K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 4 2016

1.a) chúng ta bắt đầu học hát

   b ) trên cành ,chim hót líu lo

    c) những bông hoa đua nhau nở rộ

    d) chúng em cười đùa vui vẻ

2.a) khi học lớp 5 , hải học rất giỏi môn toán

    b) lúc dế choắt chết, dế mèn rất hối hận,ăn năng

     c) buổi sáng , mặt trời giống như những đóm lửa

      d) trong thời gian nghỉ hè , chúng tôi được nghỉ ngơi và vui chơi thỏa thích

4 tháng 4 2016

 1a. Học sinh

b. Chim

c. Hoa.

d. Chúng em

2a. Hải học rất giỏi

b. Dế Mèn rất ân hận.

c. Mặt trời đạp xe lên đỉnh núi.

d. Chúng tôi đi cắm trạibanhqua

Họ tên: ………………………...Lớp: …………… KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: TIẾNG VIỆTThời gian: 45’I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau. c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền...
Đọc tiếp

Họ tên: ………………………...

Lớp: ……………

 

KIỂM TRA 1 TIẾT

 

MÔN: TIẾNG VIỆT

Thời gian: 45’

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM

Ü Đọc kĩ và khoanh tròn đáp án đúng nhất.

1/ Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ?

a. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. b. Miền Nam đi trước về sau.

c. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. d. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác.

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ.

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B)

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

II/ PHẦN TỰ LUẬN: (1,5đ)

Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa? Có mấy kiểu nhân hóa, kể tên?

III/ PHẦN BÀI TẬP: (2,5đ)

1/ Chỉ ra phép hoán dụ trong những câu thơ, câu văn sau và cho biết mối quan hệ giữa các sự vật trong phép hoán dụ là gì? (Kiểu hoán dụ) (1đ)

a/ Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm mà vẫn quanh năm đói rách. Làng xóm ta ngày nay bốn mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. (Hồ Chí Minh)

b/ Vì lợi ích mười năm trồng cây,

Vì lợi ích trăm năm trồng người. (Hồ Chí Minh)

2/ Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau. Cho biết mỗi vị ngữ có cấu tạo như thế nào? (Là động từ, cụm động từ, tính từ …) (1đ)

Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

3/ Đặt 2 câu theo yêu cầu sau: (0,5đ)

a/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Làm gì? để kể lại việc tốt em mới làm được.

b/ Một câu có vị ngữ trả lời câu hỏi Như thế nào? để tả hình dáng hoặc tính tình đáng yêu của một bạn trong lớp em.

9
6 tháng 11 2016

2/ Hai câu thơ sau thuộc kiểu hoán dụ nào? “Bàn tay ta làm nên tất cả

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

a. Lấy một phận để gọi toàn thể. b. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

c. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật. d. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

3/ Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu?

a. Trạng ngữ b. Chủ ngữ c. Vị ngữ d. Chủ ngữ và vị ngữ

4/ Cho câu văn sau: Mặt trời nhú lên dần dần.

Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?

a. Động từ b. Cụm động từ c. Tính từ d. Cụm tính từ

5/ Cho câu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù.

Chủ ngữ trong câu trên trả lời cho câu hỏi gì?

a. Ai? b. Việc gì? c. Con gì? d. Cái gì?

6/ Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi:

a. Một cụm C – V b. Hai cụm C – V ( lý thuyết trong SGK )

c. Hai hoặc nhiều cụm C – V d. Tất cả đều sai.

7/ Câu trần thuật đơn có tác dụng gì ?

a. Dùng để hỏi. b. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét.

c. Dùng để cầu khiến d. Dùng để bộc lộ cảm xúc.

8/ Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

a. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. b. Chim én về theo mùa gặt.

c. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. d. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. ( xem lại đề bài zùm mình nhé! )

9/ Trong câu: “Tre giúp người trăm nghìn công việc”. Chủ ngữ của câu được cấu tạo như thế nào?

a. Danh từ b. Đại từ c. Tính từ d. Động từ

10/ Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào?

a. Động từ, danh từ b. Động từ, tính từ c. Tính từ, danh từ d. Tất cả đều sai.

11/ Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa:

“Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, câu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả”

a. 5 danh từ b. 7 danh từ c. 6 danh từ d. 9 danh từ

12/ Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc”.

