Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án: D
Giải thích: Các vấn đề cần tập trung giải quyết để vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có vị thế xứng đáng hơn trong nền kinh tế của cả nước là:
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp trọng điểm, phát triển nhanh ngành có hàm lượng kĩ thuật cao, không gây ô nhiễm môi trường.
- Phát triển các khu công nghiệp tập trung.
- Chủ trọng đến thương mại và các hoạt động dịch vụ khác, nhất là du lịch.
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có chất lượng
Giải thích: Qua bảng số liệu, ta rút ra những nhận xét sau:
- Thành phần kinh tế nhà nước giảm mạnh và giảm 17,1%.
- Thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng lên và tăng thêm 10,5%.
- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ và tăng thêm 6,6%.
Đáp án: A
Đáp án: C
Giải thích: Nguyên nhân ở nước ta cần phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm là do:
- Các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Các vùng kinh tế trọng điểm tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước.
- Các vùng kinh tế trọng điểm thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc
Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm | Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX | Sau năm 2000 |
Phía Bắc | Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh | Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh |
Miền Trung | Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi | Thêm tỉnh Bình Định |
Phía Nam | TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương | Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang |
Quá trình hình thành và phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm.
Vùng kinh tế trọng điểm | Đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX | Sau năm 2000 |
Phía Bắc | Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh | Thêm 3 tỉnh: Hà Tây (nay là Hà Nội), Vĩnh Phúc, Bắc Ninh |
Miền Trung | Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi | Thêm tỉnh Bình Định |
Phía Nam | TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương | Thêm 4 tỉnh: Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang |
Vì: các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế— xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).
Tại sao nước ta phải hình thành các vùng kinh tế trọng điểm?
Vì các vùng kinh tế trọng điểm là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế— xã hội của đất nước (nơi hội tụ đầy đủ các thế mạnh, tập trung tiềm lực kinh tế và hấp dẫn các Nhà đầu tư; tạo ra tốc độ phát triển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác; thu hút các ngành mới về công nghiệp và dịch vụ để từ đó nhân rộng ra toàn quốc).
*Các khả năng, các thế mạnh về tự nhiên trong phát triển cây công nghiệp
-về vị trí địa lý:
+Vì ĐNB nằm gọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu gần xích đạo hơn là gần chí tuyến, nên thiên nhiên của ĐNB là
thiên nhiên nhiệt đới , thuận lợi cho phát triẻn cây công nghiệp nhiệt đới, điển hình như Cà phê .
-ĐNB lại nằm gần các nước ĐNA như Malaixia, Sinhgapo, Indonesia với khí hậu gần như tương đồngvới các nước này. Vì
thế không những dễ dàng mở rộng hợp tác giao lưu buôn bán với các nước đó, mà còn có khả năng trao đổi kỹ thuật, nhập ngoại
các giống cây công nghiệp có năng xuất cao, từ các nước đó điển hình như giống Cao su.
-Khí hậu ĐNB có nhiều thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp
. Có nền nhiệt độ bức xạ cao với số giờ nắng 2400- 2600 giờ/năm với tổng nhiệt độ hoạt động 100000 với nhiệt độ trung bình năm là 28-29 0 C cho phép đẩy mạnh xen canh, thâm canh canh tăng vụ xoay vòng đất với hệ thống cây công nghiệp ưa nóng,
điển hình như cao su, cà phê, điều, lạc, mía...
Khí hậu ĐNB rất ôn hoà, không có sương muối, ít bão nên rất có lợi cho việc tăng năng suất sản lượng, chất lượng cây
trồng.
Nhưng khó khăn lớn nhất của khí hậu với phát triển nông nghiệp là phân hoá theo mùa, mùa mưa và mùa khô, trong đó mùa
khô thì thiếu nước tưới nghiêm trọng.
- đất nông nghiệp để phát triển chăn nuôi ở ĐNB có nhiều lợi thế: có S đất đỏ bazan 940 000 ha, đất xám phù sa cổ 700000
ha, mà đất đai trong vùng phân bố trên địa hình cao nguyên lượn sóng, đồi bát úp rất dễ khai thác, cho nên rất thuận lợi cho việc
xây dựng những vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn : cao su, điều, đậu tương...
