Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở bài
– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.
– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.
– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.
b. Thân bài
Giải thích khái niệm:
– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiểu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…
– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.
– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.
Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:
- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:
+ Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…
+ Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…
- Mục đích của việc học:
+ Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.
+ Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.
+ Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.
- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:
+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học đóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.
+ Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.
--> Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.
Mở rộng, nâng cao vấn đề:
– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.
– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kĩ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.
– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
+ Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
+ Nếu hành mà không học thì sẽ thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.
c. Kết bài
– "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.
– Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.
Trong cuộc sống của chúng ta, có biết bao khó khăn mà ta cần phải vượt qua. Những khó khăn đó như một định luật tự nhiên để ta có thể phát triển và thăng tiến. Nhưng để có thể vượt qua được những khó khăn đó đòi hỏi chúng ta phải có sự kiên trì, bền bỉ. Và Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông." Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu câu nói này của ông!
Đường đi ở đây có nghĩa là con đường mà chúng ta phải đi, phải vượt qua để tiến về phía trước. Trên đường đi của chúng ta chắc chắn sẽ phải có nhiều những con sông, những ngọn núi làm cho chúng ta khó có thể vượt qua. Nhưng con đường đó dù có bao nhiêu sông, bao nhiêu núi, nếu chúng ta không; ngại ngùng, lo âu, sợ hãi hay chán nản, chùn bước, buông xuôi thì ta vẫn có thể vượt qua được nó một cách dễ dàng. Nhìn chung, qua câu nói này, Nguyễn Bá Học muốn ngụ ý cho chúng ta rằng con đường đi cho dù khó mấy thì ta cũng vẫn có thể vượt qua, điều quan trọng là tâm ý của ta có kiên định để vượt qua những khó khăn mà con đường đó mang tới cho ta hay không? Nói sâu hơn thì con đường mà Nguyễn Bá Học muốn nói tới đó là đường đời, chúng ta phải dùng chính sức của mình để vượt qua nó, nếu chỉ biết dựa dẫm, nhờ vả mà không nỗ lực thì sẽ không tài nào vượt qua được.
Khó khăn như là một câu thách đố đòi hỏi chúng ta phải biết vượt qua chính mình bằng cách chỉnh đốn lại nội tâm và làm chủ bản thân. Chỉ có lòng kiên định và ý chí kiên trì bền bỉ mới có thể giúp ta vượt qua được những trở ngại của cuộc sống. Đó là một nền tảng mà bất cứ người nào cũng cần nên có. Chẳng hạn như chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, suốt một đời lo cho nước, cho dân, đi nhiều noi và làm đủ mọi việc. Con đường Người phải đi thật gian lao, vất vả nhưng với ý chí, quyết tâm, nghị lực phi thường. Người đã mang đến cho dân tộc ta ánh sáng của độc lập tự do, một cuộc đời ấm no, hạnh phúc.
Bên cạnh đó cũng còn rất nhiều người không biết dùng sức mình để vượt qua khó khăn, họ chỉ biết dựa dẫm vào người khác. Những người đó là những người không biết vượt qua nhiệm vụ mà cuộc sống đã thử thách chúng ta, thật đáng bị xã hội phê phán. Không nói đâu xa, chỉ cần nói trong học sinh chúng ta. Khi làm bài kiểm tra, những bạn biết tự dùng sức mình để làm bài vẫn hơn những bạn không học mà quay cóp hay mở tập. Dù có thể điểm số khi phát ra của những bạn đó không cao bằng những bạn quay cóp nhưng những bạn đó có thể tự hào vì mình đã không làm những chuyện làm cho lương tâm mình ray rứt. Vì vậy, cho dù khó khăn có thế nào đi nữa thi chúng ta đừng nên nản lòng, hãy vững tâm bước tiếp, có như vậy ta mới có được những bài học sáng suốt để có thể vượt qua những khó khăn của cuộc sống.
