Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
bạn xem ở link này nè có lời giải khá chi tiết đấy: http://hoctap.dvtienich.com/questions/question/nung-2528-gam-hon-hop-feco3-va-fexoy-trong-oxi-du-toi-phan-ung-hoan-toan/
chậc, bài này dài lắm, mình giải tóm tắt ko viết pt nhé, mỏi tay lắm:(( Mình khuyên bạn nên tóm tắt đề trước khi làm, như thế xem bài giải của mình bạn sẽ hiểu rõ hơn.
ta nhận thấy đề bài cho kết tủa, đun nóng lại có kết tủa nữa==> có 2 muối sinh ra là BaCO3 và Ba(HCO3)2, bạn viết 3 pt này ra thì sẽ ra dc nCO2=0.5(mol) hoặc dùng công thức: nCO2=n tủa (1)+2.n tủa (2)=0.2+2x0.15=0.5(mol)
khi cho C tác dụng với O2 nó sẽ sinh ra hh khí A là CO và CO2 (ko có khí O2 dư vì nếu có nó sẽ tác dụng với CO ra CO2, ko thể phản ứng với Fe3O4) vì vậy khi cho Fe3O4 vào hh khí A ta sẽ thu dc 2 chất rắn B là Fe, FeO và khí CO2 là 0.5 (mol)
ờ chất rắn B đem qua dd HCl, thì ta có dc 2 pt==> lập hệ 2 pt 2 ẩn: a=0.03, 2a+2b=0.6==>b=0.27 ( 1 phần )
==> số mol ở cả 2 phần là: Fe:0.06 (mol), Feo: 0.54 (mol)
Từ đây ta suy ngược ra số mol mấy chất trước từ pt:
4CO + Fe3O4 ----> 3Fe + 4 CO2
0.08<----0.02<-----0.06----->0.24 (mol)
CO + Fe3O4 -------> 3FeO + CO2
0.18<------0.18<-------0.54--->0.18 (mol)
từ pt==> nCO trong A= 0.26(mol); nCO2 trong A = 0.5 - 0.42=0.08(mol)
từ đó, ta sẽ suy dc nC=0.34 (mol)==> mC=4.08(g) mà có 4% tạp chất ==> mC ban đầu= 4.08 + 4.08x4/100=4.2432(g)
b) từ pt Ba(OH)2 ==> nBa(OH)2= 0.2+0.15=0.35(mol)
==> CM=0.35/2=0.175(M)
c) Fe + 4HNO3----> Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
0.06-----0.24-------------0.06-------0.06 (mol)
==> V= 0.06x22.4=1.344(L)
phù, xong rồi mệt quá đi mất:))
Bài 1 :
nFe = 0,25 mol; nAgNO3 = 0,2 mol; nCu(NO3)2 = 0,05 mol.
Giữa Ag+ và Cu2+ thì Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+, nên Ag+ tham gia phản ứng với Fe trước, sau khi Ag+ tham gia phản ứng hết nếu còn dư Fe thì Cu2+ mới tiếp tục tham gia.
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag (VII)
nFe = 0,25 mol; nAg+ = 0,2 mol → Fe dư sau phản ứng (VII)
Fe + 2Ag+ → Fe2+ +2Ag
0,1 (mol) 0,2 (mol) 0,1 (mol) 0,2 (mol)
Sau phản ứng (VII) ta có: nFe còn = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol, Ag tạo thành = 0,2 mol.
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu (VIII)
nFe = 0,15 mol; nCu2+ = 0,05 mol → Fe vẫn còn dư sau phản ứng (VIII)
Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu
0,05 (mol) 0,05 (mol) 0,05 (mol) 0,05 (mol)
Vậy, sau phản ứng (VII) và (VIII), chất rắn thu được gồm nAg = 0,2 mol; nCu = 0,05 mol và nFe dư = 0,25 – (0,1 + 0,05) = 0,1 mol.
Nên ta có giá trị của m = mAg + mCu + mFe dư
= 0,2.108 + 0,05.64 + 0,1.56 = 30,4 gam.
Bài 2 :
Nhận xét :
- Mg sẽ tác dụng với AgNO3 trước, sau khi AgNO3 hết thì Mg mới phản ứng với Cu(NO3)2.
