Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Mở đoạn:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.
b. Thân đoạn:
- Giới thiệu nhóm tác giả Ngô Thì với hai tác giả chính là Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du.
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí.
c. Kết đoạn:
- Khẳng định giá trị và nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
Tham khảo:
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.
Hoàng Lê Nhất thống chí là cuốn tiểu thuyết chương hồi do một nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái ghi chép về sự thống nhất vương triều nhà Lê khi quân Tây Sơn diệt chúa Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê đến khi Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn thống nhất đất nước.
Ngô gia văn phái: một nhóm tác giả dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, trong đó tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 - 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 – 1840) làm quan triều nhà Nguyễn.
Bảy hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí viết, mười hồi tiếp theo là phần tục biên trong đó có 7 hồi là do Ngô Thì Du viết, 3 hồi cuối là sự chắp vá, ghép nối những sự việc từ thời Tự Đức, tương truyền do Ngô Thì Thuyết viết.
Tác phẩm "Hoàng Lê nhất thống chí" là một bức tranh hiện thực rộng lớn về xã hội phong kiến Việt Nam khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Qua đó ta thấy được sự thối nát tột cùng của vua quan triều Lê - Trịnh. Nhưng cũng từ bức tranh lịch sử ấy mà làm nổi bật hình tượng anh hùng của vua Quang Trung. Người anh hùng áo vải Quang Trung với khí phách hào hùng, trí tuệ sáng suốt, tài thao lược hơn người mãi mãi là hình ảnh đẹp trong những trang lịch sử chói ngời của dân tộc.
Tham khảo:
Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.
a. Mở bài:
- Giới thiệu khái quát về tác giả và hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Giới thiệu chung về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ ở hồi 14.
b. Thân bài:
- Con người hành động mạnh mẽ, quyết đoán.
+ Nghe tin giặc chiếm thành Thăng Long, Quang Trung định thân chinh cầm quân đi ngay.
+ Chỉ trong vòng hơn một tháng lên ngôi Hoàng đế, đốc xuất đại binh ra Bắc gặp gỡ người Cống Sỹ ở huyện La Sơn, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An, phủ dụ tướng sỹ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
- Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.
+ Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch.
+ Sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người thể hiện qua cách xử trí với các tướng sỹ ở Tam Điệp …
- Ý chí quyết chiến, quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng.
- Tài dùng binh như thần.
+ Cuộc hành quân thần tốc của vua Quang Trung làm cho giặc phải kinh ngạc…
+ Vừa hành quân vừa đánh giặc
- Hình ảnh lẫm liệt trong chiến trận.
+ Vua Quang Trung thân chinh cầm quân…
+ Đội quân không phải là lính thiện chiến, lại trải qua cuộc hành quân cấp tốc, không có thời gian nghỉ ngơi mà dưới sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung trận nào cũng thắng lớn…
c. Kết bài:
- Khẳng định lòng yêu nước, tài trí, mưu lược của người anh hùng Nguyễn Huệ.
Đọc hồi thứ 14 " Hoàng Lê nhất thống chí”, ta càng thấu rõ tim đen quân xâm lược phương Bắc và âm mưu của Thiên triều, và bộ mặt nhơ bẩn của bọn Việt gian bán nước. Ta càng thêm tự hào về truyền thống yêu nước, anh hùng của dân tộc ta, vô cùng kính phục và biết ơn Nguyễn Huệ, nhà quân sự thiên tài của Đại Việt.
Nghệ thuật kể chuyện, bút pháp miêu tả nhân vật lịch sử (Nguyễn Huệ, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị) rất chân thực và sinh động tạo nên những trang văn hào hùng tuyệt đẹp vừa giàu giá trị văn chương, vừa mang tính lịch sử sâu sắc.
– Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, Hà Nội.
– Hai tác giả chính:
• Ngô Thì Chí (1753-1788), em ruột Ngô Thì Nhậm, làm quan dưới thời Lê Chiêu Thống, tuyệt đối trung thành với nhà Lê, từng chạy theo Lê Chiêu Tống khi Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh. Dâng “Trung hưng sách” bàn kế khôi phục nhà Lê. Sau đó, được Lê Chiêu Thống cử đi Lạng Sơn chiêu tập những kẻ lưu vong lập nghĩa binh chống lại Tây Sơn. Trên đường đi, ông bị bệnh mất tại Bắc Ninh. Nhiều tài liệu nói, ông viết 7 hồi đầu của tác phẩm
• Ngô Thì Du (1772-1840) anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, học giỏi nhưng không đỗ đạt. Dưới triều Tây Sơn, ông sống ẩn ở Hà Nam. Thời nhà Nguyễn ông làm quan đến năm 1827 thì về nghỉ. Ông là tác giả của 7 hồi tiếp theo.