Chúng ta không thể biết con đường này, hay nói cách khác là đường đời sẽ dẫn ta đến đâu nếu ta chưa thực sự đi qua nó. Có rất nhiều khả năng mà ta Không thể kiểm soát được. Điều duy nhất có thể làm là ta phải biết làm chủ mình, đưa ra quyết định thật đúng đắn và quyết tâm kiên trì theo đuổi đến cùng. Như vậy không sớm thì muộn ta cũng có thể vượt qua được nó. Cũng như chủ tịch Hổ Chí Minh đã dạy: " Không có việc gì khó - Chi sợ lòng không bền - Đào núi và lấp biển - Quyết chí ắt làm nên."
Chỉ cần có ý chí là chúng ta có thể vượt qua được mọi trở ngại cho dù trở ngại đó có lớn đến mức nào. Khó khăn càng lớn khi ước vọng càng cao, khó khăn càng không thể vượt qua khi khả năng làm chủ bản thân càng thiếu. Vậy tại sao chúng ta không thử quyết tâm, kiên trì theo đuổi một điều gì đó đến cùng để rồi ta có thể nhận được một thành quả lớn như ta đã mơ ước?
Cuộc sống luôn là một bức tranh muôn màu muôn vẻ, còn biết bao nhiêu điều đang chờ đợi ta phía trước. Vì thế hãy dám nghĩ, dám quyết định và lựa chọn con đường đi cho chính bản thân mình, đừng nên chần chừ và do dự. Kiến thức, niềm tin, lòng nhiệt huyết và sự quyết tâm kiên trì vượt khó sẽ là những người bạn đồng hành không thể thiếu của mỗi người chúng ta trên con đường đời ấy.
Bạn tham khảo nhé!
“Cuộc sống đã cho em bao ước mơ màu hồng, cho em bao khát vọng và tình yêu mênh mông… Lời hát ấy cứ ngân vang mãi khiến cho tôi bao lần phải đặt ra câu hỏi “Cuộc sống là gì vậy nhỉ? Cuộc sống tươi đẹp và phong phú đến dường nào?…”. Phải chăng cuộc sống là một cuốn sách thần kì mà mỗi ngày là một trang sách mới?
Bạn ơi! Hàng ngày chúng ta tiếp xúc với thế giới muôn loài và qua đó chúng ta hiểu thêm về ý nghĩa cuộc sống. Trái đất đang quay, nước sông đang chảy, con người đang làm việc… đó là cuộc sống. Mỗi vật xung quanh chúng ta luôn có cuộc sống để tồn tại, sinh sôi và phát triển. Chúng được sinh ra rồi lại chết đi. Con người chúng ta cũng vậy, từ thuở lọt lòng – nhìn thấy mặt trời đến khi tạm biệt với thế giới đang sống là cả một chuỗi thời gian dài. Trong quá trình đó, có khi là khổ đau tận cùng, có khi là hạnh phúc vô bờ. Cái cảm giác đi vào giấc ngủ dài và không bao giờ tỉnh lại có thể làm con người ta hoảng hốt vì phải xa lìa với cuộc sống muôn vàn điều kì diệu đang và sẽ diễn ra. Nhiều lúc suy nghĩ vẩn vơ, tôi bỗng giật mình thót tim rằng “Rồi sẽ có ngày mình như thế*. Quy luật của tự nhiên và cuộc đời không ai có thể tránh khỏi. Thế nhưng để can đảm vượt qua cái “chết” thì mỗi người, ngay bây giờ hãy tự tạo ra cuộc sống có ý nghĩa để tạm thời lãng quên cái chết, để phấn đấu cho cuộc sống hôm nay. Chẳng phải N.A.Ostrovsky trong Thép đã tôi thế đấy đã từng nói: “Cái quý giá nhất của con người là cuộc sống, đời người lạ chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí…”
Hãy thử nghĩ mà xem, cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng . Vậy nó đem lại cho con người điều gì?
