Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 4
- Lý do: Tác giả mượn lời con hổ để bộc lộ cảm xúc của mình vì không muốn để mình xuất hiện một cách trực tiếp mà muốn bộc lộ cảm xúc một cách thầm kín nhưng khách quan để người đọc có cái nhìn đúng đắn.
- Tác dụng:
- Hổ được xem là chúa sơn lâm, là vua của muôn loài, bởi sức mạnh, chí khí của nó. Tác giả mượn lời con hổ cũng là để thể hiện khí phách của một trang nam tử trong hoàn cảnh đất nước đang lầm than, đau khổ cũng giống như con hổ đang bị giam cầm trong không gian chật hẹp của vườn thú.
- Bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách mạnh mẽ, mãnh liệt, đầy ấn tượng khiến cho người đọc tò mò, hứng thú
- Đồng thời, cũng khơi dậy trong lòng những người con mất nước một nỗi nhục, thức tỉnh ý chí chiến đấu trong họ, để họ vùng lên, vượt thoát khỏi cảnh cầm tù này, trở về với núi rừng với ý chí tung hoành, với vị thế mà một vị chúa sơn lâm nên có. Ấy là khi họ đấu tranh vì đất nước.
- Thể hiện tinh thần yêu nước thầm kín, tha thiết của Thế Lữ
Bài 2
Khổ thơ thứ 3 là những hồi ức uy nghi, lẫm liệt của “chúa sơn lâm” trong rừng xanh, đó là những kí ức không thể nào quên. Khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp với cảnh trăng, rừng, mặt trời.
Hai câu thơ đầu nói về “đêm vàng”, ánh trăng sáng quá như biến mọi vật thành màu vàng, trong đêm trăng đó đứng bên bờ suối ngắm nhìn thiên nhiên tuyệt đẹp. Trong khung cảnh đó con hổ ăn no rồi còn thưởng thức cả “ánh trăng tan”. Một hình ảnh nhân hóa vô cùng đẹp, chủ thể hòa quyện vào cả thiên nhiên.
Đi qua sự yên bình là những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng, điều đó thể hiện ở 2 câu thơ tiếp theo, nhưng chúa sơn lâm vẫn không hề e sợ mà vẫn “lặng ngắm giang sơn”. Hình ảnh đó thể hiện sự bản lĩnh và sức mạnh trước thiên nhiên.
Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng. Hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muôn. Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Tất cả đều tạo ra một không gian nghệ thuật, cảnh sắc hệt như xứ sở thần tiên.
Nhưng than ôi tất cả chỉ còn là kí ức huy hoàng, quá khứ càng oanh liệt nỗi tiếc nuối, hoài niệm càng đau đớn. Các cụm từ trước mỗi câu thơ như “nào đâu”, “đâu những”, càng cho thấy niềm nuối tiếc khôn cùng, sự xót xa trong chính con hổ. Bức tranh tứ bình đã khép lại, chỉ còn lại hình ảnh hiện thực tối tăm, gian cầm, tù túng và sự khát khao mãnh liệt được tự do.
Lão Hạc
- Tóm tắt:
Lão Hạc là một người nông dân nghèo, vợ mất sớm, chỉ có một mảnh vườn và người con trai. Vì không có tiền cưới vợ, con trai lão Hạc sinh phẫn chí đi lên đồn điền cao su với lời thề khi nào kiếm được bạc trăm mới trở về. Từ đó, lão Hạc sống thui thủi một mình với ***** Vàng làm bạn, bòn vườn sống qua ngày. Sau trận ốm dai đẳng, lão không còn sức đi làm thuê được nữa. Rồi lại bão mất mùa, lão rơi vào hoàn cảnh khó khăn, cơ cực bội phần. Vì muốn giữ lại mảnh vườn cho con trai về có cái sinh sống, Lão Hạc dằn vặt lương tâm mình khi quyết định bán đi ***** Vàng. Lão nhờ ông giáo trông hộ mảnh vườn cho con trai và gửi tiền làm ma để không phiền hàng xóm. Lão Hạc xin ít bã chó của Binh Tư. Biết được chuyện này, ông giáo rất buồn vì nghĩ rằng con người như lão Hạc chỉ vì cái nghèo đói mà cũng bị tha hoá. Rồi lão chết đột ngột, dữ dội và đau đớn. Không ai biết vì sao lão chết trừ Ông Giáo và Binh Tư. - Nội dung:
- Khắc họa thành công nhân vật Lão Hạc: Nghèo đói nhưng nhân hậu, tự trọng
- Tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân trong xã hội cũ
3.Nghệ thuật:
- Nghệ thuật kể chuyện: dẫn dắt, tạo tình huống, gỡ nút…
- Bút pháp khắc họa nhân vật
- Ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm
- Diễn biến câu chuyện được kể bằng nhân vật “tôi” ( ông giáo).
