K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi: Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Khốn nạn! Khốn nạn! Khốn nạn thay cho hắn! Bởi vì chính hắn là một thằng khốn nạn! Hắn chính là một kẻ bất lương! Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện. Chao ôi! Hắn đã viết những gì? Toàn những cái vô vị, nhạt nhẽo, gợi những tình cảm rất nhẹ, rất nông, diễn một vài ý rất thông thường quấy loãng trong một thứ văn bằng phẳng và quá ư dễ dãi. Hắn chẳng đem một chút mới lạ gì đến văn chương. Thế nghĩa là hắn là một kẻ vô ích, một người thừa. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có... Hắn nghĩ thế và buồn lắm, buồn lắm! Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình? Còn gì đau đớn hơn cho một kẻ vẫn khát khao làm một cái gì nâng cao giá trị đời sống của mình, mà kết cục chẳng làm được cái gì, chỉ những lo cơm áo mà đủ mệt? Hắn để mặc vợ con khổ sở ư? Hắn bỏ liều, hắn ruồng rẫy chúng, hắn hy sinh như người ta vẫn nói ư? Ðã một vài lần hắn thấy ý nghĩ trên đây thoáng qua đầu. Và hắn nghĩ đến câu nói hùng hồn của một nhà triết học kia: "Phải biết ác, biết tàn nhẫn để sống cho mạnh mẽ".

Trích trong tác phẩm "Đời thừa" của Nam Cao

1, Xác định ngôi kee và giá trị của ngôi kee trong đoạn trích trên.

2, Xác định biện pháp tu từ được sử dụng thành công trong đoạn trích

3, Giá trị của biện pháp tu từ trong việc thể hiện triết lý trong đoạn trích

4, Trình bày cảm nhận của em về câu nói hùng hồn của nhà triết học trong đoạn trích trên từ 3-5 dòng

Các anh chị làm ơn giúp em, Xin đa tạ

1
3 tháng 12 2018

1, Xác định ngôi kee và giá trị của ngôi kee trong đoạn trích trên.

Ngôi kể : thứ nhất ( tôi cũng bằng hắn nhỉ)

Gía trị : bộc lộ được cảm xúc chân thật

7 tháng 5 2023

- Khó khăn mà Đăm Săn gặp phải vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây là:

+) Đăm Săn dùng cây giáo thần của mình nhằm vào đùi và người của Mtao Mxây nhưng kết quả không thủng.

+) Đồng thời lúc này, Đăm Săn cũng đã thấm mệt.

- Chàng vượt qua được khó khăn ấy để giành chiến thắng nhờ vào sự giúp đỡ của ông Trời:

+) Khi chàng vừa chạy vừa ngủ, đã nằm mộng thấy ông Trời mách rằng hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai kẻ địch.

+) Đăm Săn bừng tỉnh, thực hiện đúng theo lời dặn của ông Trời và giành chiến thắng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

- Đăm Săn gặp phải vào thời điểm cuối cuộc giao chiến với Mtao Mxây là: Đăm Săn không tài nào đâm thủng được Mtao Mxay. Đăm Săn đã thấm mệt.

- Chàng chiến thắng nhờ vào sự giúp đỡ của đấng thần linh (ông Trời). Ông Trời mách rằng hãy lấy một cái chày mòn ném vào vành tai kẻ địch.

4 tháng 5 2017

Các cụm từ "chiếc nôi xanh", "cái máy điều hoà khí hậu" đều biểu thị cây cối nhưng mang tính hình tượng và biểu cảm hơn. Chiếc nôi và cái máy điều hoà đều là những vật thể mang lại những lợi ích cho con người. Dùngchúng để biểu hiện cây cối khiến cho câu văn vừa mang tính cụ thể, hình tượng vừa tạo được cảm xúc thẩm mĩ.