Cuộc sống là một vòng quay kì diệu. Trong vòng quay ấy nó đem đến cho con người bao điều bổ ích, lí thú, bao nhiêu bài học, những kiến thức quý giá. Vì sao có nắng? Vì sao có mưa? Vì sao có gió thổi?… Bạn sẽ biết tất cả những điều đó khi tìm hiểu cuộc sống của chúng ta. Cuộc sống sẽ giúp ta hiểu sâu hơn về thế giới bên ngoài, qua đó mở rộng tầm hiểu biết, có cái nhìn và cách đánh giá đúng đắn hơn về mọi vật. Cuộc sống luôn kích thích tính tò mò, tìm tòi, học hỏi cho mọi người. Để có được nhiều hiểu biết về cuộc sống, chắc chắn bạn cũng phải yêu cuộc sống nhiều lắm đó!
Cuộc sống còn làm phong phú cho tâm hồn của con người. Không có tâm hồn đẹp thì con người cũng sẽ chỉ là những vật vô tri vô giác, không có tình cảm, tâm tình. Nhiều lúc tôi để ý, chỉ là chuyện một chiếc lá rơi, một con chim bé nhỏ bị chết cũng khiến trái tim con người phải rung động, xót thương. Cuộc sống là vậy, nó tạo cho ta tình yêu muôn vật, muôn loài. Không có cuộc sống, sao con người biết yêu, biết ghét và còn nhiều trạng thái tâm lí khác nữa. Cuộc sống cho tôi biết yêu ông bà, bố mẹ, thầy cô, bạn bè… Thật hạnh phúc biết bao khi cuộc sống đã đem đến cho tôi những người thân thương và những người bạn tri âm tri kỉ để chia sẻ niềm vui nỗi buồn với tôi.
Ồ ! Cuộc sống của tôi đang vui lắm các bạn ạ! Tôi đang sống trong tuổi học trò, một thế giới vui vẻ, đầy những ước mơ đẹp đẽ. Đó là phép màu mà cuộc sống ban tặng cho tôi. Tuy nhiên không có thứ gì là hoàn hảo cả, đôi khi tôi đã thất vọng về cuộc sống. Tôi cũng buồn nhiều lắm, có những nỗi buồn khiến tôi phải bật khóc nức nở. Nhưng có sao đâu, tôi luôn nghĩ rằng nhờ có cuộc sống mà tôi khôn lớn và trưởng thành lên.
Cuộc sống mến thương ơi! Bạn là gì mà chúng tôi luôn hướng tới, suy nghĩ và chờ đợi bạn? Cuộc sống đúng là một kho báu vô giá và tuyệt đẹp. Vì vậy chúng ta phải sống làm sao cho thật tốt và ý nghĩa để không lãng phí một quà tặng tuyệt vời mà Thượng đế đã ban cho chúng ta.
a. Mở bài
– Từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được đề cao. Việc học là một quá trình liên tục, lâu dài, gắn bó với con người trong suốt cuộc đời.
– Nếu chỉ học kiến thức mà không vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống thì việc học chẳng mang lại cho ta những kết quả như ta mong muốn.
– Việc học bao giờ cũng phải đi đôi với hành.
b. Thân bài
Giải thích khái niệm:
– Học là gì? Học ở đây được hiểu là một quá trình thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người khác truyền lại hoặc tự mình tìm hiếu tiếp nhận kiến thức trong sách báo, truyền hình,…
– Hành là gì? Hành là thực hành. Lấy những điều đã học áp dụng để kiểm nghiệm thành kĩ năng.
– Thế nào là học đi đôi với hành? Nghĩa là sau khi tiếp thu được những kiến thức do người khác truyền lại hoặc tự mình học hỏi thì đem những cái đã học được vào thực tế để kiểm tra độ đúng hay sai, để làm sinh động nó.
Bàn bạc, nhận xét, đánh giá:
- Những con đường học để tiếp thu kiến thức:
+ Tiếp thu kiến thức của nhân loại dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo.
