K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2019

Đáp án cần chọn là: A

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏiLần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏi

Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có khéo  lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đạo, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được . Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dượng lực lưỡng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

Câu a. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói về vấn đề gì?

Câu b. Vua Quang Trung đã đánh giá cao Ngô Thì Nhậm những ưu điểm gì ?

Câu c. Câu nghi vấn nằm ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?

Câu d. Qua lời nói trên, em hiểu vua Quang Trung là người như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn 10 câu. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán.

 

0
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới MỘT LY SỮA              Có cậu bé nghèo bán hàng rong để kiếm tiền đi học. Một ngày nọ, cậu rất đói bụng nhưng chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại ngôi nhà gần đó. Cậu ngại ngùng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu đành xin một ly nước nóng. Cô bé nghĩ cậu...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới

MỘT LY SỮA

             Có cậu bé nghèo bán hàng rong để kiếm tiền đi học. Một ngày nọ, cậu rất đói bụng nhưng chỉ còn mấy đồng tiền ít ỏi. Cậu quyết định xin một bữa ăn tại ngôi nhà gần đó. Cậu ngại ngùng khi thấy một cô bé dễ thương ra mở cửa. Thay vì xin ăn, cậu đành xin một ly nước nóng. Cô bé nghĩ cậu đang đói nên đem ra một ly sữa lớn. Cậu uống từ từ, rồi hỏi: “Tôi nợ bạn bao nhiêu?”. Cô bé đáp: “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ dạy tôi không bao giờ nhận tiền khi làm một điều tốt”. Sau khi nói lời cảm ơn, cậu bé Howard Kelly rời ngôi nhà đó và cảm thấy trong người không những khỏe khoắn mà còn tràn đầy niềm tin vào con người và cuộc sống.

           Bao năm sau, cô gái đó bị bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ trong vùng đều bất lực và chuyển cô lên bệnh viện trung tâm thành phố. Tiến sĩ Howard Kelly được mời làm chuyên gia. Khi nghe về nơi ở của bệnh nhân, tia sáng lóe lên trong mắt anh. Anh đến phòng bệnh và nhận ra cô chính là bé gái năm xưa. Anh đã gắng hết sức mình để cứu sống cô. Cầm tờ hóa đơn thanh toán viện phí, anh viết gì đó bên lề và chuyển lên phòng cô gái. Cô gái lo sợ không dám nhìn tờ hóa đơn viện phí, bởi cô nghĩ suốt đời mình không thể thanh toán hết số tiền đó. Cuối cùng, cô can đảm nhìn, mắt cô nhòa lệ khi thấy dòng chữ bên lề: “Đã thanh toán bằng một ly sữa”. Ký tên: Tiến sĩ Howard Kelly.

(Theo http://songdep.xitrum.net)

Câu 1. (0,5 điểm)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2. (0,75 điểm).        

       Vì sao cậu bé Howard Kelly khi rời khỏi ngôi nhà của cô bé lại “tràn đầy niềm tin vào con người và cuộc sống”?

Câu 3. (0,75 điểm).

    Văn bản trên đã cho em những bài học gì?

0
1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ. b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không? 2....
Đọc tiếp

1.Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau

a/Hãy chỉ ra những điểm giống nhau và khác nhau ( về số dòng thơ, về cách xây dựng hình ảnh, về cách tổ chức khổ thơ…) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ.

b/ Giả thiết không có phần thứ hai thì ý thơ có được trọn vẹn và đầy đủ không?

2. Xác định vị trí của dòng thơ : “Con hỏi:…” ở mỗi phần

(Gợi ý: Hãy lí giải vì sao em bé chưa từ chối ngay lời mời gọi của những người sông “trên mây” và những người sống “trong sóng”

3.Hãy so sánh những cuộc vui chơi của những người “trên mây” và “trong sóng” giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra.Sự giống nhau va sự khác nhau của những cuộc chơi đó nói lên điều gì?

4. Hãy chỉ ra những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên (chú ý các hình ảnh: mây, trăng, sóng, bờ biển).

5. Phân tích ý nghĩa của câu thơ: “Con lăn, lăn, lăn mãi… ở chốn nào”.

6*. Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm thêm điều gì nữa?

 

 

2
12 tháng 12 2017

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

20 tháng 11 2019

Câu 1: Bài thơ có hai phần, cấu trúc khá giống nhau:

- Ban đầu là thuật lại lời rủ rê

- Tiếp đến thuật lại lời từ chối và lý do từ chối.

