Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thúy Kiều tha cho Hoạn Thư vì:
- Lời lẽ khôn ngoan của Hoạn Thư khi trình bày lí do xin tha tội
+ Ghen tuông là chuyện thường, trong tình huống chung chồng không thể đối xử khác
- Hoạn Thư thùa nhận tội lỗi của mình
- Hoạn Thư xin mở lượng khoan hồng: “còn nhờ lượng bể thường bài nào chăng”, Kiều không tha cho Hoạn Thư sẽ mang tiếng nhỏ nhen, cố chấp
- Đây là dụng ý của tác giả Nguyễn Du, không để Kiều trừng phạt dã man như trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân, mà độ lượng, khoan hồng.
Lời nói của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy Kiều là người trọng nghĩa, rõ ràng trong mọi chuyện
+ Nàng cảm tạ ân đức Thúc Sinh khi chuộc nàng ra khỏi lầu xanh: gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân
+ Trong khi báo ân Thúc Sinh, Kiều nhắc đến Hoạn Thư chính vì bao nhiêu khổ của nàng đều do Hoạn Thư gây ra
+ Nàng nhận định Hoạn Thư là kẻ quỷ quái tinh ma, sẽ bị trừng phạt (phen này kẻ cắp bà già gặp nhau)
- Từ ngữ dùng với Thúc Sinh là từ Hán Việt trang trọng: nghĩa, chữ tòng, cố nhân, tạ
+ Khi nói về Hoạn Thư lời lẽ nôm na, dùng thành ngữ dân gian: quỷ quái tinh ma, kẻ cắp bà già, kiến bò miệng chén
→ Hành động trừng phạt theo quan điểm nhân dân được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân
khi báo oán thuý kiều nói với giọng điệu thông cảm bởi vì cũng như bao phụ nữ khác không ai muốn chia sẽ chồng mình cho người khác bởi vậy nên kiều cũng đã dần thông cảm cho hành động ghen tuông của hoạn thư tuy vậy kiều vẫn muốn trừng phạt hoạn thư vì đã đối xử bạc bẻo với kiều
hoạn thư một con người gian xảo đã dùng rất nhiều hành động : "khóc lóc thảm thiết, quỳ xuống cầu xin..........." để tác động đến kiều nhằm mong kiều tha thứ, và những việc làm đó đã có ích với trái tim nhân từ, 1 tâm hồn không thù hận kiều sẵn sàng tha thứ cho hoạn thư
hoạn thư là 1 con người vô cùng gian xảo và độc ác, tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận sự đáng thương của hoạn thư vì có một người chồng trăng hoa vì vậy hoạn thư đã trở nên độc ác và luôn ghen tuông quá mức như vậy
thuý kiều tha cho hoạn thư vì hiểu cho nổi đau của hoạn thư, là phụ nữ không ai có thể chấp nhận việc chia sẽ chồng, việc làm này vừa đáng trách vừa đúng , đáng trách ở chổ nếu kiều tha cho hoạn thư thì không may sao lại có một nàng kiều thứ 2 bị đối xử như vậy. nhưng nếu hoạn thư biết lổi mà sửa đổi thì điều này đáng khen
Giọng điệu của Thúy Kiều trong đoạn thơ báo oán thể hiện sự mỉa mai.
+ Hoạn Thư bị đưa đến như một phạm nhân, Kiều vẫn chào hỏi, lại dùng từ xưng hô cũ “tiểu thư” khi vị thế hai người hoàn toàn thay đổi.
