Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Phương pháp tiện
- Tiện là phương pháp gia công cắt gọt mà quá trình bóc tách vật liệu trên phôi được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của phối với chuyển động tịnh tiến (II) của dụng cụ cắt
- Có thời gian gia công ngắn, dễ thao tác và độ chính xác gia công cao. Tuy nhiên, phương pháp tiện cũng có hạn chế là quá trình mòn của dụng cụ cắt diễn ra nhanh, khả năng tiết kiệm vật liệu thấp, khả năng tạo hình bị hạn chế,....
- Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy tiện và dao tiện.
- Một số dạng bề mặt có thể được tạo hình bằng phương pháp tiện: mặ đầu, mặt trụ, mặt côn, mặt ren, mặt tròn xoay,...
*Phương pháp phay
- Quá trình bóc tách vật liệu trên phôi của phương pháp phay được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (I) của dụng cụ cắt với chuyển động tịnh tiến (II) của phối. Tuy nhiên, khác với phương pháp tiện, dụng cụ cắt sẽ chuyển động tròn, còn phôi được gá chặt trên bàn máy và dịch chuyển tịnh tiến theo bàn máy.
- Thiết bị và dụng cụ cắt thường sử dụng là máy phay và dao phay.
- Dao phay thường có nhiều lưỡi cắt trên một dao (hỉnh 8.8) nên lưỡi cắt bị mòn ít hơn, tuổi thọ của dao phay cao hơn so với dao tiện. Phương pháp phay cũng tồn tại một số hạn chế như: năng suất thấp, tạo rung động mạnh, khó gia công chi tiết mỏng....
- Một số dạng bề mặt có thể tạo hình được bằng phương pháp phay: Mặt phẳng, rãnh mang cá, rãnh thang bán nguyệt, rãnh phay,...
*Phương pháp khoan
- Khoan là phương pháp gia công cắt gọt được sử dụng để gia công lỗ trên các sản phẩm. Quá trình bóc tách vật liệu của phương pháp khoan thường được thực hiện nhờ sự phối hợp giữa chuyển động quay tròn (1) với chuyển động tịnh tiến (II). Thông thường, cả hai chuyển động đều là chuyển động của mũi khoan còn phôi sẽ đứng yên.
- Các lỗ khoan có chất lượng bề mặt gia công thấp nên phương pháp khoan thưởng sử dụng để gia công các sản phẩm có yêu cầu kĩ thuật không cao hoặc sử dụng để gia công phá. Ưu điểm của phương pháp khoan là năng suất cao và gia công được lỗ trên phôi đặc mà các phương pháp gia công cắt gọt khác bị hạn chế.
- Phương pháp khoan có thể thực hiện trên nhiều máy công cụ như: máy khoan, máy tiện, máy phay.... với dụng cụ cắt là các mũi khoan.
- Khoan thường được sử dụng để gia công lỗ thông suốt hoặc không thông suốt trên sản phẩm.
- Đúc là phương pháp gia công bằng cách nấu chảy nguyên liệu đầu vào thành trạng thái lỏng, sau đó rót vào khuôn có hình dạng và kích thước như sản phẩm. Sau khi nguyên liệu đầu vào đông đặc, ta thu được sản phẩm là vật đúc có hình dạng giống lòng khuôn dúc và kích thước phù hợp với yêu cầu thiết kế. Phương pháp đúc thường sử dụng để gia công các sản phẩm có hình dạng và kết cấu phức tạp.
- Rèn là phương pháp gia công kim loại bằng cách sử dụng ngoại lực tác dụng lên phôi để làm biến dạnh phôi về hình dáng và kết cấu mong muốn. Đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp rèn là: có yêu cầu về cơ tính cao, để chế tạo phôi cho gia công cắt gọt,...
- Hàn là phương pháp gia công ghép nối các phần tử (thường là kim loại) lại với nhau thành một khối thống nhất, bằng cách sử dụng nguồn nhiệt để nung nóng vùng cần nối đến trạng thái nóng chảy, sau khi vật liệu tại vị trí hàn kết tinh tạo thành mối hàn sẽ gắn các phần tử với nhau. Đặc điểm cơ bản của các sản phẩm được gia công bằng phương pháp hàn: có kết cấu dạng hộp, dạng khung hoặc sản phẩm có yêu cầu độ kín.
Câu 1:
- Thiết kế: Phòng thiết kế của các viện nghiên cứu, nhà máy,...