+ Tiếp thu kiến thức qua việc dạy dỗ của ông bà, cha mẹ, anh em…
+ Tiếp thu kiến thức qua con đường tự học: học trong sách vở, tài liệu, ti vi. học trong cuộc sống,…
- Mục đích của việc học:
+ Quá trình học nhằm đến một mục đích chung, đó là làm phong phú những hiểu biết của mình. Giúp mình mở rộng hơn, hiểu sâu hơn những kiến thức của nhân loại.
+ Nhằm trang bị cho chúng ta những kiến thức, kĩ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, để từ đó ta vận dụng vào lao động sản xuất, tạo ra của cải vật chất, … góp phần đưa xã hội ngày một phát triển.
+ Nhằm phát triển nhân cách một cách toàn diện.
- Phương châm "Học đi đôi với hành" là hoàn toàn đúng, vì:
+ Trong mối quan hệ giữa học với hành, học dóng vai trò quyết định. Vì nếu không học được những kiến thức cho mình, thì lấy đâu ra kiến thức để vận dụng vào thực tế cuộc sống mà kiểm nghiệm xem nó đúng hay sai, tốt hay chưa tốt.
+ Nếu chỉ biết học lí thuyết mà không biết đến thực hành thì những lí thuyết ta học cùng chẳng có tác dụng là bao trong cuộc sống. Ví dụ: Một sinh viên học để ra làm một bác sĩ phẫu thuật, nếu chỉ học lí thuyết mà không được thực hành thì khi tốt nghiệp ra trường liệu tay nghề sẽ ra sao? Hay một kĩ sư nông nghiệp mà chỉ suốt ngày gắn với lí thuyết chẳng thực hành bao giờ, liệu lí thuyết đã học ấy có tác dụng dụng như thế nào đối với việc phát triển chăn nuôi, trồng trọt của đất nước.
→ Chúng ta không được học lí thuyết suông mà phải biết áp dụng những lí thuyết đó vào cuộc sống. Chúng ta phải biến những kiến thức đã học thành những tri thức phục vụ cuộc sống. Để thực hiện được điều đó, trước hết chúng ta phải học lí thuyết thật chắc, thật giỏi.
Mở rộng, nâng cao vấn đề:
– Ngày nay, việc học đi đôi với hành đã được đề cao, được quan tâm một cách nghiêm túc.
– Nhưng vẫn còn những trường hợp học sinh, sinh viên được học lý thuyết nhưng ít được thực hành. Ví dụ, ở một số trường phổ thông, học lí thuyết về môn Hoá, môn Lí, chưa thể có 100% học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, ở các trường học nghề, các máy móc dùng để thực hành có khi đã cũ kỉ, lạc hậu so với thực tại. Như vậy, hành chẳng có tác dụng.
– Cần phê phán những quan điểm sai lầm:
+ Học mà không thực hành: Con người sẽ trở nên viển vông không thực tế Khi đó sẽ nhìn vấn đề một cách phiến diện. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam, lối học thông dụng là "tầm chương trích cú". Cuối cùng những kẻ sĩ được đào tạo chỉ biết sách vở, thiếu thực tiễn. Từ đó làm cho xă hội bị trì trệ, kém phát triển.
+ Nếu hành mà không học thì số thiếu đi kiến thức cơ bản. Mọi thành quả trong lao động chỉ dựa vào những kinh nghiệm của cá nhân. Nhất định thành công ấy sẽ không tiếp tục, không bền vững.
c. Kết bài
– "Học đi đôi với hành" là một phương châm học tập khoa học, rất quan trọng trong xã hội ngày nay.
– Phải biết kết hợp vừa học lí thuyết, vừa biết thực hành nhuần nhuyễn những điều đã học. Điều đó giúp chúng ta rèn luyện mình trở thành người có ích cho xã hội.
– Bản thân phải biết "học đi đôi với hành" đế trở thành người có ích cho cộng đồng, cho đất nước.