+ Sau sự mỉa mai, Kiều chỉ đích danh con người Hoạn Thư ác độc, nham hiểm xưa nay hiếm trong giới đàn bà (Đàn bà dễ có mấy tay- Đời xưa mấy mặt đời này mất gan)
- Liên tiếp các từ ngữ dùng theo nghệ thuật hoán dụ (tay, mặt, gan), khẳng định Hoạn Thư là người ghê gớm
+ Kiều nêu ra quy luật ác giả ác báo
→ Kiều thẳng tay trừng trị Hoạn Thư, dứt khoát, rõ ràng
Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa: báo ân người giúp đỡ, kẻ có oán phải chịu tội thích đáng
+ Dù Thúc Sinh không bảo vệ được Kiều nhưng vẫn nhớ và đền ơn
+ Với Hoạn Thư, Kiều kiên quyết trừng phạt, nhưng trước thái độ khôn ngoan, xin tha bổng, Kiều đã tha cho Hoạn Thư
- Kiều rộng lượng, không cố chấp, chính sự rộng lượng ấy khiến kẻ như Hoạn Thư phải tâm phục, khẩu phục
- Hoạn Thư người nham hiểm, độc ác nhưng khôn ngoan, lọc lõi
+ Bản chất Hoạn Thư ác độc, ranh mãnh: từng hành hạ Kiều tới đau đớn, ê chề
+ Người “bên ngoài thơn thớt nói cười/ Mà trong nham hiểm giết người không dao”
Nay vẫn quỷ quyệt, xảo trá, lọc lõi khiến Kiều xuôi lòng tha bổng
1) Sau bao tháng ngày đau đớn, ê chề, tủi nhục chốn lầu xanh. Tôi may mắn gặp được Từ Hải, chàng đã giúp tôi thoát khỏi cuộc sống chốn nhơ bẩn, còn giúp tôi trả ơn nghĩa và trả mọi oán giận. Ngày diễn ra cảnh trả mọi ân oán đó khiến tôi không thể nào quên.
Người đầu tiên mà tôi cho mời đến để báo ân lại chính là chàng Thúc Sinh. Tôi nói với chàng Thúc rằng: "Khi tôi gặp hoạn nạn ở lầu xanh, chàng là người có tấm lòng hào hiệp đã ra tay cứu giúp, nghĩa ấy làm sao tôi quên được. Dù chúng ta đã chẳng nên vợ nên chồng như chàng đã từng mong ước, nhưng mà suốt đời tôi vẫn nhớ ơn chàng, nay có món quà nhỏ gửi chàng để tỏ chút lòng thành. Còn vợ chàng thì tai quái quá phen này phải trả giá thôi.
Khi Hoạn Thư vừa được đưa ra, tôi đã chào cô ta bằng giọng điệu như trước đây khi tôi bị ép làm hoa nô phục dịch trong nhà của cô ta: Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây. Ngày xưa bà ăn ở ác độc như thế, thì nay phải gánh chịu tất cả, gieo gió thì gặp bão, càng cay nghiệt lắm thì càng oan trái nhiều. Đàn bà hạng như bà ở thế gian thật hiếm. Nghe tôi nói như vậy Hoạn Thư rụng rời phách lạc hồn xiêu. Thế nhưng vốn bản tính mưu mô và thuộc lại đàn bà lắm mồm lắm miệng ngay lập tức mụ đã lên tiếng kêu ca: “Tôi cũng chỉ là phận đàn bà thôi, mà đàn bà thì vốn dĩ hay ghen tuông, chẳng ai chịu nhường chồng mình cho người khác cả. Với lại tôi cũng rất yêu quý nàng, kính yêu nàng khi nàng trốn khỏi Quan Âm Các tôi đã không cho người đuổi theo. Nhưng dẫu sao tôi cũng là người có tội chỉ mong nàng rộng lượng bao dung mà tha thứ cho tôi”. Trước những lời lẽ khôn ngoan, chặt chẽ như vậy, tôi nghĩ rằng “thôi tha cho mụ ta cũng là điều làm phúc”, cho nên truyền quân lệnh tha bổng Hoạn Thư.
1.Trong mười lăm năm lưu lạc, cuộc đời tôi tưởng bị chôn vùi trong những tháng ngày “ thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”. Nhưng may mắn thay, đã có lúc tôi được cuộc đời nâng niu, ưu ái. Nhưng thay đổi ấy có được là nhờ Từ Hải, một con người “ đầu đội trời chân đạp đất”
Về với chàng ít lâu, sau những chiến công lừng lẫy của chàng, tôi trở thành đệ nhất phu nhân. Chàng hỏi tôi về những người đã từng có ơn, những kẻ đã hãm hại, đẩy tôi vào bể khổ. Rồi chàng mời hết những người có ơn, bắt những kẻ gian ác ấy về cho tôi toàn quyền xử tội. Thế là hôm ấy, tôi và chàng ngồi trên điện xét xử : báo ân và báo oán. Đầu tiên là Thúc Sinh, người đã từng có ơn cứu tôi khỏi lầu xanh. Chàng Thúc bước vào, mặt đỏ như chàm, mình mẩy run run. Tôi nghĩ, chắc chàng quá sợ đây mà. Tôi biết chàng là người nhu nhược nhưng tôi không trách móc. Dù vợ cả chàng là Hoạn Thư luôn nghen tuông hành hạ tôi nhưng chuyện đó để khi khác! Giờ đây tôi phải đền ơn chàng.Tôi cất tiếng:” Chào chàng Thúc! Hôm nay mời chàng đến đây là để tôi bày tỏ chút lòng thành, xin được đền ơn chàng!”