- Chế tạo: Tại các phân xưởng, nhà máy
- Lắp ráp: Tại các dây chuyền lắp ráp nhà máy sản xuất
- Bảo dưỡng: Các trạm, phân xưởng bảo dưỡng
Câu 2: Học sinh dựa vào cảm nhận cá nhân để trả lời câu hỏi.
Tương tự như nguyên lí làm việc của đông cơ Diezen 4 kì, nhưng khác 2 điểm:
– Kì nạp: Khí nạp vào động cơ Diezen là không khí còn của động cơ xăng là hỗn hợp xăng – không khí do bộ chế hoà khí tạo ra.
– Cuối kì nén: không phải nhiên liệu được phun vào buồng cháy mà là buzi bật tia lửa điện châm cháy hỗn hợp xăng – không khí.
Tham khảo!
Thực hiện kiểm tra nội bộ mỗi năm một lần bao gồm: đánh giá hồ sơ lưu trữ và đánh giá hoạt động thực tế của trang trại. Đánh giá hoạt động thực tế của trang trại thông qua đánh giá quy trinh nuôi dưỡng và chăm sóc, quy trình quản lí dịch bệnh, quản lí nhân sự,...
Mục đích: Nhằm phát hiện những vấn đề tồn tại dễ cải tiến và nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
Nội dung các công việc cần kiểm tra nội bộ của trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap: thực hiện mỗi năm một lần bao gồm đánh giá hoạt động thực tế của trang trại thông qua đánh giá quy trinh nuôi dưỡng và chăm sóc. đánh giá quy trình quản lí dịch bệnh, quản lí nhân sự,...
Mục đích: phát hiện ra những vấn đề trong chăn nuôi để khắc phục và cải tiến
Xây dựng các bản vẽ. tính toán, mô phỏng,...các sản phẩm máy móc, thiết bị thuộc lĩnh vực cơ khí động lực
- Vị trí mà tại đó pit-tông đổi chiểu chuyên động gọi là điểm chết.
- Quãng đường mà pit-tông đi được giữa hai điểm chết gọi là hành trình pittong.
- Thể tích xilanh giới hạn bởi hai điểm chết gọi là thể tích công tác.
- Chu trình làm việc của động cơ đốt trong là tổng hợp bốn quá trình nạp, nén, cháy - dãn nở và thải.
- Kì 1 (Nạp): Pittong đi từ điểm chết trên xuống điểm chết dưới, xupáp nạp mở, xupáp thải đóng, Pittong được trục khuỷu dẫn động đi xuống. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên hòa khí được nạp vào xilanh động cơ.
- Kì 2 (Nén): Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, cả hai xupáp đều đóng. Pittong được trục khuỷu dẫn động đi lên.Cuối kì nén bugi bật tia lửa điện châm cháy hòa khí.
- Kì 3 (Cháy – Dãn nở): Pít-tông đi từ ĐCT xuống ĐCD, hai xupáp đều đóng.Trong điều kiện áp suất và nhiệt độ trong xilanh cao, hòa khí tự bốc cháy tạo ra áp suất cao đẩy pít-tông đi xuống, qua thanh truyền làm trục khuỷu quay và sinh công.
- Kì 4 (Thải): Pittông đi từ ĐCD lên ĐCT nhờ trục khuỷu dẫn động, xupáp nạp đóng, xupáp thải mở. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên trong và bên ngoài xilanh nên không khí được thải ra cửa thải.
- Khi pittong đi đến DCT, xupap thải đóng, xupap nạp lại mở, trong xi lanh lại diễn ra kì 1 của chu trình mới.
Những nội dung cơ bản của công việc thiết kế là:
- Điều tra, nghiên cứu yêu cầu của thị trường và nguyện vọng của người tiêu dùng, hình thành ý tưởng và xác định đề tài thiết kế.
- Căn cứ vào mục đích và yêu cầu, thu thập thông tin đề ra phương án thiết kế và tiến hành tính toán lập bản vẽ nhằm xác định hình dạnh, kích thước, kết cấu, chức năng sản phẩm.
- Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử.
- Thẩm định, phân tích, đánh giá phương án thieeset kế, nếu cần sửa đổ, cải tiến để được phương án thiết kế tốt nhất.
- Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kĩ năng (gồm có: bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm, các bản thuyết minh tính toán, các chỉ dẫn về vận hành sử dụng sản phẩm).