+Nguồn nước tưới nhờ lượng mưa trung bình năm lớn từ 1400 đến 1800 mm, lại có mật độ sông ngòi dày đặc với trữ lượng
nước sông 30 tỷm3 , đủ khả năng cung cấp cho phát triển cây công nghiệp nếu phát triển thuỷ lợi tốt nhưng sự phân hoá chế độ nước
theo 2 mùa mưa, khô là khó khăn lớn trong việc giải quyết nước tưới cho cây công nghiệp vào mùa khô.
+Do vị trí địa lý của ĐNB có ý nghía đặc biệt vì nó nằm ở vùng giao thoa giữa Bắc Bộ - nam Bộ, giữa Tây nguyên với
ĐBSCL vì thế ĐNB có nhiều điều kiện tự nhiên, môi trường cho phép nhập ngoại được nhiều giống cây công nghiệp từ các vùng
trong cả nước và các nước trong khu vực Đông Nam á, điển hình là những cây công nghiệp nhiệt đới đặc sản như cao su, điều,
Thanh Long.
Tóm lại về các điều kiện tài nguyên thiên nhiên có nhiều thuận lợi với hình thành ở vùng này, vùng chuyên canh cây công
nghiệp quy mô lớn với cả nước.
+Các khả năng thế mạnh về kinh tế xã hội để phát triển cây công nghiệp ở trong vùng.
- Trước hết ĐNB có nguồn nhân lực dồi dào, đặc biệt có trình độ dân trí cao, nhiều thợ giỏi, thợ bậc cao lành nghề, nhiều
kinh nghiệm lâu đời trong việc thâm canh các cây công nghiệp, điển hình là thâm canh cây Lạc, Mía và đậu tương. Vì vậy có thể
nói nguồn lực ở vùng này là động lực chính để biến ĐNB thành vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn, năng suất cao, chất
lượng tốt nhất cả nước.
-ĐNB có cơ sở hạ tầng rất vững mạnh với phát triển cây công nghiệp điển hình là:
+Trước hết đã xây dựng được công trình Dầu Tiếng lớn nhất cả nước.
+Các nhà máy thuỷ điện đã và đang được xây dựng trong vùng đều có phương án kết hợp giữa tưới và tiêu cho nông nghiệp
nói chung và cây công nghiệp nói riêng vì thế nguồn nước tưới cho cây công nghiệp vào mùa khô không phải là vấn đề gay gắt như
ĐBSCL.
+Trong vùng đã xây dựng được nhà máy chế biến sản phẩm cây công nghiệp có công nghệ cao như chế biến cà phê, cao su,
điều vì vậy hệ thống các nhà máy chế biến này vừa là nguồn lực, vừa là thị trường tiêu thụ kích thích cây công nghiệp trong vùng
phát triển nhanh.
+Ngoài ra cơ sở vật chất trong vùng đang được hiện đại nhanh về điện năng, về giống cây công nghiệp ... là nguồn lực bổ
trợ cho sản xuất và chế biến cây công nghiệp phát triển .
- Về đường lối chính sách của đảng và Nhà nước rất thuận lợi cho phát triển nhanh cây công nghiệp, đó là vận dụng cơ chế
thị trường một cách sáng tạo, vận dụng triệt để chính sách mở cửa cùng với chính sách liên doanh nước ngoài, thu hút được nhiều
nguồn vốn đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ trên thế giới và đã có nhiều xí nghiệp liên doanh hợp tác nước ngoài trong lĩnh vực
sản xuất chế biến cây công nghiệp. Tóm lại về các thế mạnh kinh tế- xã hội ở ĐNB đang có nhiều triển vọng lớn và lợi thế với đẩy
mạnh phát triển sản xuất chế biến các loại cây công nghiệp nhiệt đới trong vùng phục vụ xuất khẩu cao.
*Cơ cấu cây công nghiệp và sự phân bố cây công nghiệp thể hiện như sau:
-Cơ cấu cây công nghiệp ở ĐNB rất da dạng , đó là nhiều cây công nghiệp dài ngày, nhiều cây côngnghiệp ngắn ngày
nhưng chủ yếu là cây công nghiệp nhiệt đới đặc sản đó là:
+Cây Cao su: , cà phê, tiêu, điều , mía, lạc ...
