Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Giống:
Đều được cấu tạo từ các tế bào. Đều gồm vỏ và trụ giữa(Vỏ có biểu bì và thịt vỏ). Trụ giữa đều có các bó mạch và ruột; 1 vòng bó mạch gồm mạch rây và mạch gỗ.
* Khác: (Mình kẻ bảng cho dễ so sánh nha ;P)
Thân non | Rễ (Miền hút) |
Mạch rây ở ngoài, Mạch gỗ ở trong | Mạch rây và mạch gỗ sắp xếp xem kẽ |
Thịt vỏ chứa chất diệp lục | Thịt vỏ không có chất diệp lục |
Không có các lông hút | Có các lông hút |
Giống : - Đều có cấu tạo từ tế bào
- Đều gồm các bộ phận : vỏ ơr ngoài và trụ giữa ở trong
- Vỏ gồm : Biểu bì và thịt vỏ
- Trụ giữa gồm : bó mạch và ruột
Khác : Rễ ( miền hút ) : - Biểu bì có lông hút
- thịt vỏ không có diệp lục
- Bó mạch có mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ
Thân non : - Biểu bì không có lông hút
- Thịt vỏ có diệp lục
-Bó mạch có mạch rây và nằm ở ngoài và mạch gỗ ở trong
Thân to ra do sự phân chia các tê bào của các mô phân sinh: tầng sinh vỏ, tầng sinh trụ.
-Tầng sinh vỏ nằm trong lớp thịt vỏ, hàng năgm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ và phía trong một lớp thịt.
-Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ, hàng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp mạch gỗ.
Khi bóc vỏ cây, mạch rây đã bị bóc theo vỏ.
Trả lời:
- Thân to ra nhờ sự phân chia tế bào ở tầng sinh trụ và tầng sinh vỏ
- Hằng năm cây sinh ra các vòng gỗ, đếm số vòng gỗ sáng(hoặc sẫm) có thể xác định được tuổi của cây
* Nước và muối khoáng được vận chuyển trong thân nhờ mạch gỗ.
Thí nghiệm:
Ta lấy một cánh hoa hồng trắng cắm vào 1 cốc nước màu đỏ để ra chỗ thoáng. Sau 1 thời gian ta nhận thấy cánh hoa chuyển sang màu của nước (màu đỏ). Cắt ngang cành hoa dùng kính lúp quan sát thì thấy phần bị nhuộm màu là các mạch gỗ.
Sinh sản hữu tính có những đặc trưng sau:
- Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử), luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
- Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:
+ Tăng khả năng thích nghi của hậu thế đối với môi trường sống luôn biến đổi.
+ Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.
Lời giải
Sinh sản hữu tính có những đặc trưng sau:
- Trong sinh sản hữu tính luôn có quá trình hình thành và hợp nhất của các tế bào sinh dục (các giao tử), luôn có sự trao đổi, tái tổ hợp của hai bộ gen.
- Sinh sản hữu tính luôn gắn liền với giảm phân để tạo giao tử.
Sinh sản hữu tính ưu việt hơn so với sinh sản vô tính:
+ Tăng khả năng thích nghi của hậu thế đối với môi trường sống luôn biến đổi.
+ Tạo sự đa dạng di truyền cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.
Hạt trần | Hạt kín |
Không có hoa. Cơ quan sinh sản là nón | Có hoa. Cơ quan sinh sản là hoa, quả |
Hạt nằm lộ trên các lá noãn hở | Hạt nằm trong quả(Trước đó là noãn nằm trong bầu) |
Cơ quan sinh dưỡng: ít đa dạng | Cơ quan sinh dương phát triển đa dạng |
Mạch dẫn phát triển chưa hoàn thiện | Mạch dẫn phát triển hoàn thiện |
=> Ít tiến hoa hơn | => Tiến hóa hơn |
* Trong các đặc điểm phân biệt trên, đặc điểm có hoa của thực vật hạt kín là đặc điểm quan trọng và nổi bật nhất
Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm phân biệt là:
+ Cơ quan sinh dưỡng:
- Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim.
- Cây hạt kín rất đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép...
+ Cơ quan sinh sản:
- Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở
- Cây hạt kín: Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả
- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.
Cây Rêu có đặc điểm đơn giản hơn cây dương xỉ..
Xét về từng bộ phận nhé.
