K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2021

- Năm 2002 dân số nước ta là 79,7 triệu người, (hiện nay khoảng trên chín mươi triệu người). Sự gia tăng dân số ở nước ta diễn ra khá nhanh, hiện tượng bùng nổ dân số xảy ra vào nửa cuối của thế kỷ XX. Hiện nay tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình của cả nước là 1,43%, tuy nhiên không đồng đều giữa các vùng miền trên cả nước, giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với miền núi.

Nguyên nhân dấn số tăng nhanh là vì:

+ Nhu cầu đòi hỏi cần có nhiều lao động

+ Do số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao

+ Do ý thức về kế hoạch hóa gia đình chưa tốt, nhất là các đồng bào dân tộc ít người

+ Do tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ muốn coscon trai để nối dõi tông đường

Hậu quả: Dân số tăng nhanh dẫn đến dư thừa lao động, thiếu việc làm, đất chật người đông, môi trường ô nhiễm và kinh tế chậm phát triển, an ninh trật tự không đảm bảo

- Vì vậy, việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số sẽ làm cô kinh tế phát triển ổn định tạo ra được nhiều cơ hội việc làm.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm và sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam:

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc khác nhau. Tuy nhiên, dân tộc Kinh chiếm phần lớn dân số, chiếm khoảng 85-90% dân số tổng cộng. Các dân tộc thiểu số khác bao gồm: Tày, Thái, Mường, Khmer, Nùng, H'Mông, Dao, và nhiều dân tộc khác. Đặc điểm của các dân tộc này bao gồm văn hóa, truyền thống, ngôn ngữ, và trang phục riêng biệt. Các dân tộc thiểu số thường tập trung ở vùng núi và miền núi hẻo lánh, trong khi dân tộc Kinh phân bố rộng rãi trên toàn quốc, chủ yếu ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn.

28 tháng 10 2023

Đặc điểm về tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam và sự phân bố dân cư:

- Tình hình gia tăng dân số ở Việt Nam đã trải qua các giai đoạn khác nhau. Trong thập kỷ gần đây, tỷ lệ tăng dân số đã giảm đi do các chính sách hạn chế sự sinh sản. Tuy nhiên, dân số vẫn đang tiếp tục tăng, và Việt Nam là một trong các quốc gia có dân số trẻ đông và gia tăng nhanh nhất ở khu vực Đông Nam Á.

- Sự phân bố dân cư ở Việt Nam có sự chênh lệch giữa các vùng miền. Miền Bắc và miền Trung thường có dân số thưa thớt hơn so với miền Nam. Các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có dân số đông đúc hơn so với các vùng quê. Sự chênh lệch này đặc biệt rõ rệt trong việc phát triển kinh tế, với các khu vực đô thị phát triển mạnh mẽ, trong khi vùng nông thôn vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.

13 tháng 9 2016

- Từ cuối nhưng năm 50 của thế kỷ XX dân số nước ta tăng nhanh, dẫn đến tình trạng “bùng nổ dân số”

- Vì cơ cấu dân số nước ta trẻ, số phụ nữ ở tuổi sinh đẻ cao(khoảng45-50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm

13 tháng 9 2016

jup tui voi

 

14 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

Tác động tích cực:
Việt Nam là một nước có qui mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào, là động lực tích cực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Cơ cấu dân số trẻ nên lực lượng lao động trẻ chiếm ưu thế, điều này có lợi cho việc chuyển dịch lao động và tạo ra sự năng động, sáng tạo trong các hoạt động về kinh tế, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; khả năng ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… tương đối cao và bền vững. Bên cạnh việc xây dựng và phát triển kinh tế, qui mô dân số lớn còn là thế mạnh, là tiềm năng vững chắc trong sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị quốc gia.
Tác động tiêu cực:
Sức ép đối với việc làm (thiếu việc làm nghiêm trọng): Thông thường, lực lượng lao động xã hội chiếm khoảng 45-46% trong tổng số dân; tuy nhiên, do qui mô dân số lớn, tỷ lệ gia tăng dân số cao dẫn đến lực lượng lao động lớn và tăng nhanh. Mặt khác, lao động nước ta lại tập trung chủ yếu về nông nghiệp. Trong quá trình đô thị hóa, nhiều diện tích đất canh tác nông nghiệp bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp dôi dư nên dẫn đến tình trạng thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động gia tăng.
Sức ép đối với tài nguyên, môi trường: Dân số tăng nhanh, lực lượng lao động thiếu việc làm nghiêm trọng dẫn đến hậu quả nặng nề về tài nguyên môi trường: diện tích rừng bị thu hẹp mau chóng do nạn khai thác bừa bãi lâm sản như chặt phá rừng, săn bắt thú và động vật quí hiếm phục vụ mục đích thương mại, thay vào đó là các vùng diện tích đất trống đồi trọc đã làm cho môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, nạn lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra do rừng đầu nguồn bị chặt phá. Tình trạng khai thác biển cũng xảy ra tương tự, môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề do việc khai thác, vứt rác, chất thải bừa bãi do ý thức hạn chế của người dân…
Sức ép đối với y tế, giáo dục: Dân số tăng nhanh, trẻ em chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong khi đất nước còn nghèo đã tạo nên sức ép nặng nề đối với các lĩnh vực y tế, giáo dục: tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cao (9,8%). Một số vùng nông thôn chưa phổ cập xong chương trình tiểu học. Số trẻ em bỏ học hoặc không được đến trường còn nhiều.
Sức ép đối với an ninh quốc phòng và các vấn đề xã hội khác: Dân số gia tăng cùng với việc di dân do quá trình đô thị hóa đã để lại hệ quả tất yếu khó kiểm soát về các lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Bên cạnh đó, sự xâm nhập của các trào lưu văn hóa ngoại do quá trình hội nhập đã khiến một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên và lực lượng lao động trẻ thiếu việc làm sa ngã. Các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm… ngày càng gia tăng và diễn biến phức tạp. Đây là mối lo ngại lớn đối với mỗi gia đình và toàn xã hội.

