Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
● Nhan đề của truyện là "Làng" không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “Làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế "làng" là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
● Như vậy, nhan đề "làng" vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung: tấm lòng của những người dân quê đất Việt.
Chủ đề truyện thể hiện trong đoạn văn: "Trong cuộc sống, con ngừơi thường khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình. Cần phải thức tỉnh những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống ở những cái gần gũi, bình thường mà bền vững."
- Tác giả nhắc nhở con người cần thức tỉnh để nhìn nhận đúng đường hướng cần phải đi
- Khẳng định giá trị bền vững vẫn luôn tồn tại trong những điều bình dị, gần gũi nhất
Liên kết nội dung: giới thiệu về tác phẩm Bến quê của Nguyễn Minh Châu
- Liên kết hình thức: phép lặp, phép thế, phép nối, phép liên tưởng
1. Bác Ba
2. Tình huống nghe tin làng chợ Dầu theo giặc và khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc được cải chính.
3. 2 tư tưởng: tình phụ tử thiêng liêng và sự yêu hòa bình, căm ghét chiến tranh.
Nhan đề của truyện là “Làng” không phải là “Làng Dầu” vì nếu là “làng Dầu” thì vấn đề mà tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp, cụ thể ở một làng. Dụng ý của tác giả muốn nói tới một vấn đề mang tính phổ biến ở khắp các làng quê, có trong mọi người nông dân. Bởi thế “làng” là nhan đề hợp lý với dụng ý của tác giả. Qua đó ta hiểu chủ đề của truyện: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp.
Như vây, nhan đề “làng” vừa nói lên được cái riêng là tình yêu làng của ông Hai, đồng thời qua cái riêng ấy, cũng nói lên được cái chung : tấm lòng của những người dân quê đất Việt.
* Các cách mở đề cho bài:
Cách 1: Tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc trong nền văn học hiện đại Việt Nam từ trước đến nay. “Làng” là một truyện ngắn như vậy. Nhan đề “làng” mang rất nhiều ý nghĩa. Tại sao nhà văn Kim Lân không đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là “làng chợ Dầu| mà lại đặt tên là “Làng”?
Cách 2: Mỗi nhan đề tác hẩm đều thể hiện dụng ý của tác giả. Có những nhan đề rất ngắn…. Nhưng cũng có những tựa đề rất dài. “Làng” là một trong những nhan đề rất đặc biệt mang nhiều ý nghĩa của nhà văn Kim Lân.
* Những cách dẫn ý:
- Nhà văn Kim Lân quả thật đã rất sâu sắc khi đặt tên cho áng văn xuôi/ những trang viết/ tác phẩm của mình là “Làng”. Nhan đề ấy vừa bộc lộ tình yêu làng chân thực, sâu sắc của ông Hai, nhưng cũng qua câu chuyện của ông Hai, nó vừa nói lên tình yêu quê hương thiết tha, gắn bó của những người dân quê Việt Nam. Tình yêu làng ấy cũng là yêu cách mạng, yêu kháng chiến.
- Cái riêng đã hoà điệu với cái chung, tạo cho tác phẩm một ý nghĩa sâu sắc, một sức sống lâu bền trong lòng độc giả.
- Chủ đề: Truyện ca ngợi những con người lao động âm thầm trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
● Chủ đề: trân trọng những vẻ đẹp và giá trị thân thuộc bình dị của cuộc sống, của gia đình và quê hương.
● Câu văn: "Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình, vả lại nó đã thấy có gì đang hấp dẫn ở bên kia sông đâu?".