Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- “Khúc hát ru'' là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thủa ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.
- Nhà thơ lấy hình ảnh “những em bé” mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.
- Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nam nói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.
p/s: học tốt
Nhà thơ đã thể hiện cảm nghĩ về người mẹ Tà Ôi trong ba khúc hát, tương đương với ba đoạn, ba khúc hát ru:
- Khúc thứ nhất: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương bộ đội
- Khúc thứ hai: Khúc hát ru của người mẹ thương con, thương dân làng
- Khúc thứ ba: khúc hát ru của người mẹ thương con, thương đất nước.
- Tác phẩm thể hiện tình yêu con và ước vọng của người mẹ dân tộc qua đó bày tỏ lòng yêu quê hương đất nước và khát vọng tự do của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.
Giống nhau: Cả hai bài đều mượn hình ảnh lời hát ru để thể hiện tình mẹ bao la, vất vả, tần tảo hi sinh vì con cái
Khác nhau:
● "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" là khúc hát ru của bà mẹ Tà Ôi. Có ba điệp khúc, mỗi điệp khúc có hai lời ru đó là của tác giả và người mẹ. Tình thương con của người mẹ Tà Ôi gắn liền với tình yêu bộ đôi, yêu làng, yêu đất nước.
● "Con cò" là khúc hát ru mượn hình ảnh con cò để gợi đến sự tần tảo sớm khuya. Lời ru và hình ảnh mẹ đan xem hào quyện vào nhau qua đó thể hiện sự ngọt ngào em dụi qua những câu hát, và tình yêu thương, sự hi sinh âm thầm của người mẹ dành cho con cái
Bài thơ được in trong tập “Đất và khát vọng” (1984). Bài thơ ra đời vào những năm tháng quyết liệt của kháng chiến chống Mĩ. Giai đoạn này, cuộc sống của cán bộ và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thiếu thốn. Ở những chiến khu sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ căn cứ.
Bài thơ có cấu trúc trùng điệp: lặp lại lời và lặp câu. Từng khúc đều mở đầu bằng hai câu thơ: “Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi. Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ (....) và kết thúc bằng lời ru trực tiếp của người mẹ: Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi. Lặp nhịp: Ở từng lời ru trực tiếp này, nhịp thơ lại được ngắt đều đặn ở giữa dòng 4/4. Cách lặp đi lặp lại, cách ngắt nhịp như thế đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương của lời ru gần với loại hình âm nhạc. Giọng điệu trữ tình đã thể hiện một cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến của người mẹ.
- Mang giai điệu, âm hưởng lời ru.
- Mang nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại.
- Hình ảnh thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng của những khúc hát ru thiết tha, trìu mến.
● Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
● Sinh năm 1943, quê ở Thừa Thiên – Huế trong một gia đình trí thức cách mạng. Sau khi tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm năm 1964, ông về lại quê hương tham gia cuộc chiến đấu chống Mĩ.
● Ông bắt đầu làm thơ từ năm 1968, và là một nhà thơ tiêu biểu của thế hệ nhà thơ trẻ những năm kháng chiến chóng Mĩ. Thơ ông giàu chất suy tư, dồn nén xúc cảm thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia vào cuộc chiến đấu của nhân dân. Tác phẩm chính: tập thơ : Đất ngoại ô (1972); Trường ca Mặt đường khát vọng (được hoàn thành ở Bình Trị Thiên 1971, in lần đầu 1974)
● Chỉ có một em cu Tai, nhưng tác giả lại viết là “những em bé”. Đây là cách khái quát trong thơ. Em cu Tai là một hình ảnh cụ thể, nhưng có bao nhiêu em bé đã lớn trên lưng của những bà mẹ người dân tộc Tà Ôi. Cũng có bao nhiêu bà mẹ ngoài đời nhưng nhà thơ lại chỉ viết một bà mẹ mà thôi. Một em bé để nói rất nhiều em bé. Nhiều bà mẹ, nhưng chỉ để nói về một người mẹ.
● Nhan đề của bài thơ do đó cũng là một ý thơ. Bài thơ ca ngợi người mẹ miền núi, cũng là người mẹ Việt Nam, kết hợp lòng thương con, yêu con với yêu thương bộ đội, yêu thương dân làng, yêu nước. Hình ảnh người mẹ là hình ảnh tượng trưng đã nuôi lớn những người con của mình để hiến dâng cho cuộc kháng chiến giành độc lập tự do cho Tổ Quốc.