K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 3 2021

Nói đến tinh thần yêu nước thì mỗi dân tộc ai cũng có. Nhưng nói đến cái dũng mãnh và mưu trí thì dân tộc ta vượt trội hoàn toàn. Thể hiện rõ trong các cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của nhà Trần, cuộc kháng chiến của Nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Ngô, Trận Điện Biên Phủ của thời Cách mạng tháng Tám, một dân tộc nhỏ về số lượng dân số và diện tích đất đai – nhưng to tinh thần dân tộc và mưu dũng. Cái tinh thần đó được ghi chép lại ở nền văn học Việt Nam chúng ta. Trong dòng văn học ca ngợi truyền thống yêu nước xuyên suốt lịch sử văn học, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi được đánh giá là áng “thiên cổ hùng văn”, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc, được các thế hệ người Việt luôn yêu thích, tự hào. Nó luôn thôi thúc bao thế hệ tìm tòi và nghiên cứu về nó, đối với người viết cũng rất say mê và tự hào về những áng văn bất hủ này.

Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết vào khoảng đầu năm 1428, khi cuộc kháng chiến chống Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn đã thắng lợi, quân Minh buộc phải ký hòa ước, rút quân về nước, nước ta bảo toàn được nền độc lập tự chủ, hòa bình. Nguyễn Trãi (1380-1442) là một anh hùng dân tộc, là người toàn tài hiếm có trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam. Ông có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Minh đồng thời cũng là nhà thơ trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận kiệt xuất, là cây đại thụ đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam.

Tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi viết theo thể cáo, viết bằng chữ Hán, thuộc thể văn hùng biện chính luận, có nội dung thông báo một chính sách, một sự kiện trọng đại liên quan đến quốc gia dân tộc, công báo trước toàn dân. Nhan đề tác phẩm có ý nghĩa là bài cáo trọng đại tuyên bố về việc dẹp yên giặc Ngô-một tên gọi hàm ý khinh bỉ căm thù giặc Minh xâm lược. Bài cáo có bố cục chặt chẽ mạch lạc, viết theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục, sử dụng hệ thống hình tượng sinh động, gợi cảm.

"Đại cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi là bản anh hùng ca ca ngợi chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta thế kỉ XV. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, không chỉ lưu giữ những sự kiện lịch sử mà còn lưu truyền lòng yêu nước tự hào dân tộc đến các thế hệ người Việt Nam.

Ngày nay, với xu thế phát triển của thế giới vượt bậc, trước mọi kẻ thù lâm le. Cuộc chiến hiện nay không bằng gươm giáo nữa, mà là chính trị và kinh tế. Vậy mỗi người con dân đất Việt phải có tinh thần như thế nào, và phải làm gì cho đất nước chúng ta. Làm gì để không hổ thẹn khi đọc những áng văn bất hủ, mà đầy tính yêu nước thương dân, tự hào nền văn hiến dân tộc, tinh thần nhân đạo nói chung và của trái tim mỗi người. Người viết cũng rất háo hức với tinh thần chung đó và nhân đây xin trình bày những điều tâm đắc của người viết khi đọc qua tác phẩm này.

3 tháng 3 2021

đọc lại đề đi bạn ơi, sai form thì thôi, lại còn sai cả đề?

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Chủ tướng Lê Lợi căm tức, phẫn uất, đau lòng:

“Ngẫm thù lớn há đội trời chung

 Căm giặc nước thề không cùng sống

 Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

 Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”

- Hành động: dấy quân khởi nghĩa

3 tháng 3 2023

a)

+ Những từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (2) của văn bản như: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “dối trời, lừa dân”, “gây binh, kết oán”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi đã liên tiếp chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng của kẻ thù đối với nhân dân ta bằng biện pháp liệt kê tăng tiến, dồn dập, gây ấn tượng mạnh và có tính biểu cảm cao.

b)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng. Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.

c)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “lương hết mấy tuần”, “quân không một đội.