- Vì chưa biết khối lượng Mg tham gia là bao nhiêu, nên bài toán này ta phải chia ra các trường hợp:
+ Mg tham gia vừa đủ với AgNO3, Cu(NO3)2 chưa tham gia, chất rắn thu được là Ag tính được giá trị m1.
+ AgNO3, Cu(NO3)2 tham gia hết, Mg phản ứng vừa đủ, chất rắn tham gia gồm Ag, Cu có giá trị là m2.
Nếu khối lượng chất rắn trong 2 trường hợp nằm trong khoảng m1< 17,2 < m2 (từ dữ kiện đề bài, tính toán giá trị m1, m2) có nghĩa là Ag+ tham gia phản ứng hết, Cu2+ tham gia một phần.
Đáp số : m = 3,6gam.
MA=2,69.29=78g/mol
A là HC dạng lỏng nên A có số C>=5
Gọi CT A là CxHy
mCO2:mH2O=44x/9y=4,9/1
=>44x=44y
=>x=y
CTĐGN của A làCxHx M=14x
mà M=78 số C lớn hơn hoặc bằng 5 nhg loại 5 vì số H phải chẵn nên A là C6H6 benzen
C6H6+Br2 xt Fe,đun nóng=>C6H5Br + HBr
HBr+NaOH=>NaBr+H2O
nNaOH dư=nHCl=0,5 mol
nNaOH bđ=1 mol
=>nNaOH pứ=0,5 mol=nHBr
=>mA=0,5.78=39 gam
mB=0,5.157=78,5 gam
Fe+2HCl--->FeCl2+H2 (1)
Fe2O3+6HCl-->2FeCl3+3H2O (2)
FeCl2+2NaOH-->Fe(OH)2+NaCl (3)
FeCl3+3NaOH-->Fe(OH)3+3NaCl (4)
4Fe(OH)2+O2-->2Fe2O3+4H2O (5)
2Fe(OH)3-->Fe2O3+3H2O (6) nH2=0,1mol-->nFe(1)=0,1mol-->mFe(1)=5,6g
nFe=0,1mol-->nFe2O3 tạo ra bởi Fe ban đầu là
0,05mol
-->mFe2O3=8g
-->mFe2O3(6)=16g
-->nFe2O3 ban đầu là 0,1mol -->mhh=5,6+16=21,6g
Ta thấy chỉ có Fe tác dụng với HCl tạo ra khí H 2 nên số mol H 2=0,1 (mol) >n Fe = 0,1(mol)>>mFe =5,6
Ta thấy khối lượng chất rắn là Fe2O3 và bằng 24 >a=29,6
Hỗn hợp A gồm 0,56 g Fe và 16 g Fe2O3.Trộn A với m gam bột nhôm rồi nungở nhiệt độ cao (không có không khí), thu được hỗn hợp D. Nếu cho D tan trong dung dịch H2SO4loãng dư thì thu được a lít khí, nhưng cho D tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thì thể tích khí thu được là 0,25a lít (trong cùng điều kiện). Khoảng giá trị của m là
A. 0,54 < m < 2,70. B. 2,7 < m < 5,4.
C. 0,06 < m < 6,66. D. 0,06 < m < 5,4.
nFe = 0.01
nFe2O3 = 0.1
Gọi hiệu suất pứ nhiệt nhôm là h ( 0 < h < 1 )
h = 0
=> Al chưa pứ
nH2 do Fe sinh ra = (a - 0.25a)/22.4 = 0.01
=> a = 112/375
nH2 do Al sinh ra = 0.25a/22.4
=> nAl = 5a/672 => m = 0.06
h =1 :
Al dư,Fe2O3 hết
nAl pứ = 2nFe2O3 = 0.2
=> nFe = 0.1*2 + 0.01 = 0.21
nH2 do fe sinh ra = (a - 0.25a)/22.4 = 0.21
=> a = 6.272
nH2 do Al sinh ra = 0.25a/22.4
=> nAl = 5a/672 => nAl ban dầu = 5a/672 + 0.2 = 0.74/3
=> m = 6.66g
=> C 0,06 < m < 6,66
→ Chọn B