*Rễ: -Cây rêu: Sợi có khả năng hút
-Cây Dương Xỉ: Rễ thật
*Thân: -Cây Rêu: Nhỏ,không phân cành
-Dương xỉ: hình trụ,nằm ngang
*Lá: -Rêu: nhỏ,1 đường gân
-Dương xỉ: Lá già có phiến lá xẻ thùy...Lá non đầu cuộn tròn, có lông trắng
*Mạch dẫ cơ quan sinh dưỡng: -Rêu: chưa có
-Dương xỉ: đã có chính thức
Cơ sở của sinh sản hữu tính là sự phân bào giảm nhiễm mà điểm mấu chốt là sự hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (noãn) và sự kết hợp giữa chúng.
Sinh sản hữu tính làm tăng tính biến dị di truyền ở thế hệ con. Thông qua giảm phân và sự thụ tinh ngẫu nhiên, rất nhiều tổ hợp gen khác nhau sẽ được hình thành từ một số ít bộ gen ban đầu. Mức biến dị di truyền của một quần thể càng lớn thì khả năng thì khả năng thích nghi với môi trường biến động ngày càng cao. Trên nguyên tắc khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột, những cá thể con có mang tổ hợp di truyền biến dị rất khác lạ sẽ có nhiều may, thích nghi hơn những cá thể con có kiểu gen đồng nhất và giống hệt bố mẹ.
Sinh sản vô tính giúp cây duy trì nòi giống, sống qua được mùa bất lợi ở dạng thân củ, thân rễ, căn hành và phát triển nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi.
Vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp: có thể duy trì các tính trạng tốt cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh, phục chế các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cấy mô và tế bào thực vật, giá thành thấp, hiệu quả kinh tế cao.
Vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp là rất quan trọng. Ví dụ, hình thức sinh sản này cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người, nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn, tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh, phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cây mô và tế bào thực vật, giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao
Câu 1:
Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa dạng. Ví dụ, vi khuẩn lên men lactic, lên men êtilic; nấm rượu vang; nấm men cadina albicans gây bệnh ở người.
Câu 2:
Dựa vào nhu cầu về nguồn năng lượng và nguồn cacbon của vi sinh vật để phân thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật. Ở sinh vật có 4 kiểu dinh dưỡng.
- Quang tự dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục.
- Quang dị dưỡng: Nguồn năng lượng là ánh sáng, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía.
- Hóa tự dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là CO2, nhóm này gồm vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
- Hóa dị dưỡng: Nguồn năng lượng là chất hóa học, nguồn dinh dưỡng là chất hữu cơ, nhóm này gồm nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi khuẩn không quang hợp.
Câu 3:
a) Môi trường có thành phần tính theo đơn vị g/l là:
(NH4)3P04 - 1,5 ; KH2P04 - 1,0 ; MgS04 - 0,2 ; CaCl2 - 0,1 ; NaCl - 1,5
Khi có ánh sáng giàu CO2 là môi trường khoáng tối thiểu chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.
b) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng vô cơ.
c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh
sáng, còn nguồn nitơ của nó là phốtphatamôn.
Kẻ bảng nha bạn :P
Lớp 1 lá mầm | Lớp 2 lá mầm |
Rễ chùm | Rễ cọc |
Phần lớn là thân cỏ, thân cột | Thân rất đa dạng |
Gân lá hình cung hoặc hình song song | Gân lá hình mạng |
Hoa có 6 (hoặc 3) cánh | Hoa có 5 (hoặc 4) cánh |
Phôi có 1 lá mầm | Phôi có 2 lá mầm |
VD: lúa, ngô, dừa, rẻ quạt, cỏ sữa,... | VD: nhãn, bàng, cải, cam, khoai lang,... |
Cây một lá mầm:
- Có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cây cau, cây dừa, tre , nứa ...)
- Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm
- Rễ chùm
- Gân lá hình cung, song song
- Hoa có từ 4 đến 5 cánh .
VD: cây rẻ quạt, lúa, lúa mì, ngô...
Cây hai lá mầm:
- Có dạng thân đa dạng (thân gỗ, thân cỏ , thân leo ...)
- Rễ cọc
- Gân lá hình mạng (trường hợp đặc biệt thì các gân lá chính sếp hình cung...)
- Câu hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm
- Số cánh hoa thì đa dạng ( có cây hoa không cánh hoặc rất nhiều cánh )
VD: Cây rau muống, rau cải, bầu , bí, mướp, cà chua ...
Đáp án C