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn Trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biêu cảm trong diễn đạt.

d)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3b) của của văn bản như: “nghe hơi mà mất vía”, “nín thở cầu thoát thân”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Cách viết liệt kê của Nguyễn Trãi trong đoạn trích này có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quân giặc.

e)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện nhiều trong trích phần (3b) của văn bản như: “trận Bồ Đằng”, “miền Trà Lân”, “đánh một trận”, “đánh hai trận”,...

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Qua ngòi bút Nguyễn Trãi, hình ảnh về chiến thắng vang đội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.

  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a.

- Liệt kê theo từng cặp: đời sống và hoạt động, tâm tư và chí hướng, thơ và văn, sự nghiệp và con người

- Tác dụng: làm nổi bật các khía cạnh, những nét đẹp đa phương diện của Nguyễn Trãi.

b.

- Liệt kê theo từng cặp: lòng yêu nước, thương dân; cái nhân, cái nghĩa; chống ngoại xâm, diệt tàn bạo.

- Tác dụng: làm nổi bật triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

c.

- Liệt kê theo từng cặp: đều hay và đẹp lạ thường

- Tác dụng: làm nổi bật tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.

23 tháng 12 2020

Tham khảo:

Bài thơ Tỏ lòng đúng như tên gọi của nó, bằng những suy nghĩ tâm sự và trải nhiệm của mình, tác giả đã làm nổi bật thêm những vấn vương tơ lòng và mối suy nghĩ vì lí tưởng cao đẹp của nước nhà cũng là một lời dặn dò cho giới trẻ về chí làm trai.Vẻ đẹp của người chiến sĩ không chỉ ở khí chất, sức mạnh mà nó còn thể hiện ở ý chí, cái tâm thức nó gắn liền với chí làm trai. Chí làm trai phải gắn liền với công danh, gắn liền với việc phò vua cứu nước, gắn với trách nhiệm lập công. Đây chính là một món nợ mà một đáng nam nhi phải trả. Phải trả nợ cho dân cho nước. Vào thời Phạm Ngũ Lão, thì việc mang nợ nước nhà, việc phải có công danh đã thôi thúc con người phải phấn đấu, tu dưỡng, bỏ đi những lối sống tầm thường để sẵn sàng hi sinh vì nước nhà.Đối với Phạm Ngũ Lão, ông cảm thấy “thẹn”, vì bản thân ông chưa có tài mưu lược lớn để giúp giết giặc, bảo vệ nước như Vũ Hầu Gia Cát Lượng, ông thẹn vì so với cha ông chưa có gì đáng nói. Nhưng qua lời thẹn đó ta lại thấy một lời thề mãi mãi trung thành, lời thề suốt đời tận tùy với chủ tướng Trần Hưng Đạo. Lấy cái “thẹn” để thể hiện khát vọng, hoài bão để làm được những việc to lớn, xứng đáng hơn. Những người tài giỏi xưa nay đều chất chứa trong mình một nỗi thẹn. Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí và cái tâm của con người thời Trần. Những con người sẵn sàng hi sinh để giành độc lập, tự do cho dân tộc.Qua bài thơ, cho ta biết được sự yêu nước của phạm ngũ lão, và những vị anh hùng của nhà trần yêu nước, biết hi sinh vì đất nước. Đồng thời tác phẩm thể hiện hào khí Đông A.

27 tháng 4 2020

Hình tượng Lê Lợi

“Ta đây…. Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”

- Xưng hô “ta” – chưa phải “trẫm” -> xưng hô khiêm nhường

- “Núi Lam Sơn dấy nghĩa”: trong câu văn nhắc đến địa danh Lam Sơn là nơi Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, tập hợp nhân dân chống lại giặc Minh xâm lược.

- Nguồn gốc xuất thân: “chốn hoang dã nương mình” - Lê Lợi là người con nông dân, sinh ra và lớn lên ở chốn hoang dã

-> Những yếu tố trên chứng tỏ Lê Lợi là con người hết sức bình thường.

