy cô có hỏi thì anh ta đỏ mặt đứng trơ ra hoặc chỉ nói lắp ba lắp bắp như đang bị hành tội. Người có bệnh tự ti thì dù phải cũng không dám nói, dù sai cũng không dám giải thích, lúc nào cũng sợ bị người cười chê. Học tập sẽ chậm tiến, làm ăn thì không có sáng kiến, thiếu năng động, thiếu tinh thần tự chủ, cầu tiến. Trái lại, với bệnh tự phụ càng không kém phần nguy hại. Người có bệnh tự phụ thường rất chủ quan, coi minh là tài giỏi, là thông minh, là nhất thiên hạ, hơn người một cái đầu. Vì thế, kẻ tự phụ kiêu căng, coi thường mọi người, không khiêm tốn học hỏi và công tác. Người thông minh hoặc có một ít thành tích dễ sinh lòng tự phụ, lúc nào cũng chủ quan tự mãn cho mình là tài giỏi, cổ nhân có câu: ‘Thiếu niên đăng khoa nhất bất hạnh dã' (tuổi trẻ mới đi thi một lần mà đã đỗ đạt đó là điều bất hạnh) vì dễ sinh kiêu căng, như ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung, phúc đâu chẳng thấy, họa đã sẵn chờ. Như vậy, tự ti và tự phụ đều là những tật xấu, làm méo mó nhân cách, làm sa đọa tâm hồn, kìm hãm bước tiến, làm chùn ý chí vươn lên của chúng ta, tác động tiêu cực đến việc học tập và công tác. Vì thế, chúng ta cần phải khiêm tốn không tự phụ, phải vững tin không tự ti, sống năng động, lạc quan cầu thị và yêu đời đế trở thành người lao động có tri thức trong xã hội hiện đại, văn minh.
1.
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Phương thức tự sự.
2. Câu nói thứ 2 của Mark Twain có hàm ý: cô gái không hề xinh đẹp, ông ấy chỉ khen theo phép lịch sự.
=> Cách đối đáp của ông rất khôn khéo, thông minh.
3. Ý nghĩa, bài học từ câu chuyện: Trong giao tiếp cần tế nhị, lịch sự và thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.
ð Đáp án D