Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đáp án B
Chính sách ngoại giao của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai có đặc điểm nổi bật là: liên minh chặt chẽ với Mĩ. Sở dĩ như vậy vì Nhật Bản là một nước phát xít thua trân, gánh chịu hâu quả hết sức nặng nề. Nhật Bản lại mất hết thuộc dìa và chịu sự chiếm đóng của quân đồng minh. Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ đem đến nhiều lợi ích cho quốc gia: được nhận viện trợ về kinh tế để phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh, chi phí cho quốc phòng thấp,….
=> Nguyên nhân chủ yếu Nhật bản thực hiện chính sách đối ngoại “liên Mĩ” là để đảm bảo lợi ích quốc gia của Nhật Bản.
Đáp án A
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản phải chịu thiệt hại nặng nề. Đứng trước tình hình đó, Nhật Bản đã chọn giải pháp liên kết với Mĩ - vốn là nước đồng minh chiếm đóng Nhật để đạt được một số quyền lợi quan trọng từ Mĩ:
- Chấm dứt chế độ chiếm đóng của quân Đồng minh.
- Được bộ chỉ huy tối cao lực lượng đồng minh (SCAP) thực hiện một số chính sách tích cực về chính trị và kinh tế. Đặc biệt nhận được sự viện trợ của Mĩ -> kinh tế được phục hồi.
- Chi phí quốc phòng thấp -> Có điều kiện để tập trung phát triển kinh tế.
=> Với những quyền lợi mà Nhật Bản đạt được đã chửng tỏ nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật liên minh chặt chẽ với Mĩ là do muốn đảm bảo quyền, lợi ích quốc gia Nhật Bản. Quyền lợi quốc gia, dân tộc luôn là tiêu chí được đặt lên hàng đầu không chí với riêng Nhật Bản mà đó là điểm chung với tất cả các quốc gia trên thế giới.
Đáp án B
Biểu hiện chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mỹ về quân sự là nhiều nước Tây Âu như: Anh, Pháp, Italia, Đồ Đào Nha, Bỉ, Hà Lan, …đã tham gia Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu nhằm chống lại Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông Âu
Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho nền kinh tế của mỹ phát triển nhanh chóng sau chiến tranh thế giới thứ 2 là áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
Chúc bạn học tốt!
Đáp án D
Cơ sở để Mĩ thực hiện tham vọng bá chủ thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:
- Kinh tế: Mĩ là nước tư bản giàu mạnh nhất.
+ Mĩ thu được lợi nhuận 114 tỉ USD, trở thành nước tư bản giàu mạnh nhất thế giới.
+ Từ những năm 1945 - 1950, nước Mĩ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiêp toàn thế giới.
+ Sản lượng nông nghiệp của Mĩ gấp 2 lần sản lượng của năm nước Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại.
+ Nắm trong tay ¾ dự trữ vàng của thế giới.
+ Là chủ nợ duy nhất của thế giới.
- Quân sự: Mĩ có lực lượng mạnh nhất thế giới tư bản và độc quyền vũ khí nguyên tử.
=> Điều kiện quan trọng để Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới.
- Khoa học - kĩ thuật: Mĩ là quốc gia khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại và đạt nhiều thành tựu nổi bật, là nhân tố thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Mĩ.
Đáp án C
1. Nguyên nhân quyết định cho sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai là áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật vào sản xuất => Đúng
2. Sau khi giành được độc lập các nước sáng lập ASEAN thực hiện chính sách kinh tế lấy xuất khẩu làm chủ đạo => Sai, trước tiên thực hiện chiến lược Công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu.
3. Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỷ XX là tình trạng chiến tranh lạnh => Đúng
4. Hình thức đấu tranh chủ yếu của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh sau chiến tranh thế giới thứ hai là đấu tranh vũ trang => Sai.
Đáp án D
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu với tham vọng bá chủ thế giới. Tuy nhiên, Mĩ không thể thực hiện này vì:
- Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đã làm thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Mĩ
+ Sự phát triển của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa đã tạo ra sự cạnh tranh với Mĩ và hệ thống tư bản chủ nghĩa trong trật tự 2 cực Ianta
+ Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc đã đưa đến sự ra đời của hàng loạt các quốc gia độc lập, làm thu hẹp phạm vi ảnh hưởng của Mĩ và đồng minh
- Sự lớn mạnh của các nước Đồng minh của Mĩ như Tây Âu, Nhật Bản đã khiến các nước này đều muốn tạo dựng một đường lối đối ngoại độc lập, giảm thiểu sự lệ thuộc vào Mĩ, vươn lên cạnh tranh kinh tế với Mĩ
- Việc đầu tư chạy đua vũ trang tốn kém đã khiến cho nền kinh tế Mĩ suy yếu, sức cạnh tranh suy giảm
Đáp án C
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đặt dưới sự chiếm đóng đồng minh (Mĩ), Nhật lại chịu thiệt hại nặng nề về nhiều mặt, mất hết thuộc địa => Để có điều kiện khôi phục và phát triển kinh tế, ổn định chính trị Nhật đã kí với Mĩ Hiệp ước hòa bình Xanphranxixcô chấm dứt chế độ chiếm đóng của mình và kí với Mĩ Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật, chấp nhận đặt dưới ô bảo hộ hạt nhân của Mĩ để tạo điều kiện cho đất nước phát triển. Suy cho cùng, chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia đều xuất phát từ việc đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc, Nhật Bản liên minh chặt chẽ với Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai cũng nhằm mục đích đó.
Nhờ thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn và tinh thần tự lực của con người Nhật nên Nhật Bản nhanh chóng khắc phục được những khó khăn sau Chiến tranh thế giới thứ hai và phát triển “thần kì” ở giai đoạn sau đó