Nghe đến đây dường như đã đỡ sợ nên chàng lên tiếng: “ Vâng…!”. Tôi lại nói: “ Nghĩa chàng dành cho tôi nặng đến nghìn non, trả làm sao hết. Đây có gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân để tạ lòng chàng gọi là có vậy. Mong chàng nhận cho”. Người hầu bưng lễ ra, chàng lạy tạ lời nhận lễ. Nhưng tôi nghĩ: “ Sao chàng phải lạy tạ, chàng còn sợ chăng? Thôi tha để chàng đi vì tôi còn nhiều người phải báo ân nữa”. Nhìn chàng, tôi lại chua xót nghĩ đến sự quỷ quyệt của Hoạn Thư. Tại sao hai con người ấy lại có thể chung chăn chung gối được nhỉ! Tôi bèn mỉm cười nói thêm với chàng Thúc: “ Vợ chàng quỷ quái tinh ma, phen này kẻ cắp bà già gặp nhau”
Chàng đi ra và tiếp đó tôi báo ân cho nhiều người khác: vãi Giác Duyên, cô a hoàn, mụ quản gia…những người đã giúp đỡ tôi trong những ngày khốn khó
Sau đó là đến việc báo oán, người đầu tiên mà tôi phải trả thù, trả hết oán chính là Hoạn Thư- vợ cả của Thúc Sinh. Mụ vừa vào tới cửa, tôi đã nói đón: “ Tiểu thư cũng có thì giờ đến đây ư?”. Rồi tôi lại dõng dạc hơn: “ Đàn bà dễ có mấy tay. Từ xưa đến nay được mấy người mưu mô, tinh quái như bà?”. Mụ vội vàng quỳ xuống phần vì nhận ra tôi đang ngồi trên, phần vì thấy hàng quân lính áo giáp, gươm đao đầy mình. Tôi nghĩ: “ Chắc phen này mụ sẽ phát hoảng lên, sẽ lạy lục van xin vì biết mình có tội. Mụ sẽ biết thế nào là “gieo nhân nào được quả nấy”. Tôi lại dõng dạc hơn: “ dễ dàng là kiếp hồng nhan, ăn ở mà càng cay nghiệt thì càng chịu nhiều oan trái”. Đến đây Hoạn Thư đã hiểu ra. Nhưng mụ tinh ranh quá, mụ còn bình tĩnh khấu đầu rồi xin thưa. Tôi biết mụ sẽ kêu ca, sẽ chữa tội cho mình, lúc này tôi có thể cho mụ từ giã cõi đời nhưng tôi vẫn muốn xem mụ có hối cải không. Nếu có, tôi có thể mở lượng khoan hồng tha không giết mụ. Mụ bắt đầu thưa: “ Thưa phu nhân, tôi đây phận đàn bà hèn kém nên cũng như ai. Tôi ghen tuông thì cũng là chuyện thường tình, nghĩ lại ngày ấy kẻ hèn mọn này đã để phu nhân ra gác viết kinh ở, với lại khi phu nhân bỏ đi, tôi đâu đuổi theo bắt về mặc dù đã biết gác viện đã mất vài thứ đáng giá…Nhưng cũng tại kẻ hèn mọn này gây ra việc chông gai, giờ chỉ còn biết chông chờ vào tấm lòng bao dung rộng lượng như biển cả của phu nhân mà thôi. Xon phu nhân nghĩ cho mà thương cho kẻ hèn kém này”