- Những trò chơi do em bé sáng tạo.

Mới thoạt nhìn, tưởng như đó là hai đoạn thơ độc lập bởi đoạn nào cũng đủ ý, diễn tả trọn vẹn một sự việc xảy ra giữa em bé và thiên nhiên bè bạn. Tưởng như việc loại bỏ bớt đoạn thứ hai không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa chung của cả bài thơ.

Tuy nhiên, mỗi tác phẩm văn học là một cấu trúc thống nhất. Việc tác giả lặp đi lặp lại một kiểu cấu trúc, một ý tưởng hẳn là phải có lý do nào đó. Điều này có thể giải thích qua những đặc điểm tâm lý, tính cách của một cậu bé. Đã là trẻ con ai chẳng ham chơi. Những trò chơi của bạn bè đồng trang lứa có sức hấp dẫn thật kỳ lạ. Việc bạn bè đến rủ đi chơi có thể coi là những thử thách.

Với thử thách thứ nhất, chú bé đã vượt qua bởi vì chú luôn yêu mẹ. Chú nghĩ đến việc mẹ đang đợi chú ở nhà và từ chối.

Nhưng những người bạn lại đến rủ đi chơi. Lúc này là một thử thách thực sự đối với tâm tính của một chú bé. Cũng như lần trước, chú lại băn khoăn: "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?". Những người bạn lại nhiệt tình chỉ đường. Nhưng một lần nữa chú bé lại từ chối vì lòng yêu mẹ: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà...". Thử thách càng lớn thì lòng yêu mẹ của chú bé lại càng được chứng minh, được củng cố. Như vậy, việc nêu ra sự việc thứ hai (cũng là thử thách thứ hai) càng chứng tỏ tình yêu tha thiết của chú bé đối với mẹ. Trong trường hợp này, khổ thơ thứ hai có tác động trùng điệp, hô ứng, khẳng định những tình cảm đã được thể hiện trong thử thách thứ nhất. Bởi vậy, không thể bỏ khổ thơ thứ hai đi được.

Câu 2: Trong cả hai lần, khi những người bạn đến rủ rê, chú bé đều hỏi lại:

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình lên đó được?".

"Con hỏi: Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?".

Hỏi và được nghe trả lời, hướng dẫn chu đáo. Chi tiết này chứng tỏ tính xác thực, hấp dẫn của bài thơ. Trẻ con nào mà chẳng ham chơi. Khi nghe những lời mời gọi, lần nào chú bé cũng tỏ ra băn khoăn. Mặc dù vậy, tình yêu mẹ vẫn luôn chiến thắng. Chỉ cần nghĩ đến việc mẹ đang đợi ở nhà, mẹ không muốn chú đi chơi, chú bé đã nhất định từ chối những lời rủ rê dù những trò chơi ấy hấp dẫn đến đâu chăng nữa.

Câu 3: Có thể nhận thấy những trò chơi chú bé sáng tạo ra không có gì đặc biệt:

- "Con là mây và mẹ sẽ là trăng

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm".

- "Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kỳ lạ

Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ".

Thậm chí có thể coi đó không phải là những trò chơi đúng nghĩa. Nhưng có sao đâu, điều quan trọng nhất đối với chú bé là luôn được ở bên cạnh mẹ, có thể biểu hiện tình yêu đối với mẹ. "Hai bàn tay con ôm lấy mẹ", "Con lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ". Quả là những trò chơi thật kỳ lạ, chúng cho thấy tình cảm mẹ con nồng ấm, thân thiết đến mức nào.

Câu 4: Mây, trăng, sóng, bờ biển, bầu trời... là những hình ảnh đẹp do thiên nhiên ban tặng. Nhưng ai là người đang đến rủ chú bé đi chơi? "Trong mây có người gọi con", "Trên sóng có người gọi con"... Thực ra đó chỉ là những âm thanh do chú bé tưởng tượng ra. Trên mây là tiếng của mây, trong sóng là tiếng của sóng. Hai hình ảnh đó có thể coi là biểu tượng của cuộc sống rộn rã, cuốn hút xung quanh, có sức cuốn hút kì lạ đối với mỗi con người, đặc biệt là với một chú bé. Đó là những hình ảnh ẩn dụ.

