K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 8 2017

+ quan hệ giữa con người và thiên nhiên:Cảnh Khuya

+quan hệ giữa con người vs quốc gia dân tộc:Con Rồng Cháu Tiên

+ con người việt nam trong quan hệ xã hội:Chốn chốn dứt đao binh

+ con người việt nam và ý thức của bản thân:

20 tháng 8 2017

+Quan hệ giữa con người và thiên nhiên:Cảnh khuya,Rằm tháng giêng;Qua Đèo Ngang;Côn Sơn Ca,...

+Quan hệ giữa con người với quốc gia dân tộc: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ;....

+Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội: Sau phút chia li;Bánh trôi nước;...(người phụ nữ trong xã hội xưa)

+Con người Việt Nam và ý thức của bản thân: Lòng yêu nước; Lòng yêu nước của nhân dân ta;...

28 tháng 8 2016

+ “Họ đều là những người nông dân nghèo thương con”. Nhưng tình thương con của mỗi người có biểu hiện và kết cục khác nhau: chị Dậu thương con mà không bảo vệ được con, phải bán con lấy tiền nộp sưu cứu chồng; lão Hạc phải tìm đến cái chết để giữ mảnh vườn cho con; còn ông Hai, khi nghe tin làng theo giặc lại lo cho con vì chúng nó cũng là con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?...Rõ ràng, ông đặt tình cảm riêng trong mối quan hệ với làng, với nước; ông hiểu danh dự của mỗi con người – dù còn ít tuổi – cũng gắn với danh dự của làng, gắn với vận mệnh của đất nước.
+ “Họ đều có sức phản kháng, đấu tranh”. Trong hoàn cảnh xã hội trước Cách mạng tháng Tám, chị Dậu phản kháng một cách tự phát, để bảo vệ chồng trước sự dã man vô nhân đạo của những kẻ đại diện cho cái gọi là “nhà nước” bấy giờ. Còn ông Hai, ông có ý thức trách nhiệm với làng, có tinh thần kháng chiến rất rõ ràng: ông trực tiếp tham gia các hoạt động kháng chiến ở làng, ông muốn trở về làng để được cùng anh em đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…khi đi tản cư ông vẫn lo cho các công việc kháng chiến ở làng.
- Đặc biệt, cần phân tích để thấy những chuyển biến “rất mới” trong tình cảm của ông Hai đối với làng. Ở ông Hai, “tình yêu làng mang tính truyền thống đã hòa nhập với tình yêu nước trong tinh thần kháng chiến của toàn dân tộc”.
+ Tình yêu làng thể hiện ở việc hay khoe làng của ông. Phân tích để thấy sự thay đổi ở việc khoe làng ấy: trước Cách mạng, ông khoe sự giàu có, hào nhoáng của làng; sau Cách mạng tháng Tám, ông khoe không khí cách mạng ở làng ông…Ông tin vào ý thức cách mạng của người dân làng ông cũng như thắng lợi tất yếu nếu giặc đến làng nên nghe giặc “rút ở Bắc Ninh, về qua làng chợ Dầu…” thì ông hỏi ngay “ta giết được bao nhiều thằng?”.
+ Tình yêu làng gắn với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin đồn làng theo giặc. Từ khi chợt nghe tin đến lúc về nhà, nhìn lũ con; rồi đến những ngày sau…nỗi tủi hổ ám ảnh ông Hai thật nặng nề, mặc cảm tội lỗi ngày một lớn hơn. Tình yêu làng, yêu nước của ông còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông thấy tuyệt vọng vì ở nơi tản cư có tin không đâu chứa người làng Chợ Dầu. Lòng trung thành với cách mạng, với đất nước thật mạnh mẽ, hiểu rõ những điều quý giá mà cách mạng đã mang lại cho mình cũng như trách nhiệm với cách mạng nên ông Hai đã quyết định dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”.
+ Tình cảm với kháng chiến, với cụ Hồ của ông Hai được thể hiện cảm động, chân thành khi ông tâm sự với đứa con út. Và, tinh thần kháng chiến, niềm tự hào về làng Chợ Dầu kháng chiến được thể hiện cụ thể khi ông Hai nghe tin cải chính về làng.
- Phân tích để thấy “nguyên nhân của những đổi thay rất mới đó ở nhân vật ông Hai”. Những đổi thay đó là do tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự mở rộng và thống nhất giữa tình yêu quê hương với tình yêu đất nước là nét rất mới trong nhận thức và tình cảm của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám mà nhà văn Kim Lân đã thể hiện qua nhân vật ông Hai. Tình cảm ấy có được bởi cách mạng đã mang lại cho người nông dân cuộc sống mới, họ được giác ngộ và cũng có ý thức tự giác vươn lên cho kịp thời đại. Vậy nên, tầm nhìn, suy nghĩ của ông Hai đã được mở rộng, đúng đắn.