Nhưng khi đất nước có giặc ngoại xâm, trong người nông dân bình thường như bao người đó có những tình cảm đặc biệt:

- Lòng căm thù giặc sâu sắc: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “quên ăn vì giận”. Giặc Minh kéo sang xâm lược nước ta với luận điệu “phù Hồ diệt Trần” gây nên bao đau thương, mất mát, đói khổ, lầm than cho nhân dân. Trước thảm cảnh của nhân dân đau khổ, Lê Lợi có lòng căm thù giặc sâu sắc. Con người ấy nhất quyết không đội trời chung, không sống cùng một lãnh thổ với kẻ cuồng bạo. Lòng căm thù ấy khiến ông “quên ăn vì giận”, trải qua bao đắng cay ngọt bùi “mười mấy năm trời”

- Quyết tâm thực hiện lí tưởng: Càng căm thù giặc bao nhiêu thì ý chí đánh đuổi giặc thù càng lớn bấy nhiêu. Quyết tâm của Lê Lợi được thể hiện qua các cụm từ “trằn trọc trong cơn mộng mị”, “băn khoăn một nỗi đồ hồi”. Ngay cả trong mơ cũng nghĩ đến việc nước, Lê Lợi thấu hiểu lẽ thịnh suy của một triều đại nên quyết tâm đánh đuổi quân thù để khôi phục lại đất nước, giải phóng cho nhân dân đói khổ lầm than.

-> Lòng căm thù giặc và quyết tâm đánh đuổi giặc thù là những phẩm chất của người anh hùng.

=> Ở Lê Lợi có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa. Lê Lợi là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân.

19 tháng 6 2017

a, Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa

- Tác giả tập trung khắc họa hình tượng nhân vật Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí

- Một loại những từ ngữ khắc họa phẩm chất, ý chí của lãnh tụ: căm thù giặc, có hoài bão, có ý chí tiêu diệt kẻ thù cứu nước

- Khó khăn buổi đầu:

    + Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài

    + Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ

- Sử dụng chiến thuật quân sự:

    + Nhân dân bốn cõi một nhà

    + Tướng và quân sĩ đồng lòng

    + Đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn

→ Hình tượng Lê Lợi, tác giả Nguyễn Trãi khắc họa được ý chí quyết tâm chống ngoại xâm, tinh thần đoàn kết đồng lòng vượt khó của dân tộc

b, Giai đoạn phản công- Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa

- Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

- Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

* Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều động từ mạnh, nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao

- Hình ảnh quân thù:

- Kết cục bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát: nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...

→ Hình ảnh quân thù được miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập

Qua đó nêu bật khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang, bản chất nhân đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 8 2023

Cách thể hiện khí thế chiến thắng của quân ta và thất bại của quân Minh ở đây có khác với đoạn trước là: Nghệ thuật đối lập đã thể hiện rõ những nét đối cực trong cuộc chiến giữa ta và địch, từ tính chất cuộc chiến cho đến khí thế, sức mạnh, những chiến công và cách ứng xử: “Chẳng đánh mà người chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.

3 tháng 6 2017

a) Giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn được tác giả tái hiện như thế nào? (Có những khó khăn gian khổ gì? Người anh hùng Lê Lợi tiêu biểu cho cuộc khởi nghĩa có ý chí, quyết tâm như thế nào? Sức mạnh nào giúp quân ta chiến thắng?)
b) Khi tái hiện giai đoạn phản công thắng lợi, bài cáo miêu tả bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn:
- Cho biết những trận đánh nào, mỗi trận có đặc điểm gì nổi bật?
- Phân tích những biện pháp nghệ thuật miêu tả thế chiến thắng của ta và sự thất bại của giặc.
- Phân tích tính chất hùng tráng của đoạn văn được gợi lên từ ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu câu văn.