Đọc văn bản      Thuở xưa,có một lão nhà rất giàu ,nhưng lại tham lam ,bủn xỉn không ai bằng Tết đến,hắn ta rất thèm uống rượu ,nhưng không muốn mất tiền .Hắn bảo anh trai cày làm thuê cho nhà hắn mang chai ra chợ mua rượu ,nhưng hắn không đưa tiền Anh trai cày liền hỏi -Thưa ông chủ ,không có tiền làm sao mua được rượu? - Ồ!Có tiền thì ai mua chả được ,không tiền mà mua được...
Đọc tiếp

Đọc văn bản

      Thuở xưa,có một lão nhà rất giàu ,nhưng lại tham lam ,bủn xỉn không ai bằng Tết đến,hắn ta rất thèm uống rượu ,nhưng không muốn mất tiền .Hắn bảo anh trai cày làm thuê cho nhà hắn mang chai ra chợ mua rượu ,nhưng hắn không đưa tiền Anh trai cày liền hỏi -Thưa ông chủ ,không có tiền làm sao mua được rượu? - Ồ!Có tiền thì ai mua chả được ,không tiền mà mua được rượu mới là người thông minh,tài giỏi chứ! Nói xong lão nhà giàu vỗ đùi cười ha hả và lấy làm đắc chí lắm!Hắn nghĩ rằng thế nào anh trai cày cũng phải bỏ tiền túi ra mua rượu cho hắn uống để được tiếng là thông minh Nghe lão nhà giàu nói vậy ,anh trai cày liền cầm chai ra chợ.Một lát sau anh xách chai về và đưa cho nhà chủ - Rượu đây rồi mời ông chủ uống đi - Lão nhà giàu tức mình,trợn tròn mắt hỏi Ôi! Chai không thế này có chi mà uống Anh trai cày vừa cười ,vừa nói - Chai có rượu đầy thì ai mà chẳng uống được .Chai không mà vẫn uống được rượu mới là người sành rượu chứ! Nói xong, anh bỏ đi để mặc lão đứng tiu nghỉu nhìn cái chai không thèm thuồng trong cơn nghiện

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của vản bản?Văn bản thuộc thể loại nào của VHDG? Nêu đặc điểm của thể loại đó 

Câu 2: Trong câu chuyện hoạt động giao tiếp diễn ra giữa các nhân vật nào?Nội dung giao tiếp trong văn bản là gì?

Câu 3:  Trong câu chuyện anh trai cày hỏi ông chủ điều gì 

Câu 4: Theo anh/chị chi tiết anh trai cày vừa cười,vừa nói: “Chai có rượu đầy thì ai mà chẳng uống được .Chai không mà vẫn uống được rượu mới là người sành rượu chứ!” có ý nghĩa gì ? 

Câu 5: Câu chuyện phê phán thói xấu nào của con người ?

0
28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

26 tháng 8 2023

Trong truyện "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên", hồn ma tướng giặc đã nói những lời mắng mỏ và đe dọa Ngô Tử Văn, yêu cầu anh lập lại đền. Tuy nhiên, thái độ của hắn là giả nhân giả nghĩa, xảo trá và giả tạo. Hồn ma tướng giặc đã cố gắng lừa dối Tử Văn để giảm án cho mình. Tuy nhiên, cuối cùng, sự công bằng đã chiến thắng và Tử Văn đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành lại công lí.

Một câu chuyện được tóm lược như sau:“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ...
Đọc tiếp

Một câu chuyện được tóm lược như sau:
“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.
( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)
Trình bày suy nghĩ ( khoảng hai trang giấy thi) về ý nghĩa của câu chuyện trên.

1
28 tháng 8 2016

+ Từ việc phân tích các chi tiết quan trọng trong câu chuyện mà xác định ý nghĩa truyện ( chú ý không sa đà vào phân tích truyện).
+ Trình bày những suy nghĩ về câu chuyện mà bản thân đã xác định được. Có thể lấy dẫn chứng trong văn chương và thực tế để làm rõ ý kiến của mình.
- Trong câu chuyện đã dẫn, hoàn cảnh và tâm trạng người mẹ khi về nhà, thái độ khi nghe đứa con lớn mách tội em, nỗi xúc động của người mẹ khi hiểu ra tình cảm của đứa con út cũng như dòng chữ con viết là những điều cho ta hiểu ý nghĩa truyện. Nên phân tích những chi tiết ấy.
- Một câu chuyện có thể mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ khác nhau. Câu chuyện trên, có thể gợi cho ta một số suy nghĩ như:
+ Nỗi tức giận dễ làm con người có thể mắc sai lầm.Vì thế, không nên nóng vội, phải hiểu rõ bản chất sự việc trước khi tỏ thái độ.
+ Con trẻ bộc lộ tình yêu thương một cách hồn nhiên, chân thành. Tình yêu thương của con mang đến cho người mẹ niềm vui và sức mạnh vượt qua khó khăn vất vả…