Câu 5: "Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta đang ở đâu"

Yêu mẹ, chú bé đã bày ra những trò chơi mà người tham gia chỉ là hai mẹ con. Đây không đơn giản là một ước muốn biệt lập, tách rời cuộc sống xung quanh mà là một tình yêu vô cùng sâu sắc, đằm thắm của chú bé đối với mẹ. Tình yêu ấy vượt lên trên cả những thú vui hằng ngày, thậm chí mãnh liệt đến mức lấn át tất cả những mối quan hệ khác. Chỉ cần hai mẹ con là đủ.

Câu 6: Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ gợi cho ta nhiều suy ngẫm:

- Con người trong cuộc sống thường gặp những cám dỗ (nhất là với một đứa trẻ). Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc, trong đó tình mẫu tử là điểm tựa vững chắc nhất.

- Hạnh phúc không phải là điều gì bí ẩn. Hạnh phúc ở ngay trên trần thế, do chính con người tạo dựng nên...

1.Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử?Bài viết đã nêu vấn đề gì?Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy. Những yêu cầu, nhiệm vụ hêt sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì? 2.Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả. 3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành...
Đọc tiếp

1.Tác giả viết bài này trong thời điểm nào của lịch sử?Bài viết đã nêu vấn đề gì?Ý nghĩa thời sự và ý nghĩa lâu dài của vấn đề ấy.

Những yêu cầu, nhiệm vụ hêt sức to lớn và cấp bách đang đặt ra cho đất nước ta, cho thế hệ trẻ hiện nay là gì?

2.Hãy đọc lại cả bài và lập dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả.

3. Trong bài này, tác giả cho rằng: “Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”.Điều đó có đúng không, vì sao?

4.Tác giả đã nêu ra và phân tích điểm mạnh, điểm yếu nào trong tính cách, thói quen của người Việt Nam ta? Những điểm mạnh, điểm yếu ấy có quan hệ như thế nào với nhiệm vụ đưa đất nước đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay?

5.Em đã học và đọc nhiều tác phẩm văn học và những bài học lịch sử nói về các phẩm  chất truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, con người Việt Nam.Những nhận xét của tác giả có gì giống và có điểm nào khác với những điều mà em đã đọc được trong các sách vở nói trên? Thái độ của tác giả tê nào khi nêu những nhận xét này?

6.Trong văn bản, tác gải sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ.Hãy tìm những thành ngữ, tục ngữ ấy và cho biết tác dụng của chúng.

1
19 tháng 3 2020

Câu 1 :

Tác giả viết bài này vào đầu năm 2001 khi chuyển giao hai thế kỉ của toàn thế giới, với nước ta tiếp bước công cuộc đổi mới từ cuối thế kỉ trước

- Vấn đề: chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới→ có tính thời sự, có ý nghĩa với sự phát triển lâu dài, hội nhập của đất nước

- Nhiệm vụ: nhìn nhận hạn chế để khắc phục, bắt kịp thời đại. Đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, đẩy mạnh, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 2:

Trình tự lập luận của tác giả:

- Chỉ ra sự cần thiết trong nhận thức của người trẻ về cái mạnh, yếu của người Việt Nam

- Phân tích đặc điểm con người Việt (điểm mạnh, yếu, mặt đối lập)

- Con người Việt Nam tự thay đổi, hoàn thiện để hội nhập với toàn cầu

Câu 3:

Tác giả cho rằng "sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất"

- Máy móc, các yếu tố khác có tân tiến tới đâu cũng là sản phẩm do con người sáng tạo, không thể thay thế con người

- Trong nền kinh tế tri thức, sự nhạy bén của con người vẫn quyết định sự phát triển của xã hội

Câu 4:

Điểm mạnh yếu của con người Việt Nam tác động tới nhiệm vụ đất nước:

- Thông minh nhạy bén cái mới, thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực thành → Không thích ứng với nền kinh tế mới

Cần cù sáng tạo, thiếu tỉ mỉ, không coi trọng quy trình → ảnh hưởng nặng nề phương thức sản xuất nhỏ, thôn dã

- Đoàn kết, đùm bọc trong chiến đấu nhưng đố kị trong làm ăn, cuộc sống → Ảnh hưởng tới giá trị đạo đức, giảm đi sức mạnh, tính liên kết

- Thích ứng nhanh dễ hội nhập, nhưng kì thị trong kinh doanh, thói khôn vặt, khôn lỏi → Cản trở kinh doanh, hội nhập

Câu 5:

Nhận xét tác giả với sách lịch sử, văn học:

+ Giống: phân tích, nhận xét ưu điểm người Việt: thông minh, cần cù, sáng tạo, đoàn kết trong chiến đấu…

+ Khác: phê phán khuyết điểm, hạn chế, kĩ năng thực hành, đố kị, khôn vặt

- Thái độ người viết: khách quan khoa học, chân thực, đúng đắn

Câu 6:

Những câu thành ngữ được sử dụng: nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, bóc ngắn cắn dài, trâu buộc ghét trâu ăn

- Tục ngữ có tính chân xác bởi được đúc rút từ kinh nghiệm của cha ông thế hệ trước

→ Giúp bài viết trở nên sinh động, gần gũi, dễ hình dung hơn.

#Học tốt

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi. 1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó? 2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì? 3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những...
Đọc tiếp

*Đọc khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của Bài thơ về tiểu đội xe không kính và trả lời câu hỏi.

1/Em hãy cho biết mở đầu bài thơ, hình ảnh chiếc xe được giới thiệu ra sao? Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng đó?

2/Từ hình ảnh những chiếc xe không có kính, tác giả đã phản ánh được điều gì?

3/Em có nhận xét gì về cách dùng từ và nghệ thuật miêu tả của tác giả trong những khổ thơ trên?

*Hình ảnh người chiến sĩ lái xe

1/Hình ảnh người chiến sĩ lái xe được miêu tả như thế nào về thế ? Biện pháp nghệ thuật nào dùng để thể hiện điều đó?

2/Cách dùng từ và nghệ thuật diễn đạt trong hai khổ thơ 3,4  trên có gì đặc biệt?

3/ Em cảm nhận như thế nào về tình cảm đồng đội trong bài thơ, đặc biệt là khổ thơ 5,6.

 

 

 giả đã phản ánh được điềnh ảnh những chiếc xe trên, tác giả đã phản ánh được điều gì?

 

 

1
1 tháng 12 2021

loading...loading...loading...loading...

 

 

 

 

 

16 tháng 3 2022

Các phương ngữ chính trong Tiếng Việt:

-         Phương ngữ bắc ( Bắc Bộ): này, thế, thế ấy, đâu, chúng tao,…

-         Phương ngữ trung (Bắc Trung Bộ): ni, nì, này, ứa, rứa tề, rứa đó, mô, choa, bọn choa , tụi tau,…

-         Phương ngữ nam (Nam Trung Bộ và Nam Bộ): nầy, vậy, vậy đó, đâu, tụi tao,…

 

 

16 tháng 3 2022

1 số phương ngữ Bắc (miền Bắc)

1 số phương ngữ Trung (miền Trung)

1 số phương ngữ Nam (miền Nam)

Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được, hơn nữa có thể là điều người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình. Gặp một chú lùn ước mơ lớn lên sẽ chơi bóng rổ hay một chú bé dị tật ở chân nuôi mộng sau này trở thành ngôi sao bóng đá thì đó không phải là điều mà bạn nên chế nhạo. Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý...
Đọc tiếp

Ước mơ đôi khi không phải là điều nhất định phải thực hiện cho bằng được, hơn nữa có thể là điều người ta không có khả năng thực hiện trong suốt cuộc đời mình.

Gặp một chú lùn ước mơ lớn lên sẽ chơi bóng rổ hay một chú bé dị tật ở chân nuôi mộng sau này trở thành ngôi sao bóng đá thì đó không phải là điều mà bạn nên chế nhạo.

Một ngày nào đó bạn sẽ nhận ra ý nghĩa của ước mơ không phải ở chỗ nó có phù hợp với khả năng thực tế hay không. Điều quan trọng là nó cho phép bạn sống thêm một cuộc đời nữa với cảm xúc của riêng bạn…

(Nguyễn Nhật Ánh, Tôi là Bêtô)

Mượn lời nhân vật Bêtô, tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã đưa ra quan niệm về ước mơ. Em có đồng ý với quan niệm về ước mơ này không? Hãy viết bài văn trao đổi với tác giả để bày tỏ ý kiến của mình.

1
16 tháng 6 2021

Một danh nhân đã nói rằng: “Kẻ khốn cùng nhất trên đời này không phải là người không có một đồng xu dính túi, mà là kẻ không có nổi một ước mơ.” Thế bạn đã có xây dựng ước mơ cho riêng mình chưa? Bạn đã sẵn sàng để đạt lấy ước mơ đó? Dĩ nhiên ai cũng muốn đạt được ước mơ của mình nhưng họ không biết phải bắt đầu từ đâu, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nó nhé.