Tôi bàng hoàng, khen cho mụ khôn ngoan đến mực mà nói năng phải lời. Mụ thật giảo hoạt, khôn ngoan, tinh quái, ranh mãnh. Nhưng lời nói của mụ có lý quá, tôi cũng là đàn bà thì cần hiểu được suy nghĩ chung của đàn bà là thói ghen tuông. Nhưng tha cho mụ thì may đời cho mụ còn làm ra thì lại là người nhỏ nhen, với lại tôi đã có ý nghĩ khoan hồng nếu như mụ biết hối cải. Dù chưa thấy hành động nhưng những lời nói của mụ cũng có tình, có lý. Mụ đã nhận hết lỗi vào mình thì cũng khoan dung cho mụ và tôi chỉ nói thêm: “ Hãy biết hối cải vì sống mà tạo nhiều ơn nghĩa thì sẽ gặp nhiều điều tốt đẹp. Nên nhớ câu ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”
Sau đó tôi còn xử tội nhiều tên khác. Tất cả chúng đều là lũ gian ác, độc địa, bất nhân. Đã trả qua biết bao đắng cay, khổ nhục tôi càng thấm thía cái lẽ đời: “ Hồng nhan bạc mệnh”. Nhưng thôi, giờ đây tôi đã đoàn tụ với cả nhà, có cha, có mẹ, có anh em, có người yêu chung thủy thì cuộc sống còn gì không hạnh phúc? Cuộc sống cũng có quy luật: “ Gặp nhiều tai ương rồi sẽ có được niềm hạnh phúc”.
2.Gần đây có một mụ mối muốn ngỏ ý viễn khách đến vấn danh Thúy Kiều.Có người vào vấn danh, ăn nói cộc lốc . Hỏi tên rằng Mã Giám Sinh, xưng là học trò trường Quốc Tự Giám ,quê ở huyện Lâm Thanh.Tuổi đã ngoài 40 nhưng tên họ Mã bề ngoài trông chải chuốt. Lúc đi gặp Kiều thì áo quần bảnh bao, mày râu nhẵn nhụi tưởng rãng làm vẻ thư sinh nhưng thực chất lại tố cáo sự lố bịch của mình. Mã Giám Sinh đi hỏi vợ còn đắt theo một bọn đầy tớ lao xao, ồn ào.Lúc bước vào lầu , mụ mối chưa kịp ngỏ lời mời thì hắn đã nhảy bộ lên ghế, ngồi một cách sỗ sang trông giống một lũ vô học.Mã ta thúc giục Kiều ra xem mặt.Nàng là con nhà gia giáo, nay lâm vào bước đường này, Kiều cảm thấy như da mặt dày hơn đầy nỗi nhục nhã,cứ mỗi bước đi là hai hàng lệ rơi của sự tủi nhục và xấu hổ.Kiều càng thấy khó chịu và buồn hơn trước những thái độ cử chỉ vô phép của tên họ Mã.Hắn ép nàng vén tóc, bắt tay,thử tài gảy đàn, ngâm thơ. Kiều lúc này trong ủ rũ, buồn rười rượi. Đến đây, Mã Giám Sinh đích thị trở thành con buôn chính hiệu,hắn ngả giá mua Kiều như một món hàng để tên họ Mã trao đổi chỉ ngoài 400.Cuộc đời Kiều sẽ bất hạnh hơn sau khi rơi vào tay Mã giám Sinh .Rồi số phận Thúy Kiều sẽ đi về đâu ????!:
Thái độ của Kiều, Hoạn Thư vô cùng hoảng hốt và sợ hãi
+ Sợ đến mức “hồn lạc phách siêu”
+ Bằng sự khôn ngoan, nàng lấy lại được bình tĩnh để gỡ tội
- Trình tự lý lẽ:
+ Đầu tiên tự nhận và nói về thân phận đàn bà, Hoạn Thư với Thúy Kiều cùng giới, cùng chịu thiệt thòi
+ Hoạn Thư cho rằng chuyện ghen tuông là chuyện thường tình, không thể tránh khỏi
+ Hoạn Thư kể tới việc đã nương tay cho Thúy Kiều: cho ra gác viết kinh, khi Kiều bỏ trốn đã không bắt
+ Hoạn Thư tỏ vẻ mụ “hồn lạc phách xiêu” và mong sự khoan hồng của Kiều
- Bằng lời lẽ không ngoan, lọc lõi tác động tới Thúy Kiều, khiến nàng từ việc muốn trừng phạt báo thù, Kiều đã tha cho Hoạn Thư