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý...
Đọc tiếp

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên ?
Câu 2. Mệnh đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được tác giả triển khai như thế nào trong văn bản?.
Câu 3. Nhà nước ta thời phong kiến đã từng trọng đãi hiền tài như thế nào? Theo tác giả, những điều đó đã là đủ chưa?.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu,nêu suy nghĩ của anh/chị về sứ mệnh của hiền tài đối với đất nước?

BÀI 2.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

1.Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh H­ưng Yên, sau chuyển đến ở làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm năm 1478. Ông để lại: Trích diễm thi tập, đề tựa năm 1479, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tập, sau này được Lê Quý Đôn đ­ưa vào Toàn Việt thi lục.

2.Tựa là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội hoạ, âm nhạc,… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả tự viết hoặc do một ai đó thích thú tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường có phần lạc khoản: ghi rõ họ tên, chức t­ước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa. Bài tựa cũng thể hiện những quan điểm mang tính thời đại và của chủ quan người viết. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường được kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi mang sắc thái trữ tình.

3.Trong công việc biên soạn cũng như sáng tác, Hoàng Đức Lương bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Đó là sự chú ý đến tính thẩm mĩ của văn chương và ông đưa ra những lí do mà khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời.Đây là tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc

1/ Nêu nội dung chính của văn bản?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

3/ Xác định phép liên kết chính trong đoạn văn (2) và (3) ?

4/ Câu văn Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc gợi nhớ đến câu văn nào của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô khi nói về văn hiến của dân tộc ?

2
24 tháng 4 2020

K liên quan, nhưng cô ơi cho em hỏi ở đoạn này sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu là gì và hiệu quả sử dụng ạ. E cảm ơn cô nhiều ạ.

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

20 tháng 4 2020

Bài 2:

1. Giới thiệu Hoàng Đức Lương và tựa Trích diễm thi tập.

2. Phương thức biểu đạt; thuyết minh

3. Phép lặp, thế.

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)Đọc I đoạn trích:           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc...
Đọc tiếp

. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)

Đọc I đoạn trích:

           Thế rồi Gióng mặc giáp sắt, đội nón sắt, tay cầm gươm múa quanh mấy vòng. Đoạn từ biệt mẹ và dân làng, nhảy lên lưng ngựa. Ngựa sắt bỗng chồm lên, phun thẳng ra đằng trước một luồng lửa đỏ rực. Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào. Chỉ trong chớp mắt, ngựa đã xông đến đồn trại giặc đang đóng la liệt cả mấy khu rừng. Lưỡi gươm của Gióng vung lên loang loáng như chớp giật. Quân giặc xông ra chừng nào chết chừng ấy. Ngựa thét ra lửa thiêu cháy từng dãy đồn trại, lửa thiêu luôn cả mấy khu rừng.

            Nhưng tướng giặc Ân vương vẫn còn cố gào thét hô quân xáp tới, Gióng càng đánh càng khỏe, thây giặc nằm ngổn ngang. Bỗng chốc gươm gãy, Gióng không chút bối rối, thuận tay nhổ những bụi tre hai bên đường quật tới tấp vào các toán giặc đang cố gắng trụ lại theo lệnh chủ tướng. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tẩu tán bỏ chạy khắp nơi, Ân vương bị quật chết tan xác. Bọn tàn binh giặc lạy lục xin hàng. Quân đội của Hùng Vương cũng như dân các làng chỉ còn việc xông ra trói chúng lại. Không đầy một buổi, Gióng đã trừ xong nạn cho nước nhà. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

                                                                                                                                         (Trích Thánh Gióng)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. Xác định PTBĐ chính của đoạn trích.

Câu 2. Nêu  những sự việc tiêu biểu được kể lại trong đoạn trích trên?

Câu 3. Liệt kê các chi tiết miêu tảsự thất bại của quân giặc được nói đến trong đoạn trích?

Câu 4. Nêu hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong câu văn: Gióng thúc chân, ngựa phi như bay, sải từng bước dài hàng chục con sào?

Câu 5. Anh/Chị hiểu như thế nào về chi tiết:  Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Đến đây, Gióng bèn cởi giáp bỏ nón lại, rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời?

Câu 6. Anh/chị hãy nhận xét thông điệp của tác giả được thể hiện qua đoạn trích?

 

2
23 tháng 10 2021

Định cho người ta làm hộ luôn bài kiểm tra à

23 tháng 10 2021
Ừ đúng là bài kiểm tra nhưng được ra về nhà