Vị ngữ của câu trên là:

a. Lớn lên b. Cứng cáp, dẻo dai

c. Dẻo dai, vững chắc d. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

13/ Câu văn nào có sử dụng phó từ?

a. Cô ấy cũng có răng khểnh. b. Mặt em bé tròn như trăng rằm

c. Da chị ấy mịn như nhung d. Chân anh ta dài nghêu

14/ Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?

a. Sự vật được so sánh (vế A), từ so sánh, sự vật so sánh (vế B) ( lý thuyết trong SGK )

b. Từ so sánh, sự vật so sánh, phương diện so sánh.

c. Sự vật đượcc so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.

d. Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.

15/ Trong câu “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” thuộc loại so sánh:

a. So sánh không ngang bằng b. Không có phép so sánh.

c. So sánh ngang bằng d. Tất cả đều sai.

16/ Tác dụng của phép so sánh ở câu: “Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc” trên là:

a. Gợi hình, gợi cảm cho sự vật, sự việc được miêu tả thêm cụ thể, sinh động.

b. Làm cho câu văn trở nên đưa đầy hơn.

c. Thể hiện tình cảm sâu sắc của người viết.

d. Không có tác dụng.

17/ Có mấy loại so sánh?

a. Một b. Hai c. Ba d. Bốn.

18/ Phép nhân hóa trong câu ca dao sau được tạo ra bằng cách nào?

Vì mây chi núi lên trời

Vì chưng gió thổi hoa cười với trăng.

a. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

b. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật.

c. Dùng những từ vốn chỉ tính chất

d. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

19/ Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa?

a. Cây dừa sải tay bơi b. Cỏ gà rung tai.

c. Bố em đi cày về. d. Kiến hành quân đầy đường.

20/ Phép nhân hóa thường có kiểu gì?

a. Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.

b.Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

c. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.

d. Tất cả các ý trên đều đúng.

21/ Ẩn dụ có tác dụng như thế nào?

a. Bình thường. b. Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn.

c. Cả 2 ý đều đúng. d. Cả hai đều sai.

22/ Hình thức của ẩn dụ?

a. Thường có hai sự vật tương đồng cùng xuất hiện. b. Vế A thường ẩn đi, chỉ còn vế B

c.. Thường biến các sự vật có hoạt động giống như con người. d. Tất cả đều sai.

23/ Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ gì

Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”. (Khương Hữu Dũng)

a. Ẩn dụ hình thức. b. Ẩn dụ cách thức. c. Ẩn dụ phẩm chất. d. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

24 / Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?

Mồ hôi mà đổ xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

a. Chỉ người lao động. b. Chỉ công việc lao động.

c. Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả. d. Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.

6 tháng 11 2016

nhìn hao cả mắt

Câu 1 : Đọc các ví dụ sauVD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không ngheVD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấyVD3 : Da cô ấy rất ăn nắnga) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốcCâu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúnga) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp...
Đọc tiếp

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc

Câu 2: Gạch chân những từ được dùng chưa phù hợp và hãy sửa lại cho đúng

a) Cảnh ngày mùa ở Mễ Trề đẹp như một bức tranh quê

b) Đôi mắt bà tròn se và long lanh trông thật hiền dịu

Câu 3: Đọc đoạn trích sau

Chốc chốc , ngước mặt khỏi trang giấy , tôi thấy thầy Ha- men đưng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy … Bạn nghĩ mà xem ! Từ bốn mươi năm nay , thầy vẫn ngồi ở chỗ đó , vóc khoảnh sân trước mặt và lớp học y nguyên .

a) Gạch những danh từ có trong đoạn trích

b) Nhặt ra những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên

Câu 4: Viết một đoạn văn ( khoảng 5 đến 7 dòng ) với chủ đề người thân yêu nhất của em . Trong đó có sử dụng cụm danh từ , gạch dưới cụm danh từ đó.

1
24 tháng 11 2016

Câu 1 : Đọc các ví dụ sau

VD1 : Nó giận giữ bỏ đi , mẹ nó gọi vào ăn cơm , nó vờ không nghe

VD2 : Đi chơi không xin phép , về dễ bị ăn đòn lắm đấy

VD3 : Da cô ấy rất ăn nắng

a) Từ ăn trong câu nào dược sử dụng với nghĩa gốc

Từ ăn ở ví dụ 1 là nghĩa gốc

b) Em hãy đặt câu co từ ăn được dùng với nghĩa gốc.

Nó đang ăn cơm với gia đình.