Ước mơ là gì? Đó là câu hỏi mà giới trẻ ngày nay hay đặt ra. Đối với một số người thì ước mơ chỉ là những điều mơ hồn, viển vông, không có thật. Người khác cho rằng ước mơ chỉ xảy ra ở tương lai chứ hiện tại khó mà đạt lấy được. Còn với tôi ước mơ là có thật! Nó có thể là một điều nằm ngoài tầm với của chúng ta, một điều thể hiện sự khát vọng trong mỗi tâm hồn và cũng là một đích sống để ta hướng tới. Ước mơ không cần phải quá to lớn, đôi khi ước mơ chỉ là những điều nhỏ nhặt, hay là những lời ước mà bạn dành cho người khác.

Đa số khi tôi hỏi người khác về ước mơ của họ thì hầu như ai cũng có. Người thì hào hứng kể cụ thể, chi tiết về ước mơ của họ những phần còn lại thì hơi lúng túng, ngại ngùng khi trả lời. Vì sao họ lại như vậy? Bởi vì họ không biết phải định hình ước mơ của mình như thế nào. Họ không biết họ đã đặt ước mơ của họ đúng hay chưa, nó có quá cao hay quá thấp hay thậm chí họ cho rằng mình không chắc có thể đạt được nó hay không.

Một lối suy nghĩ thật là thiếu chín chắn, chưa gì họ đã nghĩ đến con đường thất bại. Như vậy bạn sẽ khó đạt được hành công trong cuộc sống, tự tạo ra cho mình những cái bẫy mà vốn dĩ ra nó không hề có trước đó. Chúng ta sống là phải có ước mơ, có một đích sống là gì mà bạn lại đánh mất những thứ đó chẳng khác gì đánh mất cuộc sống của mình, một cuộc sống bấp bênh không biết trôi nổi về đâu.

Và đó cũng là thực trạng của giới trẻ ngày nay, là một điều đáng quan tâm tới. Sau đây là kế hoạch thực hiện ước mơ của tôi. Ví dụ trong việc định hướng công việc; Trước hết hãy tập tính quan sát của mình, hãy nhìn thế giới xung quanh ta, nào là bác sĩ, kỹ sư, giáo viên,kế toán … Có rất nhiều nghề cho chúng ta chọn nhưng thật sự bạn muốn lựa chọn ngành nào cho phù hợp? Đó cũng là do sở thích, tiềm năng và năng lực của bạn.

Thứ hai là trong việc học tập, bạn thấy bạn giỏi ở môn nào, cần bổ sung thêm điều gì và cần đạt kết quả như thế nào ở cuối năm. Khi bạn ước mơ muốn làm bác sĩ chẳng hạn, để thi vào đại học y bạn phải rèn luyện cho mình ba môn Toán, Hóa, Sinh thật tốt; Tìm hiểu về trường đại học uy tín nào đó và cố gắng hết mình, nỗ lực trong học tập và đạt được kết quả mà mình mong muốn. Chỉ cần thể hiện sự luyện tập, vươn lên trong cuộc sống thì mọi ước mơ cũng có thể đạt được sự thật.

Bay vào vũ trụ và nhìn ngắm nó vốn là mơ ước vĩ đại của loài người. Dù biết đó là điều không tưởng nhưng con người không ngừng xây dựng những mơ ước. Và cuối cùng ước mơ ấy cũng trở thành hiện thực nhờ những nỗ lực không ngừng của các nhà khoa học. Chỉ sau vài chục năm nghiên cứu, con người đã biến ước mơ ấy thành sự thật. Năm 1957, ta đã phóng một vệ tinh nhân tạo đầu tiên, tiếp đến năm 1961 nhà phi hành người Nga – Xô Viết đã bay vòng quanh quỹ đạo trái đất. Và Armstrong cũng là người đặt chân lên mặt trăng đầu tiên vào năm 1969.

Loài người chúng ta đã và đang làm những điều rất vĩ đại và phi thường. Nếu bạn có một ước mơ đủ lớn thì mọi khó khăn trở ngại sẽ dần được khắc phục mở ra con đường để bạn đi đến ước mơ. Ước mơ là miễn phí, bởi thế, bạn đừng ngại xây dựng ước mơ mỗi ngày để thành công.