K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 7 2017

Gợi ý làm bài

- Bổ sung nguồn đạm động vật trong cơ cấu bữa ăn.

- Góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên.

- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

- Góp phần đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch sử dụng lao động ở nông thôn; tạo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; tạo ra nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

13 tháng 2 2016

a) Tầm quan trọng của sản xuất lương thực 

- Bảo đảm an ninh lương thực, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi

- Tạo nguồn hàng xuất khẩu

- Là cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp

b) Thế mạnh tự nhiên để phát triển sản xuất nông nghiệp

- Thế mạnh về đất đai 

- Thế mạnh về khí hậu

- Thế mạnh về nguồn nước và các thế mạnh khác

11 tháng 6 2017

a) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực, thực phẩm lớn nhất nước ta

-Là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước

+Điện tích và sản lượng lúa chiếm trên 50% của cả nước+

+Lúa được trồng chủ yêu ở các tỉnh: Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Tiền Giang

+Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1.066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002)

+Là vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta

-Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng rau đậu

-Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

-Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh, nhất là ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh

-Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, An Giang. Nghề nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh

b) Ý nghĩa của việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm đối với sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

-Góp phần nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, đồng thời giúp sử dụng và bảo quản sản phẩm được lâu dài, đa dạng hoá sản phẩm lương thực, thực phẩm

-Giúp cho sản phẩm lương thực, thực phẩm mở rộng ra thị trường quốc tế

-Làm cho nền nông nghiệp của vùng dần tiến tới mô hình sản xuất liên kết nông - công nghiệp

19 tháng 2 2023

Thường sẽ là đánh bắt và nuôi trồng thuỷ, hải sản

16 tháng 9 2019

Giải thích: Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: B

18 tháng 1 2018

- Bảo đảm LT-TP cho người dân, nhằm đảm bảo sự sống, tồn tại và phát triển của xã hội. dân;
- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, góp phần đưa ngành chăn nuôi lên thành ngành SX chính, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, góp phần chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
- Nguồn hàng cho xuất khẩu có giá trị như : lúa, gạo, rau quả nhiệt đới...chất lượng ngày càng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Góp phần phá thế độc canh cây lúa, biến nền NN từ nền NN mang tính tự cung tự cấp thành nền NN hàng hóa lớn.
- Cơ sở để đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp.
- Tạo tiền đề vững chắc để đẩy mạnh phân công lao động theo ngành và theo lãnh thổ.
- Tạo ra nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động dư thừa của XH, góp phần giải quyết những vấn đề cáp bách của XH trong những thập niên tới.
- Góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và phục vụ quốc phòng.

Cung cấp cho chăn nuôi từng bước đưa ngành chăn nuôi trở thành ngành SX chính trong NN.

2 tháng 2 2017

Đáp án C

3 tháng 4 2018

Đáp án: C

Giải thích: Các cách giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:

- Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp.

- Trao đổi các sản phẩm thế mạnh của vùng lấy lương thực từ các vùng khác.

- Tăng thêm khẩu phần cá và các thuỷ sản khác trong cơ cấu bữa ăn.

9 tháng 2 2019

Ý nghĩa kinh tế của việc đẩy mạnh đánh bắt hải sản xa bờ của nước ta là khai thác tốt các nguồn lợi hải sản.

Chú ý từ khóa: Ý nghĩa kinh tế

=> Chọn đáp án D

28 tháng 9 2018

Nước ta là nước đông dân, việc đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề quan trọng hàng đầu của ngành sản xuất lương thực. Nói cách khác, mục đích chủ yếu của việc đẩy mạnh sản xuất lương thực ở nước ta là đảm bảo lương thực cho nhân dân. Khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, lương thực dư thừa sẽ phục vụ xuất khẩu thu ngoại tệ => Chọn đáp án C