11 tháng 3 2019

a) Đặc điểm đô thị hóa

- Tỉ lệ dân thành thị tăng nhưng vẫn còn thấp (27,4% năm 2007).

- Quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra với tốc độ ngày càng cao, thể hiện ở việc mở rộng quy mô các thành phố và sự lan tỏa lối sống thành thị về các vùng nông thôn. Tuy nhiên, trình độ đô thị hoá còn thấp (cơ sở hạ tầng của các đô thị như: hệ thống giao thông, điện, nước, các công trình phúc lợi xã hội,... vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và thế giới).

- Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ, phân bố tập trung ở vùng đồng bằng và ven biển.

b) Tỉ lệ dân thành thị nước ta ngày càng tăng là do nước ta đang diễn ra quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá; đồng thời đô thị có điều kiện sống thuận lợi hơn.

5 tháng 12 2016

- Đặc điểm phân bố dân cư: Sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng:

+ Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị. Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên

+ Phân bố dân cư cũng có sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn: Khoảng 74% dân số ở nông thôn, 26% dân số ở thành thị ( năm 2003).

- ĐBSH là nơi tập trung dân cư đông nhất cả nước vì :

+Nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đất phù sa màu mỡ và có hệ thống sông Hồng bồi đắp phù sa, nguồn nước phong phú là điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp & cư trú. .

+Lịch sử khai phá lâu đời, Hà Nội và Hải Phòng là hai trong những trung tâm kinh tế - xã hội lớn nhất cả nước.

+Vị trí địa lí thuận lợi, có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh quốc phòng.

+Nghề trồng lúa nước với trình độ thâm canh cao đòi hỏi nhiều lao động

* Sự phân bố dân cư ở nc' ta không đồng đều và chưa hợp lí
- Phân bố khôg đồng đều giữa đồng bằng và miền núi
VD: năm 2003 : ĐBSH là 1192ng/km2
Tây Nguyên la 84ng/km2
- Khôg đồng đều giữa thành thị và nông thôn
VD: năm 2007 : Thành thị chiếm khoảng 27%
Nông thôn chiếm khoảng 73%
- Khôg đồng đều giữa các vùng ngay trong đồng bằng or miền núi

5 tháng 8 2021

Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay không có đặc điểm

Tỉ lệ sinh ở mức ổn định và đang giảm chậm.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.

Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.

5 tháng 8 2021

Tỉ lệ sinh ở mức ổn định và đang giảm chậm.

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng.

Mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở thành thị cao hơn nông thôn.

20 tháng 12 2016

- Nguyên nhân:

+ Dân số nước ta đông

+ Tỉ lệ dân ở độ tuổi sinh đẻ cao

+ Quan niệm lạc hậu: Trọng nam khinh nữ, Trời sinh voi sinh cỏ

+ Kế hoạch hóa gia đình còn chưa phát huy hết khả năng, nhất là ở các vùng miền núi

+ Nguyên nhân của từng cá thể: Tập tính thích đông con,...

- Hậu quả:

+ Kinh tế:

● Làm cho kinh tế chậm phát triển

● Khó khăn trong giải quyết việc làm

● Ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa cung (cung cấp) và cầu (nhu cầu)

● Làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ bị hạn chế

+ Tài nguyên và môi trường

● Tài nguyên bị cạn kiệt một cách nhanh chóng hơn

● Môi trường ngày càng bị ô nhiễm

● Thu hẹp môi trường sống của các loài động vật

+ Xã hội

● Chất lượng cuộc sống của người dân châm được nâng cao

● Thu nhập bình quân đầu người thấp

● Gây sức ép lớn cho văn hóa, y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng

● Tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn => Gây ra nhiều tệ nạn xã hội

2 tháng 1 2017

trả lời đúng rồi

12 tháng 5 2018

Trả lời: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay có đặc điểm là tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng nhưng ở đồng bằng thấp hơn ở miền núi và nông thôn. Đồng thời mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

Đáp án: D.

14 tháng 11 2018

Trả lời: Sự gia tăng dân số nước ta hiện nay có đặc điểm là tỉ lệ sinh tương đối thấp và đang giảm chậm, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số khác nhau giữa các vùng nhưng ở đồng bằng thấp hơn ở miền núi và nông thôn. Đồng thời mỗi năm dân số nước ta tăng lên khoảng một triệu người.

Đáp án: D.