- Tác phẩm có thể vừa tự sự vừa trữ tình, đặc biệt có khi hòa lẫn những triết lí sâu sắc
Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một ***** Vàng. Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại " cậu Vàng ". Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy, bị ốm một trận khủng khiếp và từ chối sự giúp đỡ của ông giáo. Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó. Lão mang tiền dành dụm được gửi cho ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn. Một hôm, lão xin Binh Tư ít bả chó. Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy. Lão bỗng chết - cái chết thật dữ dội. Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
1.Nghệ thuật:
Văn bản thể hiện phong cách viết văn của Nguyên Hồng trong thể loại hồi kí: Thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm
2. Nội dung:
Đoạn trích cho ta hiểu được tình cảnh đáng thương, nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng. Đồng thời cảm nhận được nỗi khát khao sự ấm áp của tình mẹ thiêng liêng cao đẹp của bé Hồng
LÃO HẠC
*Tóm tắt
-LH là 1 ng nông dân nghèo, vợ mất sớm, con trai vì k lấy đc vợ nên bỏ đi đồn điền cao su
-Lão sống 1 mk vs con chó
-Lão ốm 2 tháng 18 ngày nên k làm đc việc nặng, làng lại hết việc nên phả bán cậu vàng
-Lão gửi ông giáo 30đ nhờ hàng xóm lo ma chay và nhờ ông trông coi mảnh vườn cho con trai
-Cuối cùng lão ăn bả chó tự tử
*Nội dung
-Số phận đau thương và phẩm chất cao đẹp của ng nông dân trc cách mạng tháng 8
-Tố cáo, phê phán chế độ xã hội, đẩy ng lương thiện đến cái chết
-Tấm lòng yêu thg trân trọng đvs ng nông dân của nhà văn
Phần I
câu 5: Chiếc là cuối cùng là kiệt tác vì :
-nó giống như thật => cái tâm của người nghệ sĩ
-nó có tác dụng nhiệm màu là cứu sống Giôn-xi
-đc vẽ = tình yêu thương và đức hi sinh cao cả
-nó đc vẽ (.) 1 hoàn cảnh đặc biệt
-nó vẽ = 1 tình yêu nghệ thuật chân chính
Có.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật chủ yếu là qua nhân vật lão Hạc: Bằng phương pháp đối lập, nhà văn tạo vé bề ngoài cho lão Hạc dường như lẩm cấm, gàn dở, đôi lúc bị nghi ngờ là phường “đâm heo thuốc chó” nữa nhưng bên trong lão lại là một người có vẻ đẹp tâm hồn cao quý, đáng kính trọng.
- Cách dựng truyện: Nhà văn dựng truyện chân thực và sinh động. Ông dẫn người đọc vào mạch truyện đầy khéo léo, bất ngờ. Càng lúc truyện càng căng thẳng qua đó, bộc lộ tính cách và tâm lí nhân vật qua từng sự kiện trong truyện.
- Ngôn ngữ của truyện: Truyện được viết với nghệ thuật ngôn ngữ cô đọng. Nét nối bật là ngôn ngữ đối thoại và độc thoại đầy chất trữ tình mang cả tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật.
- Nghệ thuật kể chuyện: Câu chuyện được kể theo lời dẫn của nhân vật “tôi” (ông giáo) - người tham gia trong câu chuyện và chứng kiến sự việc diễn ra. Điều này làm cho câu chuyên thêm chân thật, gần gũi với người đọc. Đồng thời chọn vai kể này, việc dẫn dắt câu chuyên sẽ tự nhiên, linh hoạt hơn. Cũng vì thế, câu chuyên được kể với nhiểu giọng điệu hơn. Ngưòi kể có thể vừa kể, vừa bộc lộ tình cảm, suy nghĩ của mình. Việc miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật cũng rất tự nhiên, hợp lí. Việc tạo tình huống truyện bất ngờ nhằm lôi cuốn người đọc và dễ dàng trình bày triết lí sâu sắc về cuộc sống của tác giả.
Cả 2 ý kiến của 2 bạn đều đúng
Nội dung và nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện: nét đặc sắc nhất là cách kể chuyện của nhà văn, thông qua lời kể của một nhân vật được chứng kiến câu chuyện ( Ông giáo ) làm cho câu chuyện giàu tính chân thực. . .
- Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật: thông qua ngoại hình và nhất là miêu tả
diễn biến tâm lí nhân vật rất thành công. Nhân vật chính (Lão Hạc) được miêu tả và nhìn
nhận qua nhiều nhân vật khác (qua ông giáo, Binh Tư, qua vợ ông giáo )
- Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện: từ những sự việc tưởng như rất vụn vặt, tác giả đã tạo ra sự hấp dẫn của câu chuyện qua các tình huống truyện : từ việc lão Hạc bán con chó vàng,lão Hạc nhờ ông giáo trông coi giúp mảnh vườn, lão Hạc xin bả chó đến cái chết thêthảm của lão Hạc ...
Nội dung:
- Những phẩm chất đáng quý của lão Hạc, cái chết thê thảm và đau đớn của lão Hạc đã phản ánh tình cảnh đói khổ, bế tắc của người nông dân Việt Nam trướcCách mạng tháng Tám 1945; đồng thời cũng thể hiện cái nhìn đầy yêu thương và trân trọng đối với người nông dân (cáinhìn nhânđạo )của nhà văn Nam Cao…
Chọn đáp án: B