Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1)Thuận lợi:
_Giàu tài nguyên
_Khí hậu cận xích đạo, trữ năng thuỷ điện lớn
_Khoáng sản có trữ lượng lớn: quặng bô xít (hơn 3 tỉ tấn)
_Nhiều dân tộc => có nhiều kinh nghiệm sản xuất trên địa hình dốc
_Người dân cần cù chịu khó
_Có nhiều nét văn hoá độc đáo => du lịch phát triển
2)Khó khăn:
_Thiếu nước trầm trọng vào mùa khô
_Mật độ dân số thấp(N1999 là 75 ng/km°)
_Tỉ lệ hộ nghèo cao(N1999 là 21,2%)
_Tỉ lệ người lớn biết chữ thấp
a) Thuận lợi
- Vị trí địa lí: giáp Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia. Vì thế, Tây Nguyên có điều kiện để mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá với các vùng trong nước và các nước trong Tiểu vùng Mê Công.
- Điều kiện tự nhiên:
+ Đất: Các cao nguyên xếp tầng. Phần lớn là đất feralit hình thành trên đá badan, địa hình tương đốì bằng phẳng nên rất thuận lợi cho việc thành lập các nông trường và vùng chuyên canh quy mô lớn.
+ Khí hậu cận xích đạo, lại có sự phân hóa theo độ cao. Vì thế, ở Tây Nguyên có thể trồng các cây công nghiệp nhiệt đới (cà phê, cao su, hồ tiêu) và cả các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới (chè,...) khá thuận lợi.
+ Tài nguyên nước khá phong phú, nhất là tài nguyên nước ngầm, rất quan trọng cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp vào mùa khô. Trữ năng thủy điện và thủy lợi trên các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai tương đối lớn.
+ Rừng chiếm tới 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ có thể khai thác của cả nước. Trong rừng còn nhiều rừng gỗ quý (cẩm lai, gụ mật, nghiên, trắc, sến), nhiều chim, thú quý (voi, bò tót, gấu...).
+ Khoáng sản có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn.
+ Tài nguyên du lịch sinh thái rất phong phú. Đà Lạt là thành phố nghỉ mát trên núi nổi tiếng.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Số dân gần 4,9 triệu người, chiếm 5,8% số dân cả nước (năm 2006).
+ Là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người (Xêđăng, Bana, Giarai, Êđê, Cơho, Mạ, Mơnông...) với truyền thống văn hoá độc đáo.
+ Có các di sản về văn hóa, lễ hội độc đáo... thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.
b) Khó khăn
- Thiếu nước tưới vào mùa khô, đe dọa xói mòn đất trong mùa mưa.
- Thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học - kĩ thuật.
- Mức sống của nhân dân còn thấp, tỉ lệ người chưa biết đọc, biết viết còn cao.
- Cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn nhiều, trước hết là mạng lưới đường giao thông, các cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, dịch vụ kĩ thuật.
- Công nghiệp trong vùng mới trong giai đoạn hình thành, với các trung tâm công nghiệp nhỏ và điểm công nghiệp.
Có thể lấy ví dụ về vị trí địa lí của nước ta:
+ Thuận lợi: Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động nhất thế giới, nằm gần trung tâm Đông Nam Á, ở vị trí trung gian chuyển tiếp, tiếp giáp với các lục địa và đại dương, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
+ Khó khăn: Có những bất lợi về khí hậu, thời tiết do ảnh hưởng của vị trí địa lí (lũ lụt, hạn hán, bão,…).
công nghiệp cơ khí phát triển mạnh ở những nước kinh tế phát triển vì:
-Ở những nước có kinh tế phát triển chính phủ ở đó có điều kiện để xây dựng và làm cho cơ khí nơi đây phát triển mạnh
- Ở đây họ có kinh tế và thuê được nhiều thợ giỏi, tốt về làm cơ khí
−> Từ đó công nghiệp cơ khí phát triển mạnh ở những nước có kinh tế phát triển
- Các nguồn lực phát triển kinh tế bao gồm có nội lực và ngoại lực.
- Mỗi loại nguồn lực sẽ đóng vai trò khác nhau đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.
Đáp án là B
Với sự phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia nguồn lực có vai trò quyết định là nội lực (các nguồn tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, vị trí địa lí,...).
Đáp án D