-Sự phana bố các cây công nghiệp thể hiện như sau:
+Cao su là cây công nghiệp quan trọng nhất được trồng thành vùng chuyên canh quy mô lớn nhất ở Lộc Ninh, Phước Hoà,
Phú Riềng, Bình Phước, chiếm tới 314 S Cao su cả nước, sản lượng 75% cả nước.
+Cà phê có diện tích đứng hàng thứ 2 cả nước sau tây Nguyên được trồng nhiều nhất ở tỉnh Đồng nai sau đó là Tây Ninh và
bình Dương.
+điều dược trồng với qui mô lớn nhất cả nước, phân bố nhiều nhất ở các tỉnh trong vùng nhiệt đới nhưng nhiều nhất là ở
Đồng nai và Bình Phước trong vùng hiện nay có gần 400 nhà máy chế biến Điều xuất khẩu.
Hồ Tiêu: được trồng nhiều nhất ở Đồng Nai, Bà Rịa vũng tàu phục vụ xuất khẩu là chính.
+Các cây công nghiệp ngắn ngày ở ĐNB rất phát triển (ngang với cây CN dài ngày) điển hình là:
.Lạc đứng hàng nhất, nhì cả nước được trồng ở Đồng Nai và Tây Ninh.
.đậu tương đứng thứ 2 cả nước sau Trung du miền núi phía Bắc có S 1,3 S đậu tương cả nước và được trồng nhiều ở Đồng
Nai và Tây Ninh.
. Mía được trồng nhiều nhất ven sông Đồng nai, ven sông Sài Gòn là vùng nguyên liẹu của nhiều nhà máy đường : điển
hình là nhà máy đường thành phố Hồ Chí Minh
Các cây công nghiệp ngắn ngày khác như thuốc lá, bông, dâu tằm, cói cũng được trồng với quy mô nhỏvà S khônglớn.
Qua chứng minh ta khẳng định ĐNB phải là vùng chuyên canh cây CN quy mô lớn có cơ cấu cây trồng có năng suất cao,
chất lượng cao và gắn chặt với các nhà máy chế biến lớn nhất, hoàn chỉnh nhất ở cả nước.
– Gắn chặt vùng chuyên canh với CN chế biến nhằm mục đích đưa CN phục vụ đắc lực cho NN để từng bước thực hiện CNH nông thôn.
– Giảm chi phí vận chuyển từ nơi SX đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.
– Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị của nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
– Ổn định và mở rộng quy mô, đầu tư SX cho các vùng chuyên canh. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
– Thu hút lao động, tạo thêm việc làm mới cho người dân, giảm lao động thuần nông, làm giảm tính khắc khe về mùa vụ trong SX NN.
– Phát triển mô hình NN gắn với CN chế biến có ý nghĩa là thực hiện chiến lược phát triển nông – công kết hợp, trong đó SX NN với mục đích chính là cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến, còn CN chế biến là thị trường tiêu thụ tại chỗ, kích thích NN phát triển. Đây là động lực hai chiều thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển.
việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn vì :
– Gắn chặt vùng chuyên canh với công nghiệp chế biến nhằm mục đích đưa công nghiệp phục vụ đắc lực cho nông nghiệp để từng bước thực hiện công nghiệp hóa nông thôn.
– Giảm chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi chế biến, giảm thời gian vận chuyển.
– Nâng cao chất lượng nguyên liệu từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm sau khi chế biến, nâng cao giá trị của nông sản và nâng cao thu nhập cho người nông dân.
– Ổn định và mở rộng quy mô, đầu tư sản xuất cho các vùng chuyên canh. Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên.
– Thu hút lao động, tạo thêm việc làm mới cho người dân, giảm lao động thuần nông, làm giảm tính khắc khe về mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp.
– Phát triển mô hình nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến có ý nghĩa là thực hiện chiến lược phát triển nông – công kết hợp, trong đó sản xuất nông nghiệp với mục đích chính là cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, còn công nghiệp chế biến là thị trường tiêu thụ tại chỗ, kích thích nông nghiệp phát triển. Đây là động lực hai chiều thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển.
Giải thích: Mục 3, SGK/85 địa lí 12 cơ bản.
Đáp án: D