Bạn lưu ý nhé, nếu đăng bài chỉ nên đăng riêng câu hỏi và khj viết câu hỏi bạn viết zùm mình không in đậm nhé! CHứ nhìn vậy mình ko hiểu gì hết ( các bạn khác )

Con yêu Mẹ trong khoảng trời nhung nhớCon nhỏ dại chưa thấu chi mọi sựPhải ra đi giữa biển đời lớn rộngÐể Mẹ chiều mắt ngóng, mắt trông Con yêu Mẹ nơi khoảng trời xa vắngChiều nhớ thương, thoảng bật tiếng khóc hờnÐêm khuya khoắt Mẹ giật mình trở giấcThao thức nhìn đêm tối đếm thời gian Con yêu Mẹ cả khoảng trời ao ướcVẫn mong con ngày được rạng tương laiCho Mẹ bớt...
Đọc tiếp

Con yêu Mẹ trong khoảng trời nhung nhớ

Con nhỏ dại chưa thấu chi mọi sự

Phải ra đi giữa biển đời lớn rộng

Ðể Mẹ chiều mắt ngóng, mắt trông

 

Con yêu Mẹ nơi khoảng trời xa vắng

Chiều nhớ thương, thoảng bật tiếng khóc hờn

Ðêm khuya khoắt Mẹ giật mình trở giấc

Thao thức nhìn đêm tối đếm thời gian

 

Con yêu Mẹ cả khoảng trời ao ước

Vẫn mong con ngày được rạng tương lai

Cho Mẹ bớt nghe lòng đau tức tưởi

Nở nụ cười ngọt lịm những thương yêu

 

Con yêu Mẹ một khoảng trời kỷ niệm

Mẹ của con không son phấn kiêu sa

Mẹ thiết tha như suối mát ngọt ngào

Con yêu Mẹ chữ hiếu nào cho đủ !

 

Con yêu Mẹ ..cả khoảng trời diệu vợi

Hằng đêm về con cầu xin Thượng Ðế

Cho Mẹ yêu vơi bớt nỗi nhọc nhằn

Cho đêm xuống Mẹ yên bình giấc ngủ ...

 



 

12
23 tháng 5 2016

Hỏi cái gì vậy?

23 tháng 5 2016

Bạn làm thơ à?

29 tháng 10 2016

Mặt hoa nên yêu sao

Mặt trơ nên khó trao tiếng cười

nhìn mặt ngựa chẳng ưa

Mặt dơi lệ thì chừa đừng ham

vẻ mặt lớn đường hoàng

Mặt búng nên chớ màng trẻ con

Mặt cắt nên chẳng còn

Mặt sắt nhưng rút bòn ra oai

Mặt như là sóng soài

Mặt xanh vẫn tiếc hoài tuổi xuân.

25 tháng 10 2016

nên

nên

nhìn

lệ

vẻ

nên

nên

nhưng

vẫn

26 tháng 10 2016

Mặt hoa nen yêu sao

Mặt trơ nen kho trao tiếng cười

nhin mặt ngựa chẳng ưa

Mặt dơi le thi chừa dùng ham

ve mặt lớn đừng hoàng

Mặt búng nen cho màng trẻ con

Mặt cắt nen chẳng còn

Mặt sắt nhung rút bòn ra oai

Mặt nhusong soài

Mặt xanh van tiếc hoài tuổi xuân

 

thưa các thầy cô ở học24htuy ko phải 20-11 nhưng đây là 1 chút lòng thành của em Thầy và chuyến đò xưa  Lặng xuôi năm tháng êm trôiCon đò kể chuyện một thời rất xưaRằng người chèo chống đón đưaMặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiềuBay lên tựa những cánh diềuKhách ngày xưa đó ít nhiều lãng quênRời xa bến nước quên tênGiờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cườiGiọt sương rơi mặn...
Đọc tiếp

thayco.jpgthưa các thầy cô ở học24h

tuy ko phải 20-11 nhưng đây là 1 chút lòng thành của em



 


Thầy và chuyến đò xưa
 

Lặng xuôi năm tháng êm trôi

Con đò kể chuyện một thời rất xưa

Rằng người chèo chống đón đưa

Mặc cho bụi phấn giữa trưa rơi nhiều

Bay lên tựa những cánh diều

Khách ngày xưa đó ít nhiều lãng quên

Rời xa bến nước quên tên

Giờ sông vắng lặng buồn tênh tiếng cười

Giọt sương rơi mặn bên đời

Tóc thầy bạc trắng giữa trời chiều đông

Mắt thầy mòn mỏi xa trông

Cây bơ vơ đứng giữa dòng thời gian...

Nguyễn Quốc Đạt

Con với thầy

Con với thầy

Người dưng nước lã

Con với thầy

Khác nhau thế hệ

Đã nhiều lần tôi tự hỏi mình

Mười mấy ngàn ngày không gặp lại

Những thầy giáo dạy tôi ngày thơ dại

Vẫn bên tôi dằng dặc hành trình

Vẫn theo tôi những lời động viên

Mỗi khi tôi lầm lỡ

Vẫn theo tôi những lời nhắc nhở

Mỗi khi tôi tìm được vinh quang...

Qua buồn vui, qua những thăng trầm

Câu trả lời sáng lên lấp lánh

Với tôi thầy ký thác

Thầy gửi tôi khát vọng người cha

Đường vẫn dài và xa

Thầy giáo cũ đón tôi từng bước!

Từng bước một tôi bước

Với kỷ niệm thầy tôi...

Phạm Minh Dũng

Lời ru của thầy

Mỗi nghề có một lời ru

Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây

Con sông của mẹ đường cày của cha

Bắt đầu cái tuổi lên ba

Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em

Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm

Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu!

Thầy không ru đủ nghìn câu

Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời

Tuổi thơ em có một thời

Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn

Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây

Thầy ru hết cả mê say

Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm

Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày

Trong em hạt chữ xếp dày

Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm

Từ trong vòm mát ngôi trường

Xin lời ru được dẫn đường em đi

(Con đường thầy ngỡ đôi khi

Tuổi thơ lăn một vòng bi tới rồi!)

Hẳn là thầy cũng già thôi

Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em

Thì dù phấn trắng bảng đen

Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình

Đoàn Vị Thượng

Xin lỗi các em

Tôi đâu phải người làm nông

Cày xong đánh giấc say nồng một hơi

Chuông reo tan buổi dạy rồi

Còn nghe ray rứt nỗi đời chưa yên.

Trách mình đứng trước các em

Dửng dưng cả tiếng hồn nhiên gọi: Thầy!

Rụng dần theo bụi phấn bay

Ước mơ một thuở căng đầy tuổi xanh

Dẫu là lời giảng của mình

Cơn ho chợt đến vô tình cắt ngang

Dẫu là tiết học vừa tan

Bước qua cửa lớp đôi lần hụt hơi!

Hiểu dùm tôi các em ơi

Giấu bao ám ảnh khôn nguôi từng giờ

Cảnh đời chộn rộn bán mua

Áo cơm nào dễ chi đùa với ai.

Vờ quên cuộc sống bên ngoài

Nhiều điều xa lạ nói hoài riết quen

Dở hay, yêu ghét, trắng đen

Còn bao sự thật đã nhìn thẳng đâu

Ai còn dằn vặt đêm sâu

Trong từng sợi tóc bạc màu truân chuyên

Thật lòng tạ lỗi các em

Hiểu ra khi đã lớn lên mai này!

Trần Ngọc Hưởng

Bụi phấn xa rồi

Ngẩn ngơ chiều khi nắng vàng phai

Thương nhớ ngày xưa chất ngất hồn

Một mình thơ thẩn đi tìm lại

Một thoáng hương xưa dưới mái trường

Cho dẫu xa rồi vẫn nhớ thương,

Nầy bàn ghế cũ, nầy hàng me

Bảng đen nằm nhớ người bạn trẻ

Bụi phấn xa rồi... gửi chút hương!

Bạn cũ bây giờ xa tôi lắm

Mỗi đứa một nơi cách biệt rồi!

Cuộc đời cũng tựa như trang sách

Thư viện mênh mông, nhớ mặt trời!!!

Nước mắt bây giờ để nhớ ai???

Buồn cho năm tháng hững hờ xa

Tìm đâu hình bóng còn vương lại?

Tôi nhớ thầy tôi, nhớ... xót xa!

Như còn đâu đây tiếng giảng bài

Từng trang giáo án vẫn còn nguyên

Cuộc đời cho dẫu về muôn nẻo

Vẫn nhớ thầy ơi! Chẳng thể quên!!!

Thái Mộng Trinh

Nhớ cô giáo trường làng cũ

Bao năm lên phố, xa làng

Nhớ con bướm trắng hoa vàng lối quê

Nhớ bài tập đọc a ê

Thương cô giáo cũ mơ về tuổi thơ

Xiêu nghiêng nét chữ dại khờ

Tay cô cầm ấm đến giờ lòng em.

Vở ngày thơ ấu lần xem

Tình cô như mẹ biết đem sánh gì.

Tờ i nguệch ngoạc bút chì

Thấm màu mực đỏ điểm ghi bên lề

Thương trường cũ, nhớ làng quê

Mơ sao được một ngày về thăm Cô !

Nguyễn Văn Thiên

Hoa và ngày 20-11

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy

Còn rung rinh sắc thắm tươi

20-11 ngày năm ấy

Thầy tôi tuổi vừa đôi mươi

Cô tôi mặc áo dài trắng

Tóc xanh cài một nụ hồng

Ngỡ mùa xuân sang quá

Học trò ngơ ngẩn chờ trông...

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...

Xuân sang, thầy đã bốn mươi

Mái tóc chuyển màu bụi phấn

Nhành hoa cô có còn cài?

Nụ hoa hồng ngày xưa ấy...

Tà áo dài trắng nơi nao,

Thầy cô - những mùa quả ngọt

Em bỗng thành hoa lúc nào.

Phạm Thị Thanh Nhàn

Nghe thầy đọc thơ

Em nghe thầy đọc bao ngày

Tiếng thơ đỏ nắng xanh cây quê nhà

Mái chèo nghe vọng sông xa

Êm êm như tiếng của bà năm xưa

Nghe trăng thuở động tàu dừa

Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời

Thêm yêu tiếng hát mẹ cười

Yêu thơ em thấy đất trời đẹp ra…

Trần Đăng Khoa

Nắng ấm sân trường

Cây điệp già xòe rộng tán yêu thương

Lá lấp lánh cười duyên cùng bóng nắng

Giờ đang học, mảng sân vuông lặng vắng

Chim chuyền cành buông tiếng lạnh bâng qươ

Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ

Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa

Và cả gió cũng biết mê thơ nữa

Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm.

Cả lớp say theo từng nhịp bổng trầm

Điệp từng bông vàng ngây rơi xoay tít

Ngày vẫn xuân, chim từng đôi ríu rít

Sà xuống sân tắm nắng ấm màu xanh

Em ngồi yên uống suối mật trong lành

Thời gian như dừng trôi không bước nữa

Không gian cũng nằm yên không dám cựa

Ngại ngoài kia nắng ấm sẽ thôi vàng

Sân trường căng rộng ngực đến thênh thang

Kiêu hãng khoe trên mình màu nắng ấm

Lời thơ thầy vẫn nhịp nhàng sâu lắng

Nắng ấm hơn nhờ giọng ấm của người...

Nguyễn Liên Châu

Thầy

Cơn gió vô tình thổi mạnh sáng nay

Con bỗng thấy tóc thầy bạc trắng

Cứ tự nhủ rằng đó là bụi phấn

Mà sao lòng xao xuyến mãi không nguôi

Bao năm rồi ? Đã bao năm rồi hở ? Thầy ơi ...

Lớp học trò ra đi, còn thầy ở lại

Mái chèo đó là những viên phấn trắng

Và thầy là người đưa đò cần mẫn

Cho chúng con định hướng tương lai

Thời gian ơi xin dừng lại đừng trôi

Cho chúng con khoanh tay cúi đầu lần nữa

Gọi tiếng thầy với tất cả tin yêu ...

 
9
12 tháng 12 2016

hay lắm bnhihi

8 tháng 12 2016

Ngắn thoy ! Tốn S !! Gửi dăm 3 bài

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh...
Đọc tiếp

Câu 1: Vì sao truyện Thánh Gióng được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Đó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.
B. Đó là câu chuyện được kể truyền miệng từ đời này qua đời khác.
C. Đó là câu chuyện liên quan đến các nhân vật lịch sử.
D. Đó là câu chuyện dân gian về các anh hùng thời xưa.
Câu 2: Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh Thủy Tinh là:
A. Sự ngưỡng mộ sơn tinh, lòng căm ghét thủy tinh
B. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh
C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta
D. cuộc tranh chấp giữa các bộ tộc
Câu 3: Truyện Thạch sanh thể hiện ước mơ gì của nhân dân lao động?
A. Sức mạnh của nhân dân
B. Công bằng xã hội
C. Cái thiện chiến thắng cái ác
D. Ý kiến của em :
Câu 4: Tiếng cười trong truyện Em Bé Thông Minh có ý nghĩa gì?
A. Đả kích,phê phán quan lại,vua chúa
B. Thể hiện sự yêu quý nhân vật chính, niềm vui sướng trước chiến thắng của nhân vật
C. Ca ngợi tài trí của nhân dân lao động
D. Ý kiến của em:

GIÚP TỚ VỚI ! MAI CÔ KT RỒI

 

 

5
28 tháng 10 2016

1.A

2.C

3.C

4.B

28 tháng 10 2016

Câu 1.A. Vì nó là câu chuyện dân gian có nhiều yếu tố kì ảo và liên quan đến sự thật lịch sử.

Câu 2.C. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.

Câu 3.C Cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 4.D.Ý kiến của em : tạo nên sự vui vẻ trong đời sống hằng ngày

Đặc điểm quan trọng nhất của truyền thuyết là gì?A. Là truyện dân gian B. Có yếu tố kì ảoC. Có cốt lõi là sự thật lịch sử D. Thể hiện thái độ của nhân dânCâu 2.Nhận xét sau đây đúng với thể loại Văn học dân gian nào?“Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng”A. Thần thoại.B. Cổ tíchC. Truyền thuyết.D. Truyện cư­ời.Câu 3:Chi tiết nào dưới...
Đọc tiếp
Đặc điểm quan trọng nhất của truyền thuyết là gì?
  • A. Là truyện dân gian
  • B. Có yếu tố kì ảo
  • C. Có cốt lõi là sự thật lịch sử
  • D. Thể hiện thái độ của nhân dân
Câu 2.
Nhận xét sau đây đúng với thể loại Văn học dân gian nào?
“Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng”
  • A. Thần thoại.
  • B. Cổ tích
  • C. Truyền thuyết.
  • D. Truyện cư­ời.
Câu 3:
Chi tiết nào dưới đây trong truyện Thánh Gióng không liên quan đến hiện thực lịch sử?
  • A. Đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng
  • B. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm lược.
  • C. Chú bé lớn nhanh như thổi.
  • D. Hiện nay vẫn còn đền thờ …
Câu 4:
Truyện cổ tích thường kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử. Đúng hay sai?
  • A. Đúng
  • B. Sai
Câu 5:
Nhân vật Phù Đổng Thiên Vương xuất hiện trong văn bản nào?
  • A. Thánh Gióng
  • B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • C. Con rồng cháu tiên
  • D. Bánh chưng bánh giầy
Câu 6:
Truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ ?
  • A. Chống thiên tai và chế ngự lũ lụt
  • B. Dựng nước của vua Hùng
  • C. Giữ nước của vua Hùng
  • D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc vua Hùng.
Câu 7:
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?
  • A. Cổ tích
  • B. Truyền thuyết
  • C. Truyện cười
  • D. Ngụ ngôn.
Câu 8:
Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh là:
  • A. Vua Hùng kén rể.
  • B. Vua ra lễ vật không công bằng.
  • C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
  • D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
Câu 9:
Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm khi nào?
  • A. Lê thận kéo được lưỡi gươm.
  • B. Lê Lợi nhặt chuôi gươm.
  • C. Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa.
  • D. Khi Lê Lợi hoàn gươm.
Câu 10:
Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là gì?
  • A. Ca ngợi tài năng, trí tuệ con người.
  • B. Phê phán những kẻ ngu dốt.
  • C. Khẳng định sức mạnh của con người.
  • D. Gây cười.
Câu 11:
Tại sao em bé trong văn bản “Em bé thông minh” được hưởng vinh quang?
  • A. Nhờ may mắn và tinh ranh
  • B. Nhờ thông minh, hiểu biết.
  • C. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh
  • D. Nhờ có vua yêu mến
Câu 12:
Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước:
  • A. Chống giặc ngoại xâm
  • B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
  • C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa
  • D. Giữ gìn ngôi vua.
Câu 13:
Thần Tản Viên là ai?
  • A. Lạc Long Quân
  • B. Lang Liêu
  • C. Thủy Tinh
  • D. Sơn Tinh
Câu 14:
Nhận định nào sau đây đúng về khái niệm của từ:
  • A. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo tiếng
  • B. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu
  • C.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo văn bản.
  • D. B và C
Câu 15:
Trong các dòng sau đây, dòng nào là từ láy?
  • A. Mệt mỏi
  • B. Tốt tươi
  • C. Lung linh.
  • D. Ăn ở.
Câu 16:
Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn:
  • A. Tổ quốc
  • B. Máy bay
  • C. Ti vi
  • D. Nhân đạo.
Câu 17:
Sách Ngữ văn 6 giải thích từ Sơn tinhThuỷ tinh như sau: Sơn tinh: Thần núi; Thuỷ tinh: Thần nước. Đó là cách giải nghĩa từ theo cách nào:
  • A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  • B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích
  • C .Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • D. Cả 3 ý trên đều sai.
Câu 18:
Dòng nào sau đây không phải danh từ:
  • A. Học sinh
  • B. Núi non
  • C. Đỏ chót
  • D. Cây cối
Câu 19:
Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng từ:
  • A. "Lượm" là một bài thơ kiệt xuất của Tố Hữu.
  • B. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
  • C. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
  • D. Truyện cổ tích là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.
Câu 20:
Chức vụ điển hình của danh từ là gì?
  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Trạng ngữ
  • D. Bổ ngữ

​Ai lm đc nào !leuleu

5
6 tháng 11 2016

1.C 2. B 3.C 4.B

5. A 6.A 7.A 8.C

9. D 10.A 11B. 12.C

13.D 14B 15.C 16.A

17. D 18.C 19.C 20.A

6 tháng 11 2016
Đặc điểm quan trọng nhất của truyền thuyết là gì?
  • A. Là truyện dân gian
  • B. Có yếu tố kì ảo
  • C. Có cốt lõi là sự thật lịch sử
  • D. Thể hiện thái độ của nhân dân
Câu 2.
Nhận xét sau đây đúng với thể loại Văn học dân gian nào?
“Truyện kể về những nhân vật bất hạnh với ước mơ hạnh phúc, công bằng”
  • A. Thần thoại.
  • B. Cổ tích
  • C. Truyền thuyết.
  • D. Truyện cư­ời.
Câu 3:
Chi tiết nào dưới đây trong truyện Thánh Gióng không liên quan đến hiện thực lịch sử?
  • A. Đời Hùng Vương thứ sáu ở làng Gióng
  • B. Bấy giờ có giặc Ân đến xâm lược.
  • C. Chú bé lớn nhanh như thổi.
  • D. Hiện nay vẫn còn đền thờ …
Câu 4:
Truyện cổ tích thường kể về các nhân vật và sự kiện lịch sử. Đúng hay sai?
  • A. Đúng
  • B. Sai
Câu 5:
Nhân vật Phù Đổng Thiên Vương xuất hiện trong văn bản nào?
  • A. Thánh Gióng
  • B. Sơn Tinh, Thủy Tinh
  • C. Con rồng cháu tiên
  • D. Bánh chưng bánh giầy
Câu 6:
Truyện Sơn Tinh và Thủy Tinh phản ánh hiện thực và ước mơ gì của người Việt cổ ?
  • A. Chống thiên tai và chế ngự lũ lụt
  • B. Dựng nước của vua Hùng
  • C. Giữ nước của vua Hùng
  • D. Xây dựng nền văn hóa dân tộc vua Hùng.
Câu 7:
Truyện “Sự tích Hồ Gươm” thuộc thể loại nào?
  • A. Cổ tích
  • B. Truyền thuyết
  • C. Truyện cười
  • D. Ngụ ngôn.
Câu 8:
Nguyên nhân dẫn đến cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh là:
  • A. Vua Hùng kén rể.
  • B. Vua ra lễ vật không công bằng.
  • C. Thủy Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ.
  • D. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thủy Tinh.
Câu 9:
Hồ Tả Vọng mang tên Hồ Gươm khi nào?
  • A. Lê thận kéo được lưỡi gươm.
  • B. Lê Lợi nhặt chuôi gươm.
  • C. Trước khi Lê Lợi khởi nghĩa.
  • D. Khi Lê Lợi hoàn gươm.
Câu 10:
Mục đích chính của truyện Em bé thông minh là gì?
  • A. Ca ngợi tài năng, trí tuệ con người.
  • B. Phê phán những kẻ ngu dốt.
  • C. Khẳng định sức mạnh của con người.
  • D. Gây cười.
Câu 11:
Tại sao em bé trong văn bản “Em bé thông minh” được hưởng vinh quang?
  • A. Nhờ may mắn và tinh ranh
  • B. Nhờ thông minh, hiểu biết.
  • C. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh
  • D. Nhờ có vua yêu mến
Câu 12:
Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước:
  • A. Chống giặc ngoại xâm
  • B. Đấu tranh chinh phục thiên nhiên.
  • C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hóa
  • D. Giữ gìn ngôi vua.
Câu 13:
Thần Tản Viên là ai?
  • A. Lạc Long Quân
  • B. Lang Liêu
  • C. Thủy Tinh
  • D. Sơn Tinh
Câu 14:
Nhận định nào sau đây đúng về khái niệm của từ:
  • A. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo tiếng
  • B. Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo câu
  • C.Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất để tạo văn bản.
  • D. B và C
Câu 15:
Trong các dòng sau đây, dòng nào là từ láy?
  • A. Mệt mỏi
  • B. Tốt tươi
  • C. Lung linh.
  • D. Ăn ở.
Câu 16:
Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn:
  • A. Tổ quốc
  • B. Máy bay
  • C. Ti vi
  • D. Nhân đạo.
Câu 17:
Sách Ngữ văn 6 giải thích từ Sơn tinhThuỷ tinh như sau: Sơn tinh: Thần núi; Thuỷ tinh: Thần nước. Đó là cách giải nghĩa từ theo cách nào:
  • A. Dùng từ đồng nghĩa với từ cần được giải thích.
  • B. Dùng từ trái nghĩa với từ cần được giải thích
  • C .Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.
  • D. Cả 3 ý trên đều sai.
Câu 18:
Dòng nào sau đây không phải danh từ:
  • A. Học sinh
  • B. Núi non
  • C. Đỏ chót
  • D. Cây cối
Câu 19:
Câu nào dưới đây mắc lỗi dùng từ:
  • A. "Lượm" là một bài thơ kiệt xuất của Tố Hữu.
  • B. Cây tre Việt Nam, cây tre xanh nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm.
  • C. Truyện Thạch Sanh là một truyện hay nên em rất thích truyện Thạch Sanh.
  • D. Truyện cổ tích là truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật.
Câu 20:
Chức vụ điển hình của danh từ là gì?
  • A. Chủ ngữ
  • B. Vị ngữ
  • C. Trạng ngữ
  • D. Bổ ngữ​

Mk lm đúng ko vậy!vui

Bài 20. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ...
Đọc tiếp

Bài 20. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi.

Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

(Theo Ngữ văn 6, tr. 65, Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh B. Thạch Sanh

C. Thánh Gióng D. Cây bút thần

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Biểu cảm B. Nghị luận

C. Tự sự D. Miêu tả

Câu 3. Trong các từ sau từ nào là từ láy?

A. Bủn rủn B. Binh lính

C. Đầy đủ D. Cuối cùng

Câu 4. Chi tiết niêu cơm thần thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

A.Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh

B. Thể hiện sự thân thiện của con người

C.Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân

D.Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc, hòa bình

1
27 tháng 2 2020

Bài 20. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách viết phương án trả lời đúng (A, B, C hoặc D) vào bài thi.

Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghĩ được gì tới chuyện đánh nhau nữa. Cuối cùng các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh sai dọn một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lĩnh, quân sĩ thấy Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu, bĩu môi, không muốn cầm đũa. Biết ý, Thạch Sanh đố họ ăn hết được niêu cơm và hứa sẽ trọng thưởng cho những ai ăn hết. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng niêu cơm bé xíu cứ ăn hết lại đầy. Chúng cúi đầu lạy tạ vợ chồng Thạch Sanh rồi kéo nhau về nước.

(Theo Ngữ văn 6, tr. 65, Tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào?

A. Em bé thông minh B. Thạch Sanh

C. Thánh Gióng D. Cây bút thần

Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

A. Biểu cảm B. Nghị luận

C. Tự sự D. Miêu tả

Câu 3. Trong các từ sau từ nào là từ láy?

A. Bủn rủn B. Binh lính

C. Đầy đủ D. Cuối cùng

Câu 4. Chi tiết niêu cơm thần thể hiện ước mơ gì của nhân dân?

A.Thể hiện sự tài giỏi của Thạch Sanh

B. Thể hiện sự thân thiện của con người

C.Thể hiện tinh thần nhân đạo của nhân dân

D.Thể hiện sự ấm no